Dự án đầy tham vọng của Na Uy khi chôn 1,25 tỉ tấn CO2 dưới đáy biển
Na Uy đã bắt đầu thực hiện dự án Longship, sáng kiến trị giá 1,7 tỉ euro chôn lấp tới 1,25 tỉ tấn CO2 dưới biển Bắc nhằm làm chậm biến đổi khí hậu.
Ước tính 1,25 tỉ tấn CO2 sẽ được Na Uy chôn dưới các mỏ dầu khí đã cạn kiệt. ẢNH CHỤP MÀN HÌNH DEZEEN
Dự án thu giữ và lưu trữ carbon (CCS) Longship của Na Uy bao gồm các công đoạn thu giữ khí thải từ các nhà máy, xí nghiệp để bơm vào các mỏ dầu khí đã được hút hết. Ước tính 1,25 tỉ tấn CO 2 sẽ được lưu trữ trong những nơi trước đây từng là bể chứa nhiên liệu hóa thạch nằm sâu dưới đáy biển. Giai đoạn một của dự án dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2024 khi lượng lưu trữ đạt 1,5 triệu tấn/năm, theo tạp chí Dezeen .
Dezeen dẫn lời ông Tony Tiller, Quốc vụ khanh tại Bộ Dầu khí và Năng lượng Na Uy, cho biết cơ quan này đã phê duyệt kế hoạch phát triển, xây dựng và vận hành phần kho chứa của dự án Longship. Dự án này là một phần trong cam kết của Na Uy nhằm đáp ứng các mục tiêu của Thỏa thuận Paris năm 2015, yêu cầu các bên ký kết đạt được mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 để kiểm soát mức tăng nhiệt độ toàn cầu không quá 1,5 độ C so với mức tiền công nghiệp.
Dự án cần thiết
Na Uy kỳ vọng kế hoạch này sẽ giúp nước này đạt được cam kết trung hòa carbon vào năm 2050, đồng thời tạo ra hàng ngàn việc làm mới trong quá trình này.
Ông Tiller cho biết “không có gì đảm bảo” dự án sẽ thành công nhưng nói rằng CCS là “hoàn toàn cần thiết” nếu thế giới muốn tránh biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, sự thành công của dự án này phụ thuộc vào các dự án khác và cần phải có sự hỗ trợ của các quốc gia trong việc thu giữ và lưu trữ CO 2 .
Sách trắng của chính phủ Na Uy về Dự án Longship, được xuất bản vào tháng 12.2020 nêu: “Tình hình thị trường hiện tại không cung cấp đủ động lực để thực hiện và phát triển CCS. Nguyên nhân một phần là do chi phí đầu tư cao, tiềm năng thu giữ thấp trong thời gian ngắn và rủi ro cao. Ngoài ra, giá phát thải nhà kính thấp hơn chi phí của CCS”.
“Longship sẽ chứng minh rằng CCS là an toàn và khả thi, và sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc học hỏi và giảm chi phí trong các dự án tiếp theo”, ông Tiller nói với Dezeen . “Cơ sở hạ tầng sẽ được phát triển với sức chứa bổ sung mà các dự án khác có thể sử dụng. Do đó, ngưỡng thiết lập các dự án thu giữ carbon mới sẽ được hạ thấp”.
Mô hình thu giữ khí CO 2 từ các nhà máy và lưu trữ xuống lớp đá dưới đáy biển. ẢNH CHỤP MÀN HÌNH DEZEEN
Dự án nhằm mục đích khởi động thị trường CCS bằng cách phát triển công nghệ và giảm chi phí thu giữ CO 2 trong khí quyển và lưu trữ. Northern Lights, tổ chức có nhiệm vụ vận chuyển khí nhà kính và lưu trữ dưới biển, đang thảo luận với hơn 60 đối tác công nghiệp tiềm năng để thu giữ CO 2 và vận chuyển ở dạng lỏng đến biển Bắc và sau đó bơm vào lớp đá gốc sâu tới 3 km bên dưới đáy biển.
Nhà sản xuất xi măng Heidelberg Cement là một trong những đối tác công nghiệp đầu tiên của dự án. Công ty này có kế hoạch chuyển đổi một nhà máy xi măng trên đảo Gotland của Thụy Điển thành một nhà máy trung hòa carbon, thu giữ tất cả khí thải nhà kính từ các ống khói và chuyển chúng thành CO 2 dạng lỏng trước khi vận chuyển chúng để lưu trữ dưới lòng biển.
Dự án Longship cũng nhằm mục đích lưu trữ carbon thu trực tiếp từ khí quyển. Thu giữ carbon đã được thải ra là một phần quan trọng trong nỗ lực khử carbon của thế giới. Vào tháng 3, Northern Lights đã ký một cam kết ban đầu với công ty Climeworks của Thụy Sĩ. Công ty này đã phát triển các máy hút carbon từ khí quyển và một ngày nào đó có thể cung cấp CO 2 để lưu trữ như một phần của dự án.
Tổng cục Dầu khí Na Uy cũng đã chuẩn bị một tập bản đồ cho thấy CO 2 có thể được lưu trữ dưới biển Bắc với tiềm năng lưu trữ vô cùng lớn. Sách trắng của Dự án Longship cho biết: “Tập bản đồ cho thấy hơn 80 tỉ tấn CO 2 về mặt lý thuyết có thể được lưu trữ trên thềm lục địa. “Điều này tương ứng với lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính của Na Uy trong hơn một ngàn năm”.
Tiêm kích Nga thị uy F-16 Na Uy
Tiêm kích MiG-31 mang dàn tên lửa tầm xa liên tục bay sát oanh tạc cơ Tu-160, ngăn chiến đấu cơ Na Uy áp sát trên vùng trời quốc tế.
"Hai oanh tạc cơ chiến lược Tu-160 thực hiện chuyến bay theo kế hoạch trên không phận quốc tế ở biển Barents và biển Na Uy. Tiêm kích F-16 Na Uy đã bám sát máy bay Nga trong một số chặng hành trình", Bộ Quốc phòng Nga ra thông cáo cho biết hôm 21/7.
Chuyến bay của oanh tạc cơ Tu-160 hôm 21/7. Video: Bộ Quốc phòng Nga .
Video do quân đội Nga công bố cho thấy biên đội Tu-160 được hộ tống bởi các tiêm kích MiG-31 mang tên lửa tầm xa R-37. Biên đội MiG-31 liên tục bám sát oanh tạc cơ Tu-160 khi tiêm kích Na Uy xuất hiện.
Trước sự hiện diện của tiêm kích MiG-31 mang tên lửa tầm xa, chiến đấu cơ F-16 Na Uy duy trì khoảng cách khá xa và không tiến lại gần oanh tạc cơ Tu-160 trên vùng trời quốc tế.
Chuyến bay của biên đội Tu-160 kéo dài khoảng 7 tiếng. Bộ Quốc phòng Nga khẳng định các phi cơ đều tuân thủ chặt chẽ quy định về sử dụng vùng trời quốc tế và trở về căn cứ an toàn sau chuyến làm nhiệm vụ.
Nga thường triển khai tiêm kích hộ tống các chuyến bay quân sự ở vùng trời xung quanh nước này. NATO cũng thường xuyên điều chiến đấu cơ giám sát biên đội máy bay Nga, nhưng hai bên thường duy trì khoảng cách an toàn để tránh xảy ra va chạm.
Trung Quốc tức giận vì cáo buộc tấn công mạng toàn cầu Trung Quốc chỉ trích cáo buộc của Mỹ và đồng minh "hoàn toàn vô căn cứ, vô trách nhiệm" sau khi bị quy đứng sau chiến dịch tin tặc toàn cầu. Đại sứ quán Trung Quốc tại Australia, New Zealand và Na Uy hôm nay đồng loạt ra tuyên bố bác bỏ cáo buộc tấn công các máy chủ quan trọng toàn cầu....