Dự án đường 5 kéo dài: “Đội” vốn gấp đôi
Chủ đầu tư dự án đường 5 kéo dài vừa đề nghị tăng gần gấp đôi tổng mức đầu tư cho dự án, với số tiền hơn 3.100 tỷ đồng. Đáng chú ý, từ nhiều năm nay, “siêu” dự án này đã quá “quen mặt” trong danh sách các dự án trọng điểm chậm tiến độ. Sau nhiều năm, hầu hết các gói thầu của dự án vẫn còn đang ở giai đoạn “dự kiến hoàn thành”…
Cầu Đông Trù (vượt sông Đuống), nhanh nhất cũng phải tháng 6-2014 mới hoàn thành
(Ảnh chụp chiều 14-11)
Chi phí tăng 2 lần
Khởi công từ năm 2005, đáng ra phải hoàn thành dịp kỷ niệm 1000 Thăng Long – Hà Nội nhưng đến nay, dự án đường 5 kéo dài vẫn dở dang… GPMB! Ngạc nhiên hơn, tháng 11-2012, Ban quản lý dự án Hạ tầng Tả ngạn, chủ đầu tư dự án đường 5 kéo dài, còn “đệ đơn” lên UBND TP Hà Nội đề nghị được điều chỉnh vốn cho dự án.
Video đang HOT
Theo đó, tổng mức đầu tư của dự án được “đẩy” lên mức 6.663,5 tỷ đồng, tăng 3.131,5 tỷ đồng. Lý giải cho việc đội vốn gần gấp 2 lần, chủ đầu tư cho biết, nguyên nhân chủ yếu là do biến động của giá cả vật liệu xây dựng (dự án phê duyệt theo giá cả năm 2005) và chi phí bồi thường, hỗ trợ GPMB tăng. Đáng kể nhất, chi phí xây dựng tăng 2.328,2 tỷ đồng với lý do “điều chỉnh, bổ sung thiết kế phát sinh khối lượng, hạng mục biến động giá cả”. Tiếp đó, dự phòng phí tăng 378,9 tỷ đồng do “tính toán lại chi phí dự phòng cho khối lượng còn lại và dự phòng trượt giá trong thời gian thực hiện còn lại”. Chi phí bồi thường, hỗ trợ GPMB tăng 334,4,9 tỷ đồng do “khối lượng GPMB thay đổi và việc điều chỉnh đơn giá, chính sách GPMB qua các năm”… Được biết, hiện nay, việc điều chỉnh tổng mức đầu tư hiện đang được lấy ý kiến thẩm định của các sở, ngành liên quan.
Dự án rùa bò
Dự án đường 5 kéo dài (từ cầu Chui – cầu Đông Trù – Phương Trạch – Bắc Thăng Long) nằm trên địa bàn quận Long Biên (3 phường) và huyện Đông Anh (5 xã). Tổng diện tích đất thu hồi là 142,2ha. Đến cuối tháng 11-2012, các cơ quan liên quan đã thu hồi diện tích đất khoảng 119ha. Quận Long Biên đã cơ bản xong GPMB và tái định cư trong khi huyện Đông Anh vẫn chưa thể kết thúc. Theo kế hoạch… dự kiến, phải tới cuối quý II-2013, mới có thể dứt điểm công tác GPMB trên địa bàn huyện này.
Tổng số các gói thầu xây lắp thuộc dự án có 16 gói. Tính tới cuối tháng 12-2012, hầu hết các gói thầu này vẫn đang ở dạng… dự kiến hoàn thành. Tuy nhiên, đa số đều chậm so với hợp đồng đã ký kết. Hiện nay, chủ đầu tư và các đơn vị liên quan đang hứa hẹn sẽ hoàn thành các gói thầu chính trong khoảng từ tháng 6 đến 12-2013. Cá biệt, gói thầu số 13 (thi công cầu chính Đông Trù vượt sông Đuống), nhanh nhất cũng phải tới tháng 6-2014 mới kết thúc. Sự chậm trễ này đã được dự báo từ khi dự án đường 5 kéo dài được “nhấc” ra khỏi danh sách hoàn thành đúng dịp 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Khi đó, chủ đầu tư đã dự báo năm 2012, toàn bộ hạng mục đường và cầu sẽ có thể hoàn thành với nhiều điều kiện. Song ngay lúc ấy, nhiều người đã tiên liệu công trình này sẽ thêm một lần nữa lỗi hẹn.
Chờ thêm 18 tháng?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới sự chậm trễ này. Theo UBND TP Hà Nội, khó khăn đầu tiên là diện tích đất thu hồi lớn, nhiều đối tượng và chính sách thu hồi khác nhau nên việc GPMB gặp rất nhiều khó khăn. Thêm vào đó, dự án cũng chịu ảnh hưởng lớn của việc biến động giá trong thời gian thực hiện, nhất là các giai đoạn 2008 – 2010, trong khi các hướng dẫn về điều chỉnh dự toán, điều chỉnh giá ban hành chậm, chưa đồng bộ dẫn đến khó thực hiện.
Bên cạnh đó, việc chuẩn bị quỹ tái định cư còn lúng túng, đã ảnh hưởng tới tiến độ GPMB. Trong khi đó, công tác quản lý dự án còn nhiều yếu kém. Việc điều chỉnh dự toán, điều chỉnh giá trị hợp đồng của các gói thầu chưa thực hiện kịp thời dẫn đến nhà thầu không thi công được. Chủ đầu tư cũng chưa quyết liệt đôn đốc các nhà thầu trong triển khai thực hiện chưa cương quyết thay thế các nhà thầu yếu kém, chậm tiến độ.
Trách nhiệm chính cho sự chậm trễ này trước hết thuộc về chủ đầu tư – Ban quản lý dự án Hạ tầng Tả ngạn. Tiếp đó, các đơn vị, cơ quan liên quan tới GPMB trên địa bàn quận Long Biên, huyện Đông Anh cũng phải chịu trách nhiệm liên đới. Theo UBND TP, nếu triển khai đồng bộ, kịp thời các giải pháp, khẩn trương hoàn thành các tồn tại về GPMB vào quý II-2013 thì toàn bộ dự án mới có thể xong vào quý II-2014.
Dự án đường 5 kéo dài có tổng chiều dài 13,32km mặt cắt ngang 65m-72,5m gồm cả cầu Đông Trù cầu Đông Hội cầu Phương Trạch và hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ dọc tuyến (thoát nước, chiếu sáng, cây xanh…). Tổng mức đầu tư ban đầu của dự án là 3.532 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự kiến từ quý II-2005 đến quý II-2008!
Hạn chế tối đa điều chỉnh tổng mức đầu tư
Theo Chương trình hành động tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí vừa được UBND TP ban hành, các sở, ban, ngành, đoàn thể được UBND TP giao làm chủ đầu tư, đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án, đảm bảo chất lượng thực hiện nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách. Đặc biệt, cần hạn chế tối đa việc điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án. TP yêu cầu xác định rõ trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, cá nhân gây lãng phí trong quá trình đầu tư, kiên quyết dừng các dự án kéo dài, không hiệu quả…
Theo ANTD
Bệnh viện Xanh Pôn xây dựng mới nhà điều trị nội khoa
Ngày 3-1, UBND TP Hà Nội, Sở Y tế TP đã khởi công gói thầu số 3 xây dựng nhà điều trị nội khoa và hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ của BV Xanh Pôn.
Phối cảnh nhà điều trị nội khoa BV Xanh Pôn sau khi xây mới
Ông Hoàng Gia Thắng, Giám đốc Ban quản lý dự án Sở Y tế, đại diện chủ đầu tư cho biết, do được xây dựng từ hàng trăm năm nay nên hiện nhiều khối nhà của BV Xanh Pôn đã xuống cấp nghiêm trọng. Do đó, việc UBND TP Hà Nội phê duyệt dự án đầu tư xây dựng Nhà điều trị Nội khoa BV Xanh Pôn là hết sức cần thiết để nhân dân Thủ đô được thụ hưởng chất lượng khám chữa bệnh tốt hơn. Nhà điều trị nội khoa của BV Xanh Pôn được xây mới có quy mô 4 tầng và 1 tầng hầm, với tổng diện tích sàn khoảng 6.357m2, giữ lại nguyên trạng phần đầu hồi khu nhà có cây Thập tự trên đỉnh mái và bảo tồn kiến trúc cũ. Dự kiến, công trình sẽ hoàn thành trong 1 năm và đầu năm 2014 sẽ có thể bắt đầu phục vụ người bệnh.
TS. Nguyễn Khắc Hiền, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội nhấn mạnh, BV Xanh Pôn là BV duy nhất của thành phố có đến 3 chuyên khoa đầu ngành gồm nhi khoa, ngoại khoa, cận lâm sàng. Sau khi cải tạo, xây mới nhà nội khoa của BV sẽ không nâng số giường bệnh của BV mà mục đích chính là nâng cao chất lượng điều trị, góp phần giúp BV hoàn thành sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ nâng cao sức khỏe nhân dân Thủ đô.
Theo ANTD
Hãi hùng thi công trên mặt đập... nước chảy xuyên chân đập! Tính đến đầu năm 2013, Công trình thủy lợi Ea Bung - Ea Súp (Đắk Lắk) không chỉ chậm tiến độ hơn 1 năm, mà việc thi công hạng mục đập đất đã không bảo đảm yêu cầu kỹ thuật, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. Trong khi lực lượng lao động thi công trên mặt đập, thì dưới chân của thân...