Dự án của Hội giúp sức, nhà nông hào hứng nuôi gà an toàn sinh học
Cuối tháng 11.2018, nhiều hộ nông dân vui mừng nhận hỗ trợ gà giống từ Dự án “ Xây dựng mô hình ứng dụng chế phẩm vi sinh vật trong chăn nuôi gà thả vườn tại 3 xã Hoà Đồng, Hoà Phong và Hoà Mỹ Đông, huyện Tây Hoà, tỉnh Phú Yên theo hướng an toàn sinh học”. Đây là chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế hộ mà Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) đang triển khai tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước.
Hỗ trợ “trọn gói”
Ông Hồ Hồng Huấn (nông dân xã Hòa Đồng, huyện Tây Hòa) cho biết, gia đình ông được nhận 1.000 con giống gà ta lai sọc vằn, cùng với việc hỗ trợ 30% chế phẩm sinh học, 30% thức ăn chăn nuôi, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh. Ông Huấn đang tận dụng diện tích khoảng 2 sào đất vườn để vừa làm chuồng cho gà ngủ đêm và thả gà “đi dạo”, tìm thức ăn vào ban ngày.
“Gà giống có chất lượng rất tốt. Hiện tại, tôi đang úm nhốt tránh gió để gà con cứng cáp, rồi bắt đầu thả vườn. Việc trộn ủ chế phẩm sinh học vào đệm trấu đang giúp chuồng trại sạch sẽ, đỡ ẩm mốc, phòng bệnh cho gà phát triển tốt. Lâu nay, tôi nuôi theo kiểu truyền thống nên không chú trọng sử dụng chế phẩm sinh học mà chỉ lo tiêm phòng, trị bệnh cho gà”.
Ông Hồ Hồng Huấn (xã Hòa Đồng, Tây Hòan) và 1.000 con gà giống được dự án hỗ trợ. ảnh Hùng Phiên
Điều quan trọng nhất, theo ông Huấn là qua tập huấn mô hình này, ông nhận thấy phải thay đổi phương cách nuôi gà. Theo đó, phải chú trọng ứng dụng khoa học kỹ thuật, nuôi gà theo hướng an toàn, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, như thế giá trị lợi nhuận của người chăn nuôi mới tăng và đạt mức cao.
Những năm qua, gia đình ông Huấn thường xuyên nuôi khoảng 400 con mỗi lứa gà thả vườn. Thế nhưng ô nhiễm môi trường và dịch bệnh ở đàn gà luôn là thách thức lớn. Bên cạnh đó, vợ chồng ông rất nhọc công khi phải dọn dẹp chuồng trại mỗi ngày. Việc cho gà nằm đệm lót sinh học sẽ giải quyết các thách thức này.
Ông Huấn chia sẻ: “Rất nhiều loại dịch bệnh xuất hiện trên đàn gà nên thực tế nhiều vụ tôi chẳng thu lợi được bao nhiêu. Vụ gà tết vừa qua, tôi may mắn thu lãi khoảng 30 triệu đồng. Hy vọng, việc được tập huấn kỹ thuật và tiếp nhận 1.000 gà giống lần này từ dự án của Hội ND, gia đình tôi sẽ có cơ hội thu nhập khá hơn”.
Theo ông Mai Văn Hải – Chủ tịch Hội ND xã Hòa Đồng, đợt này, đơn vị đã triển khai cấp hỗ trợ 5.000 gà giống cho 5 hội viên tại xã, mỗi hộ nhận 1.000 gà giống. Bên cạnh đó, đợt triển khai mô hình này còn chú trọng tập huấn cho bà con về phương cách sử dụng chế phẩm sinh học làm đệm lót và trộn trong thức ăn, kỹ thuật theo dõi tăng trưởng vật nuôi, tiêm phòng tập trung cho đàn gia cầm…
“Thực tế, mô hình nuôi gà theo hướng an toàn sinh học đã thành công ở nhiều nơi trong nước. Tuy nhiên, mô hình này vẫn còn mới mẻ đối với nông dân ở Hòa Đồng. Vì thế, chúng tôi tập trung lựa chọn, chuyển giao mô hình đến các hộ đã có kinh nghiệm nuôi gà. Điều này nhằm đảm bảo sự phát triển, hiệu quả, thực chất của mô hình” – ông Mai Văn Hải cho hay.
Video đang HOT
Các hộ tham gia mô hình đều được hỗ trợ trọn gói con giống, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật nuôi gà an toàn sinh học. Sau 3 tháng nuôi, mỗi hộ tham gia mô hình sẽ trích lại 30% giá trị con giống, để Hội tiếp tục triển khai hỗ trợ nhân rộng cho các hộ chăn nuôi khác.
Thay đổi để thu hiệu quả
Cùng nhận 1.000 gà giống trong đợt này, ông Đặng Ngọc Lý – nông dân xã Hòa Phong, huyện Tây Hòa, bày tỏ: “Là
người nhiều năm nuôi gà nên tôi thấy dự án này hết sức ý nghĩa. Tôi rất tự hào khi được là 1 trong 5 người ở xã Hòa Phong được Hội ND hỗ trợ mô hình nuôi gà an toàn sinh học”.
Theo ông Lý, thực tế người nuôi gà lâu nay rất lo lắng chuyện gà bị bệnh, chết. Thế nên ai nuôi gà ở vùng này đều tìm đủ mọi cách sử dụng thuốc thú y để phòng trừ, nếu không thì dễ thua lỗ, trắng tay. Với dự án của Hội ND, ông và nhiều hội viên khác vừa được hỗ trợ con giống, chế phẩm sinh học, vừa được hướng dẫn kỹ thuật nuôi bài bản, nên rất yên tâm.
“Theo kinh nghiệm của mình, tôi nhận thấy mô hình nuôi gà dùng chế phẩm sinh học, kết hợp thả vườn này rất khả quan. Bởi không phải chi phí nhiều về chuồng trại như nuôi nhốt, gà được thả vườn vận động vào ban ngày nên chất lượng thịt sẽ săn chắc, thơm ngon hơn. Việc sử dụng thuốc thú y đúng kỹ thuật cũng sẽ đảm bảo độ an toàn cho các sản phẩm gà. Mô hình này đang chuyển đổi nhận thức của những anh em nông dân tham gia” – ông Lý tự tin.
“Dự án mô hình nuôi gà an toàn sinh học đang được phối hợp triển khai rất bài bản. Thông qua việc tập huấn trực quan, chuyển giao công nghệ, nhiều hộ nông dân ở địa phương đang bắt đầu thay đổi nhận thức về việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi. Hy vọng, dự án sẽ góp phần phát huy lợi thế sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho bà con nông dân Phú Yên” – ông Mai Xuân Hải – Trưởng ban Kinh tế xã hội (Hội Nông dân tỉnh Phú Yên) nói.
Theo Danviet
Phục tài: U70 "đeo chứng minh thư điện tử" cho cá, thu 30 tỷ/năm
Đó là lão nông Nguyễn Trung Tựu, nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, 67 tuổi ở xã Nam Tân, huyện Nam Sách, Hải Dương. Ông Tựu là 1 trong 101 điển hình tiên tiến được khen thưởng tại hội nghị tổng kết Phong trào Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh (SXKD) giỏi và tôn vinh hộ nông dân điển hình tiên tiến giai đoạn 2016-2018 do Hội ND tỉnh Hải Dương tổ chức sáng nay (ngày 6.12).
Xuất hiện nhiều tỷ phú nông dân
Phó Chủ tịch T.Ư Hội NDVN Đinh Khắc Đính ghi nhận và đánh giá kết cao quả phong trào ND thi đua SXKD giỏi của Hội ND tỉnh Hải Dương.
Tại hội nghị Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (T.Ư Hội NDVN) Đinh Khắc Đính ghi nhận và đánh giá kết cao quả phong trào nông dân thi đua SXKD giỏi đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững của Hội ND tỉnh Hải Dương đã đạt được trong 3 năm qua (2016-2018). Theo đó, các cấp Hội ND tỉnh Hải Dương đã tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào và phù hợp với điều kiện thực tiễn địa phương. Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi đã tạo sự chuyển biến rõ nét về nhận thức của nông dân đối với phát triển nông nghiệp năng suất, chất lượng, hiệu quả bền vững. Từ kinh tế hộ đơn lẻ sang liên doanh, liên kết, hợp tác trong sản xuất chuỗi, từ coi trọng về số lượng sang coi trọng chất lượng, giá trị lợi nhuận cao gắn với phát triển bền vững, an toàn thực phẩm.
"Các cấp hội ND tỉnh Hải Dương cần tiếp tục mở rộng mối quan hệ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và tổ chức kinh tế để hỗ trợ về vốn, khoa học công nghệ, vật tư nông nghiệp, dạy nghề...; hướng dẫn, xây dựng mô hình, cập nhật thông tin giúp nông dân sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ nông sản..." - Phó Chủ tịch T.Ư Hội NDVN Đinh Khắc Đính.
Trong 3 năm qua, phong trào đã thu hút 572.525 lượt hộ nông dân đăng ký danh hiệu hộ SXKD giỏi, đạt 65% so với tổng số hộ nông dân. Qua bình xét có 141.180 lượt hộ đạt danh hiệu hộ SXKD giỏi các cấp (chiếm 74% số hộ đăng ký), trong đó, có hàng trăm hộ đạt danh hiệu SXKD giỏi cấp Trung ương, cấp tỉnh là gần 5.000 hộ, cấp huyện gần 30.000 hộ, trên 100.000 hộ đạt SXKD giỏi cấp cơ sở. Số hộ nông dân SXKD giỏi tăng hàng năm; bình quân thu nhập của các hộ SXKD giỏi tăng gần 2 lần so với giai đoạn 2013 - 2015.
Đáng chú ý, qua phong trào đã xuất hiện nhiều mô hình nông dân có quy mô sản xuất lớn có vốn kinh doanh hàng chục tỷ đồng, tạo công ăn việc làm ổn định cho nhiều lao động địa phương. Điển hình như hộ ông Nguyễn Trung Tựu ở xã Nam Tân, huyện Nam Sách nuôi gần 100 lồng cá trên sông, hàng năm cho thu hoạch 330 - 360 tấn cho doanh thu hơn 30 tỷ đồng/năm trên sông, lợi nhuận trung bình đạt trên 4,5-5 tỷ đồng. Đặc biệt, để nâng cao giá trị kinh tế cho sản phẩm, tháng 4.2018, gia đình ông Tựu đã thực hiện việc gắn tem truy xuất nguồn gốc trên từng sản phẩm cá nuôi của gia đình.
Theo ông Tựu, sản phẩm sau khi gắn tem truy xuất nguồn gốc cho giá ban đầu cao hơn 20 - 22% và sản phẩm xuất ra đến đâu được thương lái đến tận nơi thu mua. Hiện, mô hình của ông Tựu đang tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 12 lao động với mức lương bình quân đạt 8 triệu đồng/người/tháng.
Ông Nguyễn Trung Tựu (ngoài cùng bên trái) là 1 trong số những nông dân điển hình tiên tiến được khen thưởng và tôn vinh tại hội nghị. Ảnh: Thu Hà.
Hay như anh Phạm Đình Dừa ở xã Yết Kiêu, huyện Gia Lộc với quy mô nuôi 36.000 gà bố mẹ giống gà chọi lai Lương Phượng, áp dụng thụ tinh nhân tạo cho gà, doanh thu hàng năm đạt hàng chục tỷ đồng, năm 2018 thu nhập trừ chi phí của gia đình anh Dừa đạt 5 tỷ đồng.
Đẩy mạnh hỗ trợ nông dân làm giàu
Phát biểu tại hội nghị, bà Phạm Thị Thanh Tâm- Chủ tịch Hội ND tỉnh Hải Dương khẳng định, 3 năm qua (2016 - 2018) các cấp Hội ND tỉnh Hải Dương đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân tham gia phong trào ND thi đua SXKD giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững.
Phó Chủ tịch Hội NDVN Đinh Khắc Đính và Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hải Dương Nguyễn Anh Cương tặng bằng khen cho các tập thể, cá nhân xuất sắc tại hội nghị. Ảnh: Thu Hà.
Để phong trào phát triển mạnh và ngày càng đi vào chiều sâu, các cấp Hội ND tỉnh đã có nhiều giải pháp hỗ trợ hội viên, nông dân như cho ND như cho vay vốn, tập huấn chuyển giao KHKT, phối hợp với các doanh nghiệp cung ứng vật tư nông nghiệp đầu vào theo phương thức trả chậm, tổ chức các hội thảo, tham quan đầu bờ...
Tại hội nghị tổng kết Phong trào Nông dân thi đua SXKD giỏi và tôn vinh hộ nông dân điển hình tiên tiến giai đoạn 2016-2018 của Hội ND tỉnh Hải Dương có 88 điển hình tiên tiến và 13 tập thể được khen thưởng và tôn vinh.
Cụ thể về vốn, các cấp Hội đã tín chấp cho nông dân vay từ Ngân hàng NNPTNT, Ngân hàng Chính sách xã hội, Quỹ quốc gia giải quyết việc làm với tổng dư nợ 1.697 tỷ đồng cho trên 36.849 hộ nông dân vay. Ngoài ra, đã tăng cường xây dựng Quỹ Hội, Quỹ Hỗ trợ nông dân, đến nay tổng quỹ có 109,4 tỷ đồng cho 9.517 hộ nông dân vay phát triển kinh tế.
Giai đoạn 2016-2018, Hội ND tỉnh Hải Dương đã tư vấn cho 73 hộ nông dân mua 81 máy nông nghiệp theo Quyết định 68 của Thủ tướng Chính phủ, nông dân được vay 30,2 tỷ đồng từ Ngân hàng NNPTNT và được hưởng hỗ trợ lãi suất vốn vay gần 6 tỷ đồng.
Ba năm qua (2016 - 2018), các cấp Hội hướng dẫn thành lập 349 mô hình tổ, nhóm liên kết, tổ hợp tác và HTX; tổ chức 4.783 lớp tập huấn chuyển giao KHKT cho 351.627 lượt nông dân tham dự, đào tạo 144 lớp nghề cho 5.040 lao động nông thôn; tổ chức cung ứng chậm trả 15.348 tấn phân bón NPK, 5.126 tấn thức ăn chăn nuôi và trên 1 triệu cây con giống.
Theo Danviet
Tiếp tục xây dựng thế hệ nông dân 4.0 "5 mới" Đó là khẳng định của bà Nguyễn Hồng Lý - Phó Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tại buổi họp báo Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VII nhiệm kỳ 2018- 2023. Có thể khẳng định, trong nhiệm kỳ 2013-2018, các phong trào thi đua yêu nước của nông dân...