Dự án BOT hầm Đèo Ngang thu vượt thời gian, Sông Đà báo cáo số liệu thu phí sai
Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa thông tin, dự án BOT hầm Đèo Ngang do Tổng công ty Sông Đà làm chủ đầu tư, vẫn chưa nộp hết số tiền thu phí vượt thời gian để hoàn vốn cho dự án vào ngân sách.
Cụ thể, dự án BOT hầm Đèo Ngang – Quốc lộ 1 nối tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Quảng Bình được Bộ GTVT và Tổng công ty Sông Đà ký hợp đồng BOT số 11/2002/GTVT-KHĐT ngày 13/11/2002. Tổng mức đầu tư là 150,021 tỷ đồng, quy mô 2 làn xe, thời gian hoàn vốn theo Hợp đồng BOT là 18 năm 5 tháng.
Thời gian xây dựng theo hợp đồng BOT là 24 tháng, dự kiến khởi công vào tháng 11/2002, nhưng đến ngày 10/5/2003, dự án mới khởi công và hoàn thành vào ngày 8/10/2004. Thời gian hoạt động thu phí BOT Đèo Ngang từ ngày 1/11/2004 đến 31/3/2023.
Trạm thu phí BOT hầm Đèo Ngang.
Tuy nhiên, cuối năm 2016, Thanh tra Bộ GTVT công bố dự án hầm đường bộ qua Đèo Ngang theo hình thức hợp đồng BOT phải giảm thời gian thu phí 7 năm 10 tháng 4 ngày. Đến năm 2015, dự án đã hết hạn thu phí, nhưng đến ngày 30/11/2016 dự án mới tạm dừng thu phí (thu phí vượt thời gian gần 2 năm) số tiền dự án hầm Đèo Ngang thu vượt thời gian thu phí hoàn vốn là 88.36 tỷ đồng. Sau đó, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã yêu cầu Tổng công ty Sông Đà nộp số tiền thu vượt vào ngân sách Nhà nước.
Trao đổi với PV Dân Việt, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ cho biết: “Đến nay, Tổng công ty Sông Đà vẫn chưa quyết toán xong số tiền thu phí vượt của dự án BOT hầm Đèo Ngang vào ngân sách Nhà nước”.
Video đang HOT
“Lý do Tổng công ty Sông Đà không chịu quyết toán là vì hai bên vẫn chưa thống nhất các điều khoản theo hợp đồng BOT của dự án. Hiện, vẫn còn một vài hạng mục chưa thống nhất xong để quyết toán, hai bên vẫn đang đàm phán”, Thứ Lê Đình Thọ cho biết.
Theo Tổng cục Đường Việt Nam, hiện nay nhiều nội dung chưa có hướng dẫn trong các văn bản quy phạm pháp luật như: Hướng dẫn công tác quyết toán hợp đồng, xác định các thông số đầu vào của phương án tài chính hợp đồng BOT.
Quá trình đàm phán các nội dung điều chỉnh hợp đồng, quyết toán và thanh lý hợp đồng mất nhiều thời gian cần các Bộ, Ngành liên quan hỗ trợ cụ thể: Nội dung về nguồn thu khác của dự án, thu lãi tiền gửi ngân hàng từ thu phí, thu hỗ trợ lãi suất đầu tư, tình toàn thuế giá trị gia tăng,…
Đặc biệt, Tổng công ty Sông Đà báo cáo số liệu thu phí sai so với hướng dẫn của Bộ Tài chính và của Tổng cục Đường bộ Việt Nam. Ngoài ra, báo cáo số thu đã bao gồm thuế GTGT và có kèm theo xác nhận của Cục thuế địa phương nhưng trên thực tế số liệu này không có thuế GTGT.
Sau khi phát hiện Tổng công ty Sông Đà báo cáo sai số thu phí, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã báo cáo Bộ GTVT dừng thu phí tại trạm BOT Đèo Ngang từ 24h ngày 30/11/2016. Số tiền dự tính thu vượt thời gian là 88,36 tỷ đồng. Trong đó, bao gồm các khoản thuế GTGT phía Sông Đà báo cáo sai, các khoản giảm trừ chi phí giai đoạn khai thác do không được thoả thuận quyết toán lãi tiền gửi ngân hàng từ thu phí, thu hỗ trợ lãi suất đầu tư, thu khách từ dự án.
Đến ngày 25/3/2019, Tổng công ty Sông Đà đã nộp số tiền 57,16 tỷ đồng vào ngân sách Nhà nước, số tiền chênh lệch còn lại là 31,2 tỷ đồng, Tổng công ty Sông Đà vẫn đang tiếp tục kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền giải quyết gồm: Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, lãi vay ngân hàng giai đoạn xây dựng và lãi vay giai đoạn khai thác.
Theo Danviet
Vì sao Bộ GTVT chưa dừng thu phí các dự án BOT vì chậm ký phụ lục hợp đồng?
Tổng cục Đường bộ Việt Nam sẽ làm việc với 4 nhà đầu tư chưa ký phụ lục hợp đồng với nhà cung cấp ETC. Đây là 4 trong 44 doanh nghiệp BOT chưa ký kết hợp đồng thu phí không dừng giai đoạn 1.
Việc Tổng cục Đường bộ Việt Nam (ĐBVN) thông báo dừng thu phí sử dụng đường bộ kể từ 18h ngày 10/7 nếu doanh nghiệp không ký phụ lục hợp đồng thu phí không dừng đang được dư luận quan tâm.
Trong đó, Bộ GTVT đã yêu cầu các trạm thu phí quốc lộ 1 đoạn Cần Thơ - Phụng Hiệp; Bắc Hải Vân thuộc dự án hầm đường bộ Phú Gia - Phước Tượng; Cam Thịnh thuộc dự án mở rộng quốc lộ 1 qua tỉnh Khánh Hòa; hai trạm thu phí tại Km1610 800 và Km1667 470 thuộc dự án mở rộng quốc lộ 14 đoạn qua TP Pleiku, nếu không ký phụ lục hợp đồng thu phí tự động không dừng.
Vẫn còn 4 doanh nghiệp chưa phí phụ lục hợp đồng thu phí tự động không dừng.
Dự kiến, hôm nay (8/7), Tổng cục Đường bộ Việt Nam sẽ có cuộc họp với 4 nhà đầu tư chưa ký hợp đồng với nhà cung cấp ETC. Đây là 4 trong 44 doanh nghiệp BOT chưa ký kết hợp đồng thu phí không dừng giai đoạn 1.
Trước đó, ngày 7/7, Hiệp hội các nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ Việt Nam đã gửi kiến nghị không đồng quan điểm về cách làm của Tổng cục Đường bộ Việt Nam về việc thu phí tự động không dừng.
Hiệp hội này ủng hộ việc triển khai thu phí tự động. Tuy nhiên, không đồng ý với cách triển khai của Tổng cục Đường bộ, vì một số lý do như: Chưa phù hợp pháp luật hiện hành; ấn định chỉ 1 đơn vị cung cấp dịch vụ thu phí tự động; trạm thu phí đã được thế chấp ngân hàng, nếu bàn giao cho bên thứ 3 vận hành (doanh nghiệp thu phí tự động) sẽ ảnh hưởng tới quyền vận hành và quản lý trạm thu phí của nhà đầu tư, ngân hàng; còn ít người dùng dịch vụ thu phí tự động...
Liên quan đến thông tin này, sáng 8/7, nói với PV Dân Việt, đại diện Bộ GTVT cho biết: "Thu phí tự động không dừng là chủ trương của Chính phủ, phản ánh của Hiệp hội các nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ Việt Nam không khách quan, đi ngược chủ trương của Chính phủ. Bộ chắc chắn sẽ có thông tin về việc này".
Tại cuộc họp kiểm điểm tiến độ thu phí không dừng chiều 1/7, ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Đường bộ, cho biết giai đoạn 1 dự án thu phí không dừng cần lắp đặt tại 44 trạm với 620 làn. Hết tháng 5 cả nước lắp đặt được 28 trạm với 115 làn, trong đó vận hành thương mại 27 trạm với 111 làn. Riêng các tuyến cao tốc, Tổng công ty Đầu tư và Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) và nhà đầu tư BOT khác cần lắp đặt trên 430 làn thu phí không dừng.
Dự án thu phí không dừng đang gặp khó khăn do ngân hàng chưa cấp tín dụng cho nhà cung cấp dịch vụ là Công ty TNHH Thu phí tự động (VETC). Từ tháng 3 đến nay, VETC không triển khai thêm được hạng mục nào. Các tuyến cao tốc cũng triển khai chậm do chưa phê duyệt phương án đầu tư.
Cũng theo ông Huyện, Tổng cục Đường bộ đã nhiều lần đàm phán với nhà đầu tư của 44 trạm, nhưng đến hết 30/6 mới ký được 8 trạm. Các nhà đầu tư BOT thường viện lý do ngân hàng tài trợ vốn không đồng ý, nhưng thực ra họ đang cố tình chây ì, đơn cử như nhà đầu tư BOT Hà Nội - Bắc Giang.
Ông Huyện khẳng định: "Đến 5/7, nhà đầu tư nào không ký phụ lục hợp đồng, Tổng cục sẽ dừng thu phí. Tuy nhiên, đển nay các dự án có chủ đầu tư chưa ký phụ lục hợp đồng vẫn thực hiện thu phí khiến dư luận bức xúc.
Theo Danviet
Từ chối phục vụ vĩnh viễn 2 phương tiện, lãnh đạo VEC thừa nhận sai Văn bản tới Tổng cục Đường bộ Việt Nam do Tổng giám đốc VEC Trần Văn Tám ký đã thừa nhận việc VEC E đề xuất từ chối phục vụ vô thời hạn đối với 2 phương tiện mang BKS: 51A-55850 và 51G-77256 trên các tuyến cao tốc do VEC quản lý là chưa đủ cơ sở. Liên quan tới việc Công ty...