Dự án cao tốc Cần Thơ – Cà Mau dự kiến khởi công tháng 11.2022
Dự án cao tốc Cần Thơ – Cà Mau có tổng kinh phí đầu tư hơn 27.250 tỉ đồng, dự kiến khởi công tháng 11.2022 và hoàn thành khoảng cuối năm 2025.
Ngày 15.3, tại Hậu Giang, lãnh đạo Bộ GTVT và UBND 5 tỉnh, thành Cà Mau, Cần Thơ, Bạc Liêu, Hậu Giang, Kiên Giang cùng cơ quan chức năng đã tham dự hội nghị bàn giao hồ sơ thiết kế cắm cọc giải phóng mặt bằng (đợt 1) Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025, đoạn Cần Thơ – Cà Mau.
Lãnh đạo các cấp chứng kiến bàn giao hồ sơ dự án cao tốc Cần Thơ – Cà Mau. Ảnh QUANG MINH NHẬT
Theo Ban quản lý dự án Mỹ Thuận (Bộ GTVT), Dự án cao tốc Cần Thơ – Cà Mau có tổng chiều dài 109,5 km, kinh phí đầu tư khoảng 27.254 tỉ đồng. Điểm đầu tại Km 15 350 (nút giao IC2) là nút giao nối vào QL91 – Nam Sông Hậu (Q.Cái Răng, TP.Cần Thơ) và điểm cuối kết nối vào tuyến tránh TP.Cà Mau (Cà Mau).
Dự án này gồm có dự án thành phần 1 (Cần Thơ – Hậu Giang) dài 36,7 km và dự án thành phần 2 (Hậu Giang – Cà Mau) dài 72,8 km. 5 tỉnh thành triển khai công tác giải phóng mặt bằng và bàn giao 70% diện tích mặt bằng của các gói thầu xây lắp trước ngày 20.11.2022 và bàn giao toàn bộ diện tích còn lại trong quý 2/2023.
Video đang HOT
Đại biểu tìm hiểu sơ đồ tuyến cao tốc Cần Thơ – Cà Mau. Ảnh QUANG MINH NHẬT
Trước đó, ngày 11.01.2022, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 44/2022/QH15 về chủ trương đầu tư dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021- 2025 gồm các đoạn Bãi Vọt (Hà Tĩnh) – Cam Lộ (Quảng Trị), Quảng Ngãi – Nha Trang (Khánh Hòa), Cần Thơ – Cà Mau với tổng chiều dài 729 km, quy mô 4 làn xe, cấp đường ô tô cao tốc (80 – 120), tổng kinh phí dự kiến đầu tư 146.990 tỉ đồng.
Dự án này chia thành 12 dự án thành phần vận hành độc lập theo hình thức đầu tư công và có nhu cầu sử dụng đất khoảng 5.481 ha. Trong đó, đất trồng lúa nước từ 2 vụ trở lên 1.532 ha, đất rừng phòng hộ 110 ha, đất rừng sản xuất 1.436 ha. Công tác chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án từ năm 2021, cơ bản hoàn thành năm 2025 và đưa vào khai thác vận hành từ năm 2026.
Dự án cao tốc Cần Thơ – Cà Mau dự kiến khởi công trong tháng 11.2022 và hoàn thành vào những tháng cuối năm 2025.
ĐBSCL: Dịch cơ bản đã được kiểm soát, người dân từng bước trở lại cuộc sống bình thường mới
Từ việc mỗi ngày ghi nhận hơn 1.000 ca mắc nay một số tỉnh chỉ còn vài chục ca. Nhịp sống người dân trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang từng bước trở lại bình thường mới.
Nhờ thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là công tác tiêm vaccine nên đến nay, dịch bệnh tại khu vực ĐBSCL cơ bản đã được kiểm soát tốt. Tại tỉnh Vĩnh Long trước đây vào những ngày đầu năm, ghi nhận khoảng 1000 ca mắc, nay chỉ còn khoảng 35 ca mỗi ngày.
Công tác tiêm vaccine được ngành y tế địa phương tiếp tục đẩy nhanh tiến độ. Đến nay mũi 1 Vĩnh Long tiêm đạt 99,9%, mũi 2 tiêm đạt 99,6%, tiêm mũi nhắc lại đạt 26,2%. Đối với học sinh: mũi 1 tiêm đạt 99,68% và mũi 2 đạt 94,54%. Trong khi đó, về cấp độ dịch hiện nay Vĩnh Long chỉ còn xã cấp độ 1 và cấp độ 2, không còn xã cấp độ 3, 4.
Các quán ăn ở Tiền Giang đã được mở lại bình thường. Ảnh: Tấn Phong
Ông Bùi Văn Nghiêm, Bí thư tỉnh ủy Vĩnh Long cho biết: "Năm 2022 vẫn còn nhiều khó khăn, tình hình dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp. Biến chủng mới đang xuất hiện, ngành y tế phải tiếp tục nỗ lực lớn hơn nữa để chống dịch. Thứ nhất, thực hiện tốt biện pháp phòng chống dịch theo chỉ đạo của Bộ y tế. Đẩy nhanh việc tiêm vaccine đảm bảo an toàn, đúng tiến độ. Rà soát lại tất cả các đối tượng, tuyên truyền vận động cho người dân hiểu. Những người có bệnh nền phải tuyên truyền vận động tiêm vaccine, cần thiết mang xe chở tới trung tâm y tế để tiêm cho hết tất cả các đối tượng".
Trong khi đó, tại tỉnh Tiền Giang dịch bệnh đã có xu hướng lắng dịu, các địa phương từng bước kiểm soát dịch bệnh. Theo thông tin từ Sở Y tế Tiền Giang, trong ngày 7/2, trên địa bàn tỉnh chỉ ghi nhận 56 ca dương tính với SARS-CoV-2, trong số này có 6 trường hợp phát hiện qua kết quả RT-PCR và 50 ca ghi nhận qua test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2.
Đến nay, tỉnh Tiền Giang đang ở Cấp độ 1 (vùng Xanh), tỷ lệ bao phủ vaccine mũi 2 đối với người từ 18 tuổi trở lên tại Tiền Giang đạt 100% và tỷ lệ này ở nhóm trẻ em từ 12 đến dưới 18 tuổi là 96,1%.
Người dân Vĩnh Long yên tâm đi chơi Tết Nhâm Dần 2022. Ảnh: Tấn Phong
Điều tương tự cũng được ghi nhận tại tỉnh Hậu Giang khi tỉnh này đang kiểm soát tốt dịch bệnh COVID-19, với số ca nhiễm giảm sâu. Theo thống kê trong 10 ngày qua, số ca nhiễm COVID-19 ở tỉnh Hậu Giang mỗi ngày đều giảm, chỉ ở mức 2 con số, từ hơn 30 ca đến dưới 80 ca.
Tính đến thời điểm hiện tại tổng số người được tiêm vaccine gần 606.300 người (trong đó hơn 585.400 người đã tiêm đủ 2 mũi, hơn 20.800 người mới tiêm 1 mũi), đạt tỷ lệ 99,95% trên tổng dân số tỉnh Hậu Giang từ 12 tuổi trở lên. Tỉnh cũng đang khẩn trương tiêm vaccine mũi 3 phòng COVID-19 cho người đã tiêm đủ liều vaccine cơ bản. Hiện đã tiêm được cho hơn 296.700 người, đạt tỷ lệ gần 58% trên tổng số người đã tiêm đủ 02 liều cơ bản.
Các tỉnh trong khu vực tiếp tục đẩy mạnh tiến độ tiêm vaccine cho toàn dân.
BS chuyên khoa II Võ Chí Đại- Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hậu Giang cho biết: "Số ca mắc giảm sâu. Trong 9 ngày Tết chỉ ghi nhận 641 trường hợp xảy ra trên toàn tỉnh. Những ngày tới Trung tâm CDC tiếp tục giám sát các Trạm y tế lưu động, duy trì công tác tiêm ngừa, tiêm vét vaccine phòng COVID-19, kiểm tra công tác phòng chống dịch trong các trường học".
Các địa phương khác như thành phố Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp, Cà Mau, Kiên Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh cũng ghi nhận dịch số ca bệnh giảm mạnh. Hầu hết các địa phương trong khu vực đã cho học sinh đi học trở lại.
TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ và Cà Mau có chỉ số tia cực tím gây hại cao đến rất cao Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định, ngày 21/12, chỉ số tia cực tím cực đại tại các tỉnh, thành phố Bắc Bộ và Trung Bộ phổ biến ở mức nguy cơ gây hại trung bình. Trong khi đó, các tỉnh, thành phố Nam Bộ có chỉ số tia cực tím ở ngưỡng cao đến rất cao. Ảnh...