Dự án Cát Linh – Hà Đông: Tổng thầu TQ tham gia vận hành thử toàn hệ thống
Theo Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông, lãnh đạo Tổng thầu Trung Quốc có mặt tại Hà Nội để phối hợp, thúc đẩy tiến độ nghiệm thu dự án Cát Linh – Hà Đông.
Thông tin mới nhất liên quan đến tiến độ dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông vừa được Ban Quản lý dự án Đường sắt (Bộ GTVT) công bố. Theo đó, dự án Cát Linh – Hà Đông phải vận hành thử 20 ngày để tư vấn đánh giá khả năng thành thục của nhân sự và khả năng ứng phó các tình huống khẩn cấp.
Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông sẽ được vận hành thử nghiệm toàn hệ thống vào tháng 12 tới đây.
Trả lời VTC News, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết, hiện nay, lãnh đạo Cục 6 đường sắt Trung Quốc đã có mặt tại Hà Nội để tham gia công tác vận hành thử nghiệm toàn hệ thống. Điều này nhằm “thúc” tiến độ, sớm nghiệm thu, bàn giao, vận hành, khai thác dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông. Công tác vận hành thử nghiệm toàn hệ thống sẽ được thực hiện trong tháng 12 tới đây.
Video đang HOT
Theo đại diện Ban Quản lý dự án Đường sắt, việc vận hành thử toàn hệ thống trong 20 ngày đóng vai trò quan trọng, giúp đơn vị tư vấn Pháp (Liên danh Apave – Certifer – Tricc, do Việt Nam thuê) đưa ra các đánh giá, phục vụ công tác nghiệm thu.
Nguyên nhân vận hành thử là do Tổng thầu Trung Quốc chưa cung cấp được các chứng chỉ, hồ sơ tài liệu kỹ thuật an toàn, các kết quả thử nghiệm an toàn từ nhà sản xuất. Cạnh đó, chưa thực hiện đầy đủ giải pháp đánh giá bằng thử nghiệm thực tế tại hiện trường, dẫn đến chưa đủ cơ sở để tư vấn độc lập hoàn tất đánh giá an toàn của đoàn tàu.
Theo yêu cầu của đơn vị tư vấn Pháp, đơn vị tổng thầu phải thực hiện công tác đánh giá kiểm chứng tại hiện trường trong thời gian vận hành 20 ngày cuối cùng và diễn tập các tình huống khẩn cấp.
Quá trình vận hành thử toàn hệ thống trên, tư vấn sẽ đánh giá khả năng thành thục của nhân sự trực tiếp vận hành và khả năng ứng phó các tình huống khẩn cấp. Nếu chưa đạt Ban quản lý dự án đường sắt sẽ yêu cầu Tổng thầu khắc phục. Đây được xem là khâu cuối cùng để tư vấn hoàn tất báo cáo về đánh giá an toàn hệ thống. Qua đó, Bộ GTVT và các đơn vị liên quan mới quyết định được thời điểm chính xác để bàn giao dự án cho UBND TP Hà Nội đưa vào khai thác thương mại.
Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông được Bộ GTVT phê duyệt đầu tư vào tháng 10/2008 với tổng mức đầu tư hơn 8.700 tỉ đồng (tương đương 552 triệu USD). Quá trình thực hiện, dự án được điều chỉnh lên 18.000 tỉ đồng (tương đương 868 triệu USD).
Dự án sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi của Chính phủ Trung Quốc với giá trị hơn 669 triệu USD, vốn đối ứng Việt Nam hơn 198 triệu USD. Dự án thực hiện theo hình thức hợp đồng EPC trọn gói, trong đó Tổng thầu là Công ty Hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc.
Cuối tháng 10 vừa qua, tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về tình hình triển khai Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể nhấn mạnh kế hoạch hoàn thành nghiệm thu có điều kiện đối với dự án Cát Linh – Hà Đông ngay trong tháng 12/2020. Bộ trưởng Bộ GTVT cũng cam kết cố gắng tối đa để đưa dự án vào vận hành thương mại trước Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.
Không thanh toán 50 triệu USD chạy thử tàu Cát Linh - Hà Đông cho Tổng thầu Trung Quốc
Theo lãnh đạo Bộ GTVT, đề nghị thanh toán 50 triệu USD của Tổng thầu Trung Quốc tai Dư an đương săt đô thi Cat Linh - Ha Đông không được Bô xem xét do không có văn bản chính thức và trái quy định hợp đồng.
Liên quan tơi thông tin Tổng thầu Trung Quốc tai Dư an đương săt đô thi Cat Linh - Ha Đông đề nghị thanh toán toàn bộ số tiền 50 triệu USD để thực hiện công tác vận hành hệ thống và thanh toán toàn bộ trước khi bàn giao dự án cho Việt Nam, sáng nay 2-6, Thứ trưởng Bô Giao thông Vận tải (GTVT) Nguyễn Ngọc Đông cho biết trong cuộc họp trực tuyến giữa Ban quản lý dự án đường sắt và Tổng thầu Trung Quốc mơi đây, phía Trung Quốc đề nghị được thanh toán 50 triệu USD để chạy thử tàu toàn tuyến phục vụ công tác nghiệm thu.
Tàu tuyến đường sắt Cát Linh-Hà Đông - Ảnh: NGÔ NHUNG
Tuy nhiên, Thư trương Nguyên Ngoc Đông khăng đinh đây là ý kiến trao đổi trong cuộc họp, không có văn bản chính thức nên Bô GTVT không xem xét đề nghị này cua Tông thâu Trung Quôc.
"Các mốc thanh toán trong dự án đường sắt đô thị Cat Linh - Ha Đông đã được phía Việt Nam thực hiện theo quy định hợp đồng EPC. Do vậy, trường hợp tổng thầu Trung Quốc ra văn bản với yêu cầu nêu trên thì cũng không được xem xét do trái quy định hợp đồng.
"Nếu tổng thầu Trung Quốc có khó khăn tài chính tại thời điểm này cũng phải chạy thử tàu, phía Việt Nam không có trách nhiệm phải quyết toán thêm khoản tiền đó"- Thư trương Bô GTVT noi.
Theo Thứ trưởng Nguyên Ngoc Đông, số tiền thanh toán của phía Việt Nam cho dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông đến nay đạt khoảng 78% giá trị hợp đồng, số tiên còn lại sẽ được thanh toán trước khi bàn giao dự án.
Trước đây, dự án được lên kế hoạch vận hành thử toàn bộ hệ thống để phục vụ công tác nghiệm thu, đánh giá an toàn hệ thống từ tháng 2-2020. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bênh Covid-19, kế hoạch vận hành thử bị thay đổi. Ngoài ra, chuyên gia châu Âu của nhà thầu tư vấn đánh giá an toàn hệ thống (tư vấn ACT, Pháp) cũng chưa xác định thời điểm trở lại dự án.
Thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ, Bộ trưởng GTVT Nguyên Văn Thê vưa ky báo cáo gưi Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội về tình hình thực hiện một số dự án trọng điểm ngành GTVT, trong đo co dư an đường sắt đô thi Cát Linh - Hà Đông.Trong bao cao nay Bô GTVT cho biêt Tổng thầu Trung Quốc đề nghị thanh toán toàn bộ số tiền 50 triệu USD để thực hiện công tác vận hành hệ thống và thanh toán toàn bộ trước khi bàn giao dự án cho Việt Nam.
Thách thức nào hàng không bay quốc tế trong mùa dịch Covid-19? Ngành Hàng không - một lĩnh vực đang phải chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do dịch Covid-19 dù hàng loạt các giải pháp đã được đưa ra. Bởi vậy, nếu việc "mở cửa" bầu trời hàng không quốc tế không đồng bộ, thống nhất thì se rât nhiêu hê luy có thể xay ra. Do đo, sư thân trong la cân thiêt...