Dự án cải tạo kim tự tháp gây tranh cãi
Một đoạn video quay cảnh công trình cải tạo kim tự tháp Menkaure ở Giza của Ai Cập đã gây ra làn sóng chỉ trích trên mạng xã hội và một chuyên gia cũng cho rằng việc này là “vô lý”.
Kim tự tháp Menkaure (ảnh chụp tháng 2/2023) ban đầu được bọc bằng đá granit nhưng theo thời gian đã mất đi một phần lớp phủ. Ảnh: AFP
Bộ Du lịch và Cổ vật Ai Cập và một phái đoàn Nhật Bản đang lên kế hoạch khôi phục lại hình dáng ban đầu của kim tự tháp Menkaure – kim tự tháp nhỏ nhất trong ba Kim tự tháp Giza vĩ đại nhất Ai Cập.
Dự án này dự kiến sẽ kéo dài trong 3 năm, do Mostafa Waziri – Tổng thư ký Hội đồng Cổ vật Tối cao và Yoshimura Sakoguchi dẫn đầu.
Video đang HOT
Mostafa Waziri cho biết: “Đã có rất nhiều dự án được mệnh danh là “Dự án thế kỷ” trong suốt lịch sử, nhưng theo tôi, nhiệm vụ khôi phục lớp vỏ đá granit của Kim tự tháp Menkaure cũng quan trọng như bất kỳ dự án nào trong số đó”. Ông còn mô tả dự án này là “món quà cho thế giới” của Ai Cập.
Cách đây hàng nghìn năm, kim tự tháp được xây dựng và ốp bằng đá granit, nhưng theo thời gian đã mất đi một phần lớp phủ. Việc cải tạo nhằm mục đích tái tạo lại lớp đá granit và khôi phục cấu trúc ban đầu của công trình kiến trúc vĩ đại này. Hiện tại, chỉ có 7 trong số 16 khối đá granit dùng làm vỏ ngoài của kim tự tháp là còn nguyên vẹn.
Bất chấp những đánh giá tích cực của các quan chức dự án, quyết định khôi phục kim tự tháp Menkaure đã gây ra nhiều tranh cãi trên mạng xã hội.
Nhà Ai Cập học Salima Ikram nhận xét trong một bài phê bình trên trang Facebook của mình : “Các ý tưởng về việc trùng tu và bảo tồn đã thay đổi rất nhiều, và những gì được cho là tuyệt vời khi nó được thực hiện thường bị chỉ trích 10 năm sau đó”.
Ibrahem Badr, phó giáo sư về phục hồi và bảo tồn khảo cổ học, bày tỏ: “Đây là một tình huống nghiêm trọng. Ai đó cần phải đọc các công ước quốc tế về việc phục hồi và xử lý các cổ vật của Ai Cập”.
Trong khi đó Nhà Ai Cập học Monica Hanna lên tiếng: “Điều duy nhất còn thiếu là lát gạch thêm vào kim tự tháp Menkaure! Khi nào chúng ta mới chấm dứt sự vô lý trong việc quản lý di sản Ai Cập? Tất cả các nguyên tắc quốc tế về cải tạo đều cấm những sự can thiệp như vậy”.
Vấn đề bảo tồn di sản ở Ai Cập, nơi du lịch chiếm 10% tổng GDP, luôn là chủ đề gây ra nhiều ý kiến tranh luận. Gần đây, chính quyền địa phương đã mở một cuộc điều tra sau khi một nhà thầu phụ trách cải tạo quyết định sơn lại màu trắng trên trần nhà được trang trí và chạm khắc công phu của nhà thờ Hồi giáo Abu al-Abbas al-Mursi. Đây là nhà thờ lớn nhất thành phố Alexandria – thành phố lớn thứ hai của Ai Cập và được xây dựng từ thế kỷ 15.
Sập bức tường thành cổ ở Tunisia - Tai nạn giao thông gây thương vong ở Ấn Độ
Nhà chức trách Tunisia cho biết trong quá trình trùng tu, tôn tạo, một phần bức tường bao quanh Thành cổ Kairouan đã đổ sập ngày 16/12, khiến 3 công nhân xây dựng thiệt mạng.
Hiện trường vụ sập bức tường thành cổ ở Tunisia ngày 16/12/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo Cơ quan Phòng vệ Dân sự Tunisia, một phần tường thành dài khoảng 30 m của bức tường cao 6m đã bị sập khi một nhóm công nhân đang làm việc tại đây. Vụ việc cũng khiến 2 công nhân xây dựng khác bị thương. Nguyên nhân có thể là do mưa lớn kéo dài trong những ngày qua khiến chân tường bị sạt lở.
Thành cổ Kairouan được xây dựng vào năm 670 sau Công nguyên. Đây được xem là một trong những thành phố linh thiêng nhất và là điểm thu hút khách du lịch hàng đầu ở khu vực Bắc Phi. Kairouan được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào năm 1988.
Giới chức Ấn Độ cho biết 11 người đã thiệt mạng trong 2 vụ tai nạn giao thông đường bộ xảy ra ở nước này trong ngày 16/12.
Vụ tai nạn thứ nhất xảy ra ở bang miền Nam Kerala khiến 5 người trong một gia đình thiệt mạng. Vụ tai nạn thứ hai xảy ra ở huyện Nagpur thuộc bang Maharashtra, Tây Nam Ấn Độ, cướp đi sinh mạng của 6 người. Trong vụ tai nạn thứ hai này, một xe tải chạy tốc độ cao đã đâm vào một ô tô chở 7 người.
Các vụ tai nạn giao thông gây nhiều thiệt hại về người xảy ra thường xuyên ở Ấn Độ, chủ yếu do xe chở quá tải, đường sá xuống cấp và lái xe không tuân thủ quy định an toàn. Theo số liệu chính thức, tại Ấn Độ mỗi năm xảy ra khoảng 500.000 vụ tai nạn giao thông làm khoảng 150.000 người thiệt mạng.
"Kẻ lừa đảo tài chính thiên tài" của thế kỷ Bernard Madoff là một nhà tài chính người Mỹ, người đã thực hiện kế hoạch kinh doanh theo mô hình "kim tự tháp" lớn nhất trong lịch sử. Trong hơn 40 năm hoạt động, công ty của ông ta đã lừa đảo khoảng 3 triệu người, là những người rất giàu và tầng lớp trung lưu. Tổng thiệt hại tài chính của những...