Dự án của Mỹ sẽ công khai mực nước các đập Trung Quốc trên sông Mekong
Một dự án do Mỹ tài trợ mới được công bố ngày 14/12, dùng vệ tinh để theo dõi mực nước các đập Trung Quốc trên sông Mekong, làm gia tăng cạnh tranh chiến lược tại khu vực.
Dòng sông dài 4.350 km chảy từ Trung Quốc xuống Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam đang ngày càng trở thành tâm điểm cạnh tranh Mỹ – Trung, theo Reuters .
Một nghiên cứu năm nay của tổ chức Eyes on Earth từ Mỹ cho rằng các đập của Trung Quốc đã giữ một lượng nước lớn vào năm 2019, giữa lúc các nước hạ lưu phải chịu hạn hán nghiêm trọng. Trung Quốc phản bác lại nghiên cứu này.
Sinh kế của khoảng 60 triệu người ở hạ lưu phụ thuộc vào dòng Mekong.
Dự án mới, mang tên Mekong Dam Monitor, một phần do Bộ Ngoại giao Mỹ tài trợ, sẽ dùng dữ liệu từ các vệ tinh có thể đo đạc xuyên qua các đám mây để tính toán mực nước ở đập của Trung Quốc và các nước khác. Thông tin sẽ được công khai và cập nhật gần như theo thời gian thực, kể từ ngày 15/12.
Video đang HOT
Một đoạn sông Mekong ở biên giới Lào và Thái Lan. Ảnh: Reuters.
Một chỉ số khác về “độ ẩm bề mặt” sẽ cho thấy một khu vực nhất định có độ ẩm cao hơn hay thấp hơn so với bình thường, từ đó rút ra xem các dòng chảy tự nhiên đang bị ảnh hưởng thế nào bởi các đập.
“Công cụ theo dõi này sẽ cung cấp bằng chứng rằng 11 đập thủy điện của Trung Quốc trên dòng chính sông Mekong được điều phối một cách tinh vi và vận hành theo cách tối đa hóa sản lượng thủy điện các tỉnh phía đông Trung Quốc, mà không quan tâm một chút nào tới ảnh hưởng ở hạ lưu”, theo ông Brian Eyler, từ tổ chức Stimson Center đặt ở Washington, một viện chính sách chuyên về vấn đề này.
Trung Quốc và Mỹ đều có những tổ chức riêng để hợp tác với các nước hạ lưu sông Mekong: nhóm hợp tác Lan Thương – Mekong của Bắc Kinh và quan hệ đối tác Mekong – Mỹ của Washington.
Lần đầu phê chuẩn chiến lược quản lý môi trường hạ lưu sông Mekong
Ủy hội sông Mekong lần đầu thông qua chiến lược quản lý môi trường bao trùm vùng hạ lưu, nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ hệ sinh thái sông Mekong.
Hội đồng Ủy hội sông Mekong (MRCC) họp theo hình thức trực tuyến dưới sự chủ trì của nước chủ nhà Lào hôm 26/11, trong đó thông qua nhiều văn kiện mang tính chiến lược, vạch ra hướng đi mới cho MRC và thúc đẩy nỗ lực cân bằng giữa bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế tại châu thổ sông Mekong.
Hội đồng MRC đã lần đầu thông qua chiến lược quản lý môi trường có phạm vi bao trùm toàn bộ vùng hạ lưu sông Mekong mang tên "Chiến lược Quản lý Môi trường toàn lưu vực đối với Tài sản môi trường của Các khu vực sinh thái quan trọng giai đoạn 2021-2025", nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ hệ sinh thái sông Mekong trước biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế.
Sông Mekong đoạn chảy qua biên giới Thái Lan và Lào hồi năm 2019. Ảnh: Reuters.
"Việc thông qua các tài liệu chiến lược khẳng định rõ ràng cam kết đối phó với những thách thức ngày càng lớn trong khu vực, cũng như mang tới giải pháp phát triển có trách nhiệm để cải thiện đời sống cho người nghèo", chủ tịch MRCC năm 2020 Sommad Pholsena nói trong cuộc họp.
Hội đồng MRC cũng thông qua Chiến lược Phát triển Lưu vực (BDS) giai đoạn 2021-2030 và Kế hoạch Chiến lược của MRC (SP) giai đoạn 2021-2025. Các tài liệu này thừa nhận vai trò của MRC đã chuyển từ tập trung hợp tác chia sẻ và thu thập kiến thức sang hợp tác toàn diện nhằm phát triển và quản lý tài nguyên nước trên toàn châu thổ sông Mekong.
Quy hoạch tổng thể về giao thông thủy cũng được phê chuẩn, cho phép MRC cải thiện quy tắc di chuyển, thu hút đầu tư và hiện thực hóa tiềm năng thương mại khu vực.
Sông Mekong dài khoảng 4.350 km, bắt nguồn từ Trung Quốc và chảy qua Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanmar và Việt Nam trước khi đổ ra Biển Đông. Đây được coi là một trong những huyết mạch của Đông Nam Á, bảo đảm cuộc sống cho gần 200 triệu người trong ngành nông nghiệp và thủy sản.
Việt Nam đã thể hiện vai trò trung tâm đoàn kết của ASEAN "Việt Nam đã có rất nhiều sáng kiến hữu ích cho ASEAN như tăng cường gắn kết cộng đồng ASEAN, tổ chức triển khai các kế hoạch cũ hiệu quả hơn trước". Hội nghị cấp cao ASEAN 37 khai mạc vào ngày hôm nay 12/11 là dịp để ASEAN đánh giá một cách tổng thể những kết quả hợp tác trong cả năm,...