Dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng của TP.HCM hoàn thành gần 70%
Đã hoàn thành gần 70%, tuy nhiên một số hạng mục chưa được bàn giao mặt bằng khiến dự án chống ngập 10.000 tỷ của TP HCM nguy cơ trễ hẹn.
Cống kiểm soát triều Mương Chuối lớn nhất trong 6 cống thuộc dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng của TP HCM.
Chiều 25/1, nhà thầu thi công đã thực hiện cất nóc trụ pin T5 – cống kiểm soát triều Mương Chuối thuộc dự án giải quyết ngập do triều khu vực TP HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1) với tổng vốn đầu tư gần 10.000 tỷ đồng.
Cống được thiết kế xây dựng với 5 trụ pin, tương ứng với 4 cửa van, mỗi cửa van rộng 40 m và âu thuyền rộng 11 m. Mỗi trụ pin chính là cánh tay đòn, được thiết kế để chịu lực độc lập và thực hiện nhiệm vụ nâng hạ cửa van ngăn triều gần 300 tấn bằng hệ thống xi lanh thủy lực.
Cống kiểm soát triều Mương Chuối xây dựng trên sông Mương Chuối (cách ngã ba Sông Soài Rạp 1,4 km và cách cầu Mương Chuối 500 m), đây là cống kiểm soát triều lớn nhất trong tất cả 6 cống của dự án.
Video đang HOT
Trước đó, chủ đầu tư dự án cũng đã tiến hành công đoạn gác dầm cho cống kiểm soát triều Phú Xuân (kênh Rạch Đĩa, huyện Nhà Bè).
Theo ông Nguyễn Tâm Tiến – Tổng giám đốc Trung Nam Group (chủ đầu tư dự án), đến nay dự án đã đạt 68% khối lượng xây dựng với tổng khối lượng thép đạt 80% với gần 63 nghìn tấn, tổng khối lượng bêtông đã hoàn thành đạt 68% với hơn 320 nghìn m3.
“Tiến độ dự án hiện nay đã nhanh hơn 8 tháng so với hợp đồng BT đã ký kết. Tại 6 cống kiểm soát triều, các công trình chính để lắp đặt các cửa van gần hoàn thiện, qua Tết sẽ lắp đặt các cửa van”, ông Tiến nói.
Tuy nhiên, theo ông Tiến, dự án tiến triển tốt nhưng nhà đầu tư đang phải chờ các quận, huyện giao mặt bằng hai bên bờ kênh để thi công các công trình phụ trợ, lắp đặt các hệ thống kỹ thuật, vận hành các cửa van và xây bờ kè.
“Các quận, huyện cam kết đến tháng 7/2017 sẽ bàn giao mặt bằng nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện. Để kịp tiến độ, chúng tôi phải bỏ tiền túi (không nằm trong dự án) thuê, bồi thường cho người dân nằm trong phạm vi dự án để có mặt bằng thi công”, ông Tiến nói.
Do không có mặt bằng thi công hai bên bờ kênh, nhà đầu tư cho biết năm nay sẽ cho tất cả kỹ sư, công nhân nghỉ Tết 7 ngày theo lịch nhà nước chứ không thể thi công xuyên Tết như năm ngoái. Nếu bàn giao mặt bằng, 6 tháng nữa dự án sẽ hoàn.
Dự án giải quyết ngập do triều khu vực TP HCM, có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1) được khởi công vào ngày 26/6/2016, dự kiến hoàn thành vào giữa năm nay. Mục tiêu của dự án là kiểm soát ngập do triều cường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu trong vùng có diện tích 570 km2, với khoảng 6,5 triệu dân thuộc khu vực bờ hữu sông Sài Gòn và trung tâm thành phố.
Theo VnExpress
Máy bơm siêu khủng, sao cứ phải lăn tăn?
Là người Sài Gòn, đến bây giờ ai cũng có thể thấy số điểm ngập ngày càng nhiều (báo cáo luôn ít hơn thực tế - PV), với hàng loạt các cung đường ngập mới xuất hiện và trải rộng từ nội cho đến ngoại thành.
Ở những cung đường ngập, người dân phải sống trong cảnh khốn khổ cùng cực. Thực tế này đã được báo Thế Giới Tiếp Thị phản ánh thông qua bài viết Kinh hãi đường,hẻm thành ao tù ở Sài Gòn, cách đây hai tuần.
Ngập không chỉ do ở thoát nước mà liên quan đến nhiều thứ khác như rác, như hệ thống thoát nước tự nhiên, như thế chỉ mình máy bơm siêu khủng sao có thể giải quyết nổi vấn nạn ngập.
Nhắc lại để thấy hàng loạt dự án chống ngập với số tiền chục ngàn tỉ đồng, dường như không thể phát huy hiệu quả như sự kỳ vọng ban đầu của chính quyền và người dân TP.HCM. Ngay như con đường Nguyễn Hữu Cảnh - rốn ngập giữa trung tâm thành phố - nhiều năm trời dù các cơ quan có trách nhiệm chống ngập đã tìm mọi cách với hàng đống tiền được bỏ ra, nhưng ngập vẫn hoàn ngập. Trước thực tế ngân sách ngày càng eo hẹp, việc kêu gọi tư nhân cùng chung tay chống ngập (xã hội hoá chống ngập) là chuyện hết sức đúng đắn và nhất thiết phải ủng hộ. Vậy mà, xem ra có không ít người vẫn còn lăn tăn dù chuyện ngập cứ phơi bày ra đó hàng ngày, hàng giờ, gây khổ, gây khó, gây khốn đốn cho vạn người Sài Gòn.
Minh chứng rõ nhất trong việc xã hội hoá chống ngập là câu chuyện máy bơm siêu khủng chống ngập cho đường Nguyễn Hữu Cảnh, đang gây sốt dư luận trong nguyên tuần vừa qua. Nó nóng đến mức, chỉ trong vòng hai tuần vừa rồi, nếu thống kê đã có ít nhất 200 bài báo viết về cái dự án máy bơm siêu khủng này. Sự việc càng ngày càng nóng là do lần đầu tiên máy bơm siêu khủng thất thủ trong cơn mưa nhỏ vào trưa 17.10. Chủ đầu tư khẳng định máy bơm vẫn hoạt động bình thường, đường ngập do cống tắc, nước không rút xuống cống để đổ về miệng thu máy bơm. Điều đáng quan tâm là tám lần thử nghiệm trước đó, máy bơm đều thể hiện được tính ưu việt khi giải quyết tình trạng ngập úng. Tin rằng, người đi qua cung đường này khi máy bơm phát huy hiệu quả sẽ cảm nhận được "cái sướng" rõ nhất.
Nhưng thôi, ở đây xin không đi sâu vào nguyên nhân thất thủ trong lần thử nghiệm thứ chín của máy bơm siêu khủng, mà chỉ xin nhắc lại rằng, chúng ta cần phải thừa nhận giải pháp dùng máy bơm của công ty CP tập đoàn Công nghiệp Quang Trung, tuy không mới, nhưng nó có ưu điểm là công suất vượt trội (27.000 - 96.000m3/giờ) có thể hút một lượng nước rất lớn cho khu vực rộng 75ha trên tuyến đường Nguyễn Hữu Cảnh. Bên cạnh đó, đây là công nghệ mới của một doanh nghiệp tư nhân với tâm huyết cùng tham gia chống ngập với thành phố, và điều đó rất đáng quý trong bối cảnh ngân sách thành phố còn phải chi cho nhiều việc khác.
Vậy mà, khi nó vừa thất thủ một lần (dù chính quyền TP.HCM chưa bỏ ra một đồng nào từ ngân sách chi cho dự án này, bởi theo cam kết của chủ đầu tư khi nào máy bơm phát huy hiệu quả đúng như tính toán ban đầu mới tính tiền thuê máy bơm), đã có hàng loạt người "nhào" vào chê bai, trách móc, chửi bới, nghi ngờ... Trong đó, có không ít ý kiến cho rằng mỗi năm bỏ ra 12 tỉ đồng để thuê máy bơm (dù mới ký hợp đồng nguyên tắc) là đắt. Thế nhưng, thử so sánh với những tổn thất bởi tình trạng ngập nước gây ra như xe cộ chết máy, hư hỏng, nước tràn vào nhà dân, chưa kể những rủi ro mà hàng ngàn người dân gặp phải khi vượt qua biển nước có đắt không. Đó là chưa kể, nhiều người chưa biết thông tin nhiều doanh nghiệp trên tuyến đường Nguyễn Hữu Cảnh sẵn sàng đóng góp kinh phí cùng thành phố để thuê máy bơm khi vận hành chính thức - nghĩa là thành phố sẽ tốn rất ít tiền ngân sách để cứu ngập cho đường Nguyễn Hữu Cảnh - đã vội chê.
Doanh nghiệp rất cần sự ủng hộ để chuyên tâm nghiên cứu giải pháp mới, chứ không phải suốt ngày giải thích cho dư luận, cũng như phải gánh chịu những đòi hỏi kiểu "con bắt bố phải cho ăn". Đừng vì mới có một lần gặp sự cố mà nhiều người đã nghi ngại cho những công sức, tiền bạc mà chủ đầu tư đã bỏ ra. Nếu như vậy, còn doanh nghiệp nào dám sẵn lòng đầu tư và chung tay cùng chính quyền giải bài toán chống ngập, vốn chưa được các cơ quan có trách nhiệm ở TP.HCM giải quyết rốt ráo và hiệu quả?
Theo Quân Minh (Thế Giới Tiếp Thị)
Xà lan "đè" thuyền ở công trình chống ngập 10 ngàn tỷ đồng Do triều cường lên đột ngột, một chiếc xà lan chở theo cần cẩu trong lúc đang neo đậu đã bị nghiêng đè xuống một chiếc thuyền đang đậu trên kênh Bến Nghé. Sự cố được đại diện Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Trung Nam - chủ đầu tư dự án chống ngập 10 ngàn tỷ đồng, xác nhận với...