Dự án cao tốc Bắc – Nam đoạn qua Nghệ An: Di dời gần 800 hộ dân, quy hoạch 32 khu tái định cư
Đường cao tốc Bắc – Nam đoạn qua địa bàn Nghệ An có chiều dài hơn 88 km, trong đó sẽ có 767 hộ phải di dời khỏi vùng dự án. Theo đó, các huyện, thị xã sẽ bố trí 32 khu tái định cư cho người dân ổn định cuộc sống.
Ảnh minh họa
Theo báo cáo của Ban quản lý dự án 6, đường cao tốc Bắc – Nam đoạn qua địa bàn Nghệ An dài hơn 88 km, trong đó sẽ có 767 hộ phải di dời khỏi vùng dự án.
Nhằm đảm bảo chỗ ở cho các hộ dân ổn định cuộc sống, các huyện, thị xã đã có kế hoạch phân bổ 32 vị trí tái định cư. Trong đó, thị xã Hoàng Mai có 200 hộ dân ảnh hưởng sẽ có 2 vị trí tái định cư, huyện Yên Thành 1 vị trí (39 hộ), huyện Quỳnh Lưu 4 vị trí (85 hộ), huyện Diễn Châu 9 vị trí (153 hộ), huyện Nghi Lộc 2 vị trí (50 hộ) và huyện Hưng Nguyên 14 vị trí (240 hộ).
Đến nay, 25/32 vị trí tái định cư đã được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt gồm: huyện Quỳnh Lưu 2/4 vị trí, Diễn Châu 9/9 vị trí, Nghi Lộc 2/2 vị trí, Hưng Nguyên 12/14 vị trí.
Các vị trí tái định cư còn lại đang được các địa phương trình thẩm tra tại các cấp, ngành và trình UBND tỉnh phê duyệt.
Để hoàn thành tốt công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi tiến hành thu hồi đất theo đúng quy định, UBND tỉnh Nghệ An đã thành lập Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc Ban chỉ đạo thực hiện các dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông đoạn qua tỉnh Nghệ An; kiện toàn Ban chỉ đạo phê duyệt kế hoạch sử dụng đất 6/6 huyện, thị xã có dự án đi qua.
Video đang HOT
Trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải, UBND tỉnh Nghệ An yêu cầu các Bí thư Huyện ủy, Thị ủy làm trưởng ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Bắc – Nam.
UBND tỉnh cũng yêu cầu các địa phương tăng cường tuyên truyền, phổ biến các thông tin, dữ liệu của dự án và quản lý chặt chẽ phạm vi dự kiến giải phóng mặt bằng và không để tình trạng lấn chiếm.
Các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã được giao phối hợp với chủ đầu tư, đơn vị tư vấn thiết kế rà soát, tổng thể các vấn đề về hướng tuyến, công trình, hạng mục, nút giao, đường dân sinh, khai thác đất san lấp mặt bằng nhằm đảm bảo thực hiện dự án đúng tiến độ đề ra.
Duy Phương
Theo Baogiaothong
Sử dụng nước sông ô nhiễm làm nước sạch bán cho dân
Mặc dù UBND tỉnh Nghệ An đã có nhiều văn bản chỉ đạo Công ty Cổ phần cấp nước (Cty cấp nước) Nghệ An không sử dụng nước từ sông Đào ô nhiễm xử lý làm nước sạch bán cho dân, mà phải thực hiện đúng cam kết sử dụng toàn bộ nguồn nước thô từ Công ty TNHH MTV cấp nước Sông Lam (Cty cấp nước Sông Lam) để đảm bảo vệ sinh.
Tuy nhiên, phớt lờ mọi chỉ đạo của tỉnh, Cty này vẫn ngang nhiên lấy nước từ sông Đào ô nhiễm làm nước sạch bán, khiến người dân bức xúc.
Nước sông Đào bị ô nhiễm nghiêm trọng. Ảnh: HY
Công văn số 02/UBND-CN về việc tăng cường công tác quản lý hoạt động cấp nước trên địa bàn TP Vinh và các vùng phụ cận do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Huỳnh Thanh Điền ký ngày 3/1/2019 nội dung ghi rõ: Yêu cầu "Cty cấp nước Nghệ An ký hợp đồng mua nước thô với Cty cấp nước Sông Lam để đơn vị cấp nước thô cung cấp toàn bộ nước thô cho Nhà máy nước Hưng Vĩnh và Nhà máy nước Cầu Bạch đảm bảo sản xuất nước sạch cung cấp cho địa bàn TP Vinh và vùng phụ cận theo đúng chủ trương đầu tư của UBND tỉnh".
Tiếp đến, ngày 6/4/2019, UBND tỉnh Nghệ An có Kết luận số 261/TB-UBND của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Hồng Vinh về tình hình hoạt động cấp nước thô và sản xuất, kinh doanh nước sạch trên địa bàn TP Vinh và vùng phụ cận. Kết luận cũng nêu rõ: Yêu cầu Cty cấp nước Nghệ An thực hiện nghiêm túc Văn bản số 02/UBND-CN ngày 3/1/2019 và chỉ đạo của Tỉnh ủy tại Văn bản số 460-CV/TU ngày 3/3/2016, UBND tỉnh tại Văn bản số 6923/UBND-CN ngày 11/9/2017 (không sử dụng nguồn nước từ sông Đào bị ô nhiễm, không đảm bảo vệ sinh để sản xuất nước sinh hoạt).
Tuy nhiên, phớt lờ tất cả sự chỉ đạo của Tỉnh ủy và UBND tỉnh Nghệ An, Cty cấp nước Nghệ An vẫn tự ý bơm nước từ sông Đào lên, lấy nước đó xử lý thành nước sạch bán cho người dân TP Vinh và các vùng phụ cận, khiến nhân dân bất bình, vì nước sông Đào bị ô nhiễm, không đảm bảo vệ sinh.
Những rãnh nước thải từ các chuồng trại thải thẳng ra đoạn sông cách trạm bơm 200m. Ảnh: HY
Chị Nguyễn Thị Hiền - một người dân TP Vinh cho biết: Từ ngày biết Cty cấp nước Nghệ An lấy nước từ sông Đào làm nước sạch bán cho dân, tôi không dám dùng nước sạch để ăn uống nữa mà chỉ dùng để tắm giặt vệ sinh. Thà mình khoan giếng lên dùng còn hơn mua nước lấy từ nguồn sông Đào. Bao nhiêu nhà máy, xí nghiệp xả nước thải, hàng ngàn nhà dân với hàng triệu mét khối nước thải xả trực tiếp ra đó, sao họ có thể lấy nước đó xử lý rồi bán cho dân chứ?
Theo nội dung Báo cáo số 1817/SXD-HTKT của Sở Xây dựng Nghệ An gửi UBND tỉnh, thì quá trình kiểm tra thực tế tại 2 trạm bơm nước thô Cầu Mượu và Cầu Bạch của 2 nhà máy sản xuất nước sạch Hưng Vĩnh và Cầu Bạch, xác định có bơm nước thô từ sông Đào về. Trong đó, Nhà máy nước Cầu Bạch sử dụng 100% nước thô từ sông Đào thông qua bể lắng để làm nước sạch; Nhà máy nước Hưng Vĩnh lấy nước từ 22h đến 6h sáng.
Được biết, sông Đào đi qua 5 xã, thị trấn của huyện Nam Đàn, là nơi có nhiều nhà máy, xí nghiệp và các hộ chăn nuôi trên địa bàn. Khu vực sông Đào hiện nay có dấu hiệu ô nhiễm nặng, dòng nước đục ngàu, hôi thối do nước thải chảy ra từ các xí nghiệp, nước thải sinh hoạt của người dân cũng thải trực tiếp ra khu vực sông này.
UBND tỉnh Nghệ An đã nhiều lần ra văn bản yêu cầu Công ty CP Cấp nước Nghệ An không được lấy nước thô từ sông Đào làm nước sạch. Ảnh: HY
Trao đổi với ông Phan Trọng Hải, Phó Chủ tịch UBND xã Nam Giang, huyện Nam Đàn cho biết: Nước sông Đào hiện nay đã ô nhiễm không thể sử dụng làm nước sinh hoạt. Cách đây 2 năm, tỉnh đã có văn bản yêu cầu Cty cấp nước Nghệ An phải ngừng lấy nước từ sông Đào và sử dụng nguồn nước thô từ sông Lam để sản xuất nước sạch. Từ đó đến năm 2019, chúng tôi không nghe bất cứ phản ánh gì. Hai tháng trở lại đây liên tục nhận được phản ánh về việc Cty cấp nước Nghệ An lấy nước sông Đào ô nhiễm làm nước sạch. Tuy nhiên, do không đủ thẩm quyền nên chúng tôi không thể kiểm tra, xử lý được.
Kết quả quan trắc nước sông Đào trong tháng 3 tại trạm bơm Cầu Mượu cho thấy, có 4/37 thông số vượt ngưỡng cho phép. Nếu như nước sạch mà Cty cấp nước Nghệ An bán cho hàng triệu khách hàng sử dụng có "vấn đề", thì ai là người chịu trách nhiệm cho sức khỏe của người dân nếu như nguồn nước không đảm bảo?. Trong khi từ năm 2017, UBND tỉnh Nghệ An cấm sử dụng nước sông Đào để làm nước sạch. Tuy nhiên, Cty cấp nước Nghệ An vẫn bơm nước từ dòng kênh này thay vì mua nước thô từ Cty cấp nước Sông Lam. Như vậy, Cty này đã "qua mặt" tỉnh, ngang nhiên dùng nguồn nước sông Đào không hợp vệ sinh để làm nước sạch bán cho người dân nhưng chưa bị bất cứ cơ quan nào đứng ra xử lý trách nhiệm.
Báo Thanh tra sẽ thông tin tiếp về vụ việc này.
Cty cấp nước Nghệ An được tỉnh phê duyệt cổ phần hóa ngày 12/11/2015. Đại diện theo pháp lý là ông Hoàng Văn Hải, Tổng Giám đốc; ông Nguyễn Bá Quý, Chủ tịch Hội đồng quản trị. Hiện Cty cấp nước Nghệ An đang quản lý, vận hành 13 nhà máy nước, trạm cấp nước gồm Nhà máy nước Hưng Vĩnh và cầu Bạch, các trạm nước Hưng Nguyên, Nam Đàn, Đô Lương, Anh Sơn, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Tân Kỳ, Thanh Chương, Con Cuông, Kỳ Sơn, Tương Dương.
Hải Yến
Theo Thanhtra
Chuẩn bị họp dân, công bố chính sách đền bù giải phóng mặt bằng cao tốc Bắc Nam Sở Giao thông vận tải Nghệ An cho biết, 6 huyện có đường cao tốc Bắc Nam đi qua ở Nghệ An đã bàn giao cọc giải phóng mặt bằng cho chủ đầu tư. Các huyện đang làm trích lục, trích đo chuẩn bị bồi thường giải phóng mặt bằng. Sở Giao thông - Vận tải tỉnh Nghệ An cho biết, đến thời...