Dự án giao thông nghìn tỷ “né” cây Đa trăm tuổi
Dự án xây dựng đường vành đai 2 Hà Nội, đoạn Nhật Tân – Xuân La – Bưởi – Cầu Giấy dài 6,4 km có tổng mức đầu tư 304,7 triệu USD (tương đương 6,4 nghìn tỷ đồng) đã được thiết kế để “né” một cây Đa hàng trăm năm tuổi ở phường Nghĩa Đô ( quận Cầu Giấy).
Cây Đa làng Nghĩa Đô nằm chính giữa hướng cầu vượt nút giao thông Bưởi.
Theo tìm hiểu của PV Dân trí, đoạn dự án Nhật Tân – Xuân La – Bưởi – Cầu Giấy được khởi công xây dựng từ tháng 3/2012 với tổng kinh phí khoảng 6,4 nghìn tỷ đồng và dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2015. Đến nay các hạng mục tại nút giao thông Bưởi qua địa phận phường Nghĩa Đô (quận Cầu Giấy) đang bước vào giai đoạn thi công hối hả để kịp hoàn thành.
Cây Đa ở phường Nghĩa Đô nằm ngay chính diện hướng đi lên cầu vượt tại nút giao thông Bưởi. Trong suốt quá trình thi công, chủ đầu tư đã cho quây tôn quanh cây Đa và cổng làng để bảo vệ sự nguyên trạng của cây.
Chủ đầu tư đã thiết kế hai làn đường vành đai 2 của Hà Nội “né” cây Đa trăm tuổi làng Nghĩa Đô.
“Cây Đa này đã gắn bó mật thiết với cuộc sống bao đời nay của người dân làng Nghĩa Đô nên khi có dự án giao thông chạy qua đây người dân chúng tôi đều yêu cầu phải giữ lại cho bằng được. Hàng trăm ngôi nhà ở làng này đã phải giải tỏa để phục vụ dự án nhưng cây Đa thì đã được giữ lại. Ở Hà Nội khó có thể tìm thấy cây Đa nào có tuổi thọ cao hơn cây Đa làng Nghĩa Đô”- bà Nguyễn Thị Liên, một người dân gốc làng Nghĩa Đô (nay là phường Nghĩa Đô) nói.
Video đang HOT
Theo bà Liên, không có tài liệu nào ghi chép lại tuổi của cây Đa làng Nghĩa Đô. “Ở đây không ai dám chắc cây Đa đã sống bao nhiêu năm rồi. Tôi chỉ biết một điều là có ông cụ gần nhà tôi, sống tới 105 tuổi, nói lại rằng khi cụ ấy lớn lên đã thấy cây Đa đứng sừng sừng bên cổng làng vào xóm Trung Nha rồi”- bà Liên nói.
Trao đổi với PV Dân trí, lãnh đạo ban quản lý dự án thuộc Sở Giao thông vận tải Hà Nội (chủ đầu tư), cho biết ngay từ khi thiết kế tuyến đường qua phường Nghĩa Đô đã lường trước được việc không thể “đụng chạm” tới cây Đa trăm tuổi này.
Cây Đa trăm tuổi sẽ nằm trọn trên dải phân cách giữa hai làn đường vành đai 2 chạy qua địa phận phường Nghĩa Đô.
“Cây Đa đó như hồn cốt của làng, gắn bó với bao thế hệ người dân nên phải cố gắng để giữ lại bằng được. Tôi có nghe anh em thi công ở đó kể lại, khi thực hiện dự án thì người dân Nghĩa Đô cũng liên tục kiến nghị phải giữ lại bằng được cây Đa đó. Toàn bộ cây Đa sẽ được chúng tôi thiết kế nằm trọn trên khu vực dải phân cách giữa hai làn đường lên xuống cầu vượt nút Bưởi”- vị này cho biết.
Đáng chú ý, trước cửa Bệnh viện Tim Hà Nội (chi nhánh 2) trên đường Võ Chí Công thuộc tuyến đường vành đai 2 đoạn từ Bưởi tới cầu Nhật Tân cũng có một cây Đa được giữ lại, nằm giữa dải phân cách hai làn đường.
Chủ đầu tư dự án đường vành đai 2 cũng đã giữ lại cây Đa nằm đối diện Bệnh viện Tim Hà Nội (chi nhánh 2) trên đường Võ Chí Công.
Đường vành đai 2 là tuyến giao thông đường bộ nội đô khép kín của Hà Nội có tổng chiều dài là 43,6 km. Tuyến đường chạy qua các điểm khống chế như Vĩnh Tuy – Minh Khai – Đại La – Ngã Tư Vọng – đường Trường Chinh – Ngã Tư Sở – đường Láng – Cầu Giấy – Bưởi – Nhật Tân – Vĩnh Ngọc – Đông Hội – cầu chui Gia Lâm – khu công nghiệp Hanel – Vĩnh Tuy tạo thành một vòng tròn vành đai khép kín.
Thế Kha
Theo Dantri
Gần 2.000 hộ dân 'dài cổ' chờ bồi thường nhà bị nứt
Gần 2.000 hộ dân có nhà bị lún, nứt, hư hỏng do chịu ảnh hưởng từ việc thi công mở rộng, nâng cấp QL1A (đoạn qua H.Tĩnh Gia, Thanh Hóa) đang "dài cổ" chờ đợi bồi thường.
Gần 2.000 hộ dân H.Tĩnh Gia đang "dài cổ" chờ đền bù - Ảnh: Ngọc Minh
Theo phản ánh của các hộ dân, từ tháng 6.2014 - 4.2015, trong quá trình nâng cấp, mở rộng QL1A, các thiết bị hạng nặng của đơn vị thi công hoạt động suốt ngày đêm đã khiến nhiều nhà dân bị hư hỏng, lún nứt.
Mặc dù đại diện chính quyền, chủ đầu tư và đơn vị thi công đã xuống từng nhà chụp ảnh, lập hồ sơ và hứa hẹn đền bù nhưng đến nay khi công trình đã hoàn thành nhiều tháng, người dân vẫn chưa nhận được tiền đền bù.
Trong văn bản thông báo về tiến độ giải quyết đền bù thiệt hại do ảnh hưởng của lu rung khi nâng cấp nâng cấp, mở rộng QL1A vừa gửi UBND H.Tĩnh Gia của chủ đầu tư là Ban quản lý dự án 1 (Bộ GTVT) nêu rõ: có 3.671 hộ dân bị ảnh hưởng, tương ứng số tiền đền bù thiệt hại 32,12 tỉ đồng. Trong đó, nguồn kinh phí đền bù thuộc trách nhiệm của các công ty bảo hiểm theo hợp đồng là 15,236 tỉ đồng, vượt hạn mức hợp đồng bảo hiểm 16,884 tỉ đồng.
Tính đến tháng 12.2014, các đơn vị bảo hiểm đã chi trả đợt 1 cho các hộ dân tổng cộng 7,273 tỉ đồng. Gần 8 tỉ đồng còn lại, các đơn vị bảo hiểm hứa sẽ chuyển về Ban Quản lý dự án 1 để chi trả cho các hộ dân trước tháng 5.2015, nhưng đến nay vẫn chưa "rót" tiền. Riêng số tiền 16,884 tỉ đồng vượt hạn mức hợp đồng bảo hiểm, Ban Quản lý dự án 1 đã nhiều lần đề nghị các công ty bảo hiểm xem xét, vận dụng các điều khoản để hỗ trợ đền bù cho người dân, nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả.
Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Xuân Thủy, Chủ tịch UBND H.Tĩnh Gia cho biết, hiện trên địa bàn còn tới gần 2.000 hộ dân dọc tuyến QL1A bị lún nứt, hư hỏng nhà vẫn chưa được đền bù, dẫn tới người dân bức xúc gửi đơn thư, kéo nhau lên UBND huyện khiếu kiện đông người.
Theo ông Thủy, UBND H.Tĩnh Gia đã nhiều lần gửi văn bản đề nghị Bộ GTVT và các đơn vị liên quan giải quyết dứt điểm việc chi trả đền bù cho người dân. Tuy nhiên, do một số vướng mắc giữa Ban Quản lý dự án 1 và các đơn vị bảo hiểm, nên đến nay việc chi trả vẫn chưa được thực hiện.
"Nếu để tình trạng này kéo dài sẽ gây mất lòng tin của người dân trong vùng dự án, đồng thời tạo dư luận không tốt, gây khó khăn cho chính quyền địa phương trong việc thực hiện các dự án trên địa bàn", ông Thủy nói.
Ngọc Minh
Theo Thanhnien
Thủ tướng: Ưu tiên bố trí vốn hoàn thành các dự án trên QL1A Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về việc sử dụng nguồn vốn dư trái phiếu Chính phủ của các dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên. Thi công đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên trên địa...