Dự án đường sắt trên cao: Tổng thầu EPC thích hứa suông?
Ban Quản lý dự án Đường sắt (Bộ Giao thông Vận tải), tiến độ tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông đang chậm trễ nghiêm trọng bởi Công ty hữu hạn tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc ( Tổng thầu EPC) để xảy ra nhiều tồn tại. Dù nhiều lần chấn chỉnh, phê bình, cảnh cáo, nhưng hầu hết các cam kết của Tổng thầu EPC đều không thực hiện xong.
Theo ông Lê Kim Thành, Tổng Giám đốc Ban Quản lý dự án Đường sắt, tuyến đường sắt đô thị tuyến Cát Linh – Hà Đông là dự án trọng điểm quốc gia, thể hiện tình cảm hữu nghị, hợp tác giữa hai nước Việt Nam – Trung Quốc. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, Tổng thầu EPC đã để xảy ra rất nhiều tồn tại về tiến độ thi công, thiết kế kỹ thuật, bản vẽ thi công, chỉ dẫn kỹ thuật và dự toán. Trong quá trình triển khai, Tổng thầu EPC để công trường bụi bẩn, nhem nhuốc.
Mặc dù đã xảy ra hai vụ tai nạn nghiêm trọng, tổn thất về người và tài sản. Thế nhưng, công trường thi công vẫn để xảy ra tình trạng có nguy cơ mất an toàn do công tác kiểm tra, kiểm soát của Tổng thầu EPC lơ là, thiếu trách nhiệm. Đặc biệt, lực lượng kiểm soát thi công mỏng, năng lực yếu kém, phó mặc cho thầu phụ. Dù Ban Quản lý dự án Đường sắt đã nhiều lần có văn bản phê bình, nhắc nhở nhưng đâu vẫn vào đấy.
Việc hoàn thiện thiết kế, dự toán chậm trễ do công tác kiểm tra, kiểm soát hồ sơ của Tổng thầu EPC kém, năng lực nhân sự phụ trách vấn đề này mỏng, thiếu trình độ dẫn đến các hồ sơ còn nhiều sai sót, không đồng bộ. Đội ngũ tư vấn thiết kế của Tổng thầu EPC không thường xuyên có mặt tại Việt Nam, không có đầu mối để trao đổi, thống nhất với các bên có liên quan dẫn đến thời gian chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ kéo dài.
Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông.
Đến nay tiến độ dự án tiếp tục chậm trễ nghiêm trọng và các cam kết đều không thực hiện xong. Điển hình, công tác đúc và lắp dầm chậm trễ vì lựa chọn và ký kết hợp đồng với nhà thầy phụ. Xử lý nền đất yếu khi Depot chậm, vướng mắc với thầu phụ.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, công tác thanh toán của Tổng thầu EPC cho các đơn vị thầu phụ vẫn rất chậm. Nợ đọng ảnh hưởng đến nguồn lực tài chính của các nhà thầu phụ, làm chậm tiến độ thi công của dự án. Rất nhiều nhà thầu phụ, đặc biệt là nhà thầu cung cấp vật liệu đều không đáp ứng kịp thời cho công trường vì nợ đọng gây chậm tiến độ. Tổng số nợ báo cáo đến 20/1/2015 của Tổng thầu EPC đối với các đơn vị thầu phụ là 426 tỉ đồng, đến nay mới thanh toán được 275 tỉ đồng.
Nhằm đẩy nhanh tiến độ, Bộ Giao thông Vận tải và Ban Quản lý dự án Đường sắt đã nhiều lần làm việc với lãnh đạo Công ty hữu hạn Tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc. Tại các buổi làm việc, Tổng thầu này đều cam kết đẩy nhanh tiến độ, tuy nhiên đến nay hầu hết các cam kết này đều không thực hiện xong.
Trong văn bản mới đây gửi ông Thư Sướng – Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty hữu hạn Tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc, ông Lê Kim Thành khẳng định, tất các các vấn đề nêu trên đã thể hiện năng lực, kinh nghiệm và tính chuyên nghiệp của Tổng thầu EPC không cao, thiếu tinh thần trách nhiệm với xã hội, cộng đồng, gây thiệt hại lớn về kinh tế xã hội và gây tâm lý lo sợ, bất an cho người dân mỗi khi lưu thông gần khu vực công trình.
Tổng thầu EPC khẩn trương triển khai công tác lao lắp dầm bằng thiết bị lao dọc trước ngày 5/4/2015, bao gồm cả việc ký kết hợp đồng lao dầm với nhà thầu phụ theo đúng cam kết của ông Dư Giang – Giám đốc điều hành dự án với lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải. Chỉ đạo rà soát và ký kết các hợp đồng thầu phụ, thi công kết cầu phần trên các nhà ga.
Mặt khác, Ban Quản lý dự án Đường sắt cũng yêu cầu Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty hữu hạn Tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc quan tâm chỉ đạo Tổng thầu EPC nghiêm túc kiểm điểm trách nhiệm, tính chuyên nghiệp quốc tế của nhà thầu. Bổ sung vốn lưu động thanh toán nợ và đáp ứng tiến độ thi công, bổ sung nhân sự có năng lực, kinh nghiệm và nghĩa vụ tại dự án này.
Để giải quyết triệt để các vấn đề còn tồn tại, Ban Quản lý Đường sắt đề nghị lãnh đạo Công ty hữu hạn Tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc sang Việt Nam để trực tiếp họp bàn giải quyết tồn động và chỉ đạo các công việc của dự án, đảm bảo hoàn thành theo đúng tiến độ đề ra, đáp ứng được sự kỳ vọng của nhân dân.
Theo Năng Lượng Mới
Thi công trở lại một số hạng mục đường sắt trên cao
Ban quản lý Dự án đường sắt (Bộ GTVT) đã cho phép Tổng thầu EPC và các nhà thầu phụ thi công trở lại 8 hạng mục của dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông.
Ban quản lý Dự án đường sắt (Bộ GTVT) vừa có văn bản cho phép Tổng thầu EPC (Công ty HH tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc) và các nhà thầu phụ thi công trở lại 8 hạng mục của dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông.
Theo đó, các hạng mục được thi công trở lại gồm: đoạn trụ AR 26 -AR 27 thuộc khu gian (khoảng cách giữa 2 ga) Cát Linh - La Thành; đoạn trụ CR 1- CR 8 thuộc khu gian Thái Hà - Láng; đoạn trụ CR 25 -CR 32 thuộc khu gian Thái Hà - Láng và trụ DR 13 - DR 14 thuộc khu gian Láng - Đại học Quốc gia.
Kết cấu phần dưới ga Láng; đoạn dầm đúc hẫng vượt Sông Nhuệ; đoạn trụ JR 39- JR 43 thuộc khu gian La Khê - Văn Khê; đoạn trụ KR 5-KR 19 và TL 1- TL 11 thuộc khu gian Văn Khê- Bến xe Hà Đông mới; đường tránh quốc lộ 6.
Hiện trường vụ sập giàn giáo trên cao Hà Đông - Cát Linh (đoạn đối diện Khách sạn Cầu Am 2, quận Hà Đông, Hà Nội ngày 28.12
Song song với việc thi công trở lại, Ban quản lý dự án đường sắt đã yêu cầu Tư vấn giám sát, Tổng thầu phải thường xuyên kiểm tra, chấn chỉnh công tác đảm bảo an toàn giao thông, kiểm tra biện pháp thi công, giấy phép thi công, an toàn lao động và vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ... Nếu đảm bảo yêu cầu này, được Tư vấn giám sát cho phép, nhà thầu mới được phép triển khai thi công.
Hằng ngày, hàng tuần, Tư vấn giám sát, Tổng thầu phải đánh giá tiến độ thực hiện theo tiến độ thi công chi tiết đã được tổng thầu, nhà thầu phụ trình nộp. Đồng thời, báo cáo Ban quản lý dự án đường sắt vào cuối ngày để đơn vị này kiểm soát tiến độ thi công, kịp thời thay thế các nhà thầu phụ kém năng lực trong thời gian 1 tháng thử thách.
Tư vấn giám sát, Tổng thầu có báo cáo cụ thể nhân sự phụ trách thi công của từng hạng mục nêu trên, trình Ban quản lý dự án đường sắt kiểm tra, phối hợp trong quá trình làm việc.
Trước đó, khoảng 9h30 sáng 6.11, tại công trường thi công nhà ga Thanh Xuân 3 (thuộc dự án đường sắt đô thị Cát Linh, Hà Đông), trên đường Nguyễn Trãi (Thanh Xuân, Hà Nội, đoạn trước bệnh viện Tuệ Tĩnh) xảy ra sự cố rơi thép xuống đường làm 1 người chết tại chỗ và 3 người khác bị thương. Nạn nhân tử vong là Nguyễn Như Ngọc, cán bộ Công an huyện Gia Lâm và đang theo học viên Học viện.
Tiếp đó, đến sáng 28.12, tại công trình xây dựng nhà ga tuyến đường sắt trên cao Hà Đông - Cát Linh (đoạn đối diện khách sạn Cầu Am 2, quận Hà Đông, Hà Nội) xảy ra vụ sập giàn giáo. Một xe taxi đang lưu thông trên đường bị đè nát, 4 người trên xe may mắn thoát chết. Ngay sau khi sự việc xảy ra, dự án đường sắt đã bị đình chỉ thi công.
Các nhà thầu phụ bị thử thách 1 tháng trong đợt này bao gồm: Công ty TNHH MTV xây dựng công trình giao thông 829; Công ty cổ phần xây dựng & phát triển nhà Hà Nội; Công ty cổ phần Nhà X4; Công ty TNHH Utracon Việt Nam; Công ty cổ phần đầu tư & xây dựng Minh Dũng; Công ty cổ phần Xây dựng và đầu tư hạ tầng Dầu khí; Công ty cổ phần Sông Đà 909.
Theo Nguyễn Đức (Danviet.vn)
Phê bình Tổng thầu Trung Quốc thuộc dự án đường sắt trên cao Ban Quản lý dự án Đường sắt (Bộ Giao thông Vận tải) vừa có văn bản phê bình Tổng thầu Trung Quốc và nhà thầu phụ thi công không đảm bảo chất lượng và an toàn tại dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh Hà Đông. Hiện trường vụ sập giàn giáo tại công trường đường sắt đô thị...