Dự án định cư trên sao Hỏa
Nhà sáng lập và Giám đốc điều hành công ty Space X Elon Musk muốn góp phần xây dựng nơi định cư mới cho khoảng 80.000 người trên sao Hỏa, bằng dự án chở nhóm tiên phong dưới 10 người lên thám hiểm hành tinh đỏ.
Theo quan điểm của ông Musk, chương trình định cư trên sao Hỏa nên được bắt đầu bằng nhóm người tiên phong đến hành tinh đỏ trên một tên lửa khổng lồ có thể tái sử dụng chạy bằng oxygen lỏng và khí methane.
Ông Musk tuyên bố tại Hội Hàng không Hoàng gia Anh ở London: “Trên sao Hỏa, bạn có thể bắt đầu với nền văn minh tự cung tự cấp và từ đó sẽ tăng trưởng thành điều thực sự to tát”
Video đang HOT
Phi thuyền Dragon của hãng Space X – Ảnh Space.com
Nhóm tiên phong lên sao hỏa sẽ mang theo số thiết bị khổng lồ như máy móc để sản xuất phân bón, khí methane và hydrogen lỏng từ nitrogen và carbon dioxide trên bầu khí quyển của sao Hỏa.
Nhóm người đầu tiên này cũng mang theo vật liệu để xây dựng mái nhà vòm trong suốt để trồng trọt. Khi điều kiện tự cung cấp trên sao hỏa tốt hơn, tên lửa khổng lồ có thể chở thêm người lên đó.
Ông Musk ước tính con người sẽ di cư lên sao Hỏa khi dân số Trái đất lên tới 8 tỉ người. Lúc đó 1/100.000 người trên Trái đất sẽ định cư ở sao Hỏa, ước tính khoảng 80.000 người. Theo ông Musk, giá vé cho chuyến đi khoảng 500.000 USD là hợp lý.
Về phương tiện lên sao Hỏa, ông Musk cho rằng phiên bản tiên tiến hơn tên lửa đẩy Falcon 9 được gọi là Grasshopper có thể được sử dụng. Ông hy vọng có thể nghiên cứu phát triển loại tên lửa có khả năng chở người lên sao Hỏa trong vòng 5, 6 năm tới.
Theo người lao động
Thêm bằng chứng trên sao Hỏa có nước
Một thiên thạch từ sao Hỏa rơi xuống Trái đất vào năm ngoái chứa bằng chứng cho thấy nước từng tồn tại trên bề mặt Hành tinh đỏ.
Một thiên thạch có nguồn gốc từ sao Hỏa cách đây khoảng 700.000 năm, đã rơi xuống Trái đất tại khu vực sa mạc gần thị trấn Tissint ở miền nam Ma-rốc vào tháng 7 năm ngoái. Các nhà khoa học sau đó đã đặt tên cho thiên thạch này là Tissint.
Thiên thạch Tissint nặng khoảng 1kg và đường kính 12cm, đã được phân tích bởi một nhóm các nhà khoa học quốc tế, bao gồm các chuyên gia đến từ Bảo tàng lịch sử tự nhiên ở London (Anh) - nơi thiên thạch này đang được trưng bày.
Tiến sĩ Caroline Smith, chuyên gia về thiên thạch tại Bảo tàng lịch sử tự nhiên London, cho biết trên Daily Mail: "Một trong những thông tin quan trọng về thiên thạch Tissint mà chúng tôi phát hiện là một số chất hóa học trong thiên thạch này cho thấy rằng nó có nguồn gốc gần với bề mặt sao Hỏa hay thậm chí trên bề mặt của hành tinh này".
Thiên thạch Tissint đang được trưng bày tại Bảo tàng lịch sử tự nhiên London
Kết quả phân tích cũng cho thấy thiên thạch chứa một lượng lớn thủy tinh đen, được tạo ra bởi sức nóng từ một tảng đá bị nóng chảy. Các nhà khoa học khẳng định rằng những nguyên tố được tìm thấy trong thủy tinh không phải từ Trái đất. Một trong những nguyên tố này là xeri - rất phổ biến trên bề mặt sao Hỏa.
"Thiên thạch giàu nguyên tố xeri xảy ra có thể là do nó đi nằm gần bề mặt của sao Hỏa. Nước hay chất lỏng khác đã mang theo nguyên tố xeri từ bề mặt Hành tinh đỏ và thấm vào các khe hở trong thiên thạch", tiến sĩ Caroline Smith giải thích.
Các nhà khoa học không biết quá trình này xảy ra khi nào, nhưng nó có thể xảy ra ở thời điểm trước khi thiên thạch bị bắn khỏi sao Hỏa do ảnh hưởng của một vụ va chạm giữa hành tinh này với một thiên thạch trong vũ trụ. Nhóm nghiên cứu cũng tìm thấy nitơ từ bầu khí quyển của sao Hỏa trong thủy tinh đen.
Tiến sĩ Caroline Smith cũng cho biết các nhà khoa học trên Trái đất có thể phân tích thành phần trên sao Hỏa thông qua thiên thạch này với độ chính xác cao, mà không cần sử dụng những robot như tàu thăm dò Curiosity của Cơ quan vũ trụ Mỹ (NASA) đáp xuống Hành tinh đỏ mới đây.
Theo 24h
Phát hiện đá Sao Hỏa giống với đá Trái Đất Viên đá trên Sao Hỏa được đặt theo tên kỹ sư Jake Matijevic thuộc Phòng thí nghiệm Jet Propulsion Khi các nhà khoa học chọn một tảng đá để kiểm tra laser của tàu thám hiểm Sao Hỏa Curiosity, họ đã bất ngờ phát hiện thấy nó có cấu tạo giống với một loại đá tìm thấy trên Trái Đất. Về cấu tạo...