Dự án bom nguyên tử của Hitler thất bại như thế nào?

Theo dõi VGT trên

Trong Thế chiến II, Đức Quốc xã đã có tham vọng phát triển bom nguyên tử. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân, kế hoạch đó đã thất bại.

Trong đó, các chiến dịch phá hoại của Đồng minh đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực đè bẹp cỗ máy chiến tranh Đức nói chung và tham vọng bom nguyên tử của Hitler nói riêng.

Dự án bom nguyên tử của Hitler thất bại như thế nào? - Hình 1

Những năm trước và trong Thế chiến II đã chứng kiến một cuộc đua giữa Đức và Mỹ để phát triển vũ khí nguyên tử. Mặc dù ý tưởng về phản ứng phân hạch được đề cập lần đầu tiên vào năm 1934, nhưng phải đến bốn năm sau, các thí nghiệm mới xác nhận hiện tượng này bằng cách sử dụng Uranium. Hai phương pháp điều hòa năng lượng neutron bị mất bởi sự bắn phá Uranium cần đến nước nặng hoặc than chì. Nước nặng, hay Deuterium, trông giống như nước thường, được phát hiện vào năm 1933. Đức cuối cùng quyết định sử dụng nước nặng trong lò phản ứng hạt nhân để tạo ra Plutonium-239 cần thiết trong nghiên cứu vũ khí.

Một phương pháp sản xuất nước nặng là tách chúng ra khỏi nước thường bằng phương pháp điện phân. Phương pháp này đòi hỏi buồng điện phân và một lượng điện năng đáng kể. Nguồn cung cấp nước nặng cho các nhà khoa học trên khắp thế giới thời đó đến từ một nhà máy thủy điện do Norsk Hydro điều hành, nằm gần Rjukan ở vùng Telemark của Na Uy.

Đến cuối tháng 1.1940, Đức đã bắt đầu mua nước nặng từ Norsk Hydro thông qua hãng IG Farbenindustrie Aktiengesellschaft. Ngay lập tức, lực lượng Tình báo Quân đội Pháp đã tiến hành chiến dịch nhằm loại bỏ nguồn cung cấp nước nặng từ Norsk Hydro. Lượng nước nặng lên tới 44,25 gallon (khoảng 167,5 lít). Sau một nhiệm vụ nguy hiểm, toàn bộ số nước nặng đã được đưa ra khỏi Na Uy và được đưa đến Falmouth (Anh) bằng một tuyến đường vòng: Từ Oslo (Na Uy) đến Perth (Scotland), rồi tiếp đến lần lượt tới Paris, Bordeaux (Pháp) và sau đó mới là Falmouth.

Bất chấp thành công này, các chỉ huy và tổ chức tình báo của quân Đồng minh tin rằng người Đức sẽ sử dụng Norsk Hydro để tiếp tục các hoạt động sản xuất nước nặng nhằm cung cấp đủ nguồn cung để sử dụng trong chương trình nghiên cứu vũ khí của họ. Đặc nhiệm Anh (SOE) được giao trọng trách lên kế hoạch và triển khai các chiến dịch nhằm hạn chế và chấm dứt việc sản xuất nước nặng tại Norsk Hydro, cũng như triển khai nhiều nhiệm vụ mật và các chiến dịch phá hoại khác.

Dự án bom nguyên tử của Hitler thất bại như thế nào? - Hình 2

Biệt kích Anh, năm 1942

Giai đoạn đầu tiên, bí danh Chiến dịch Grouse, được tiến hành vào đêm 18 rạng sáng 19.10.1942. Trong chiến dịch này, bốn người Na Uy (Knut Haugland, Arne Kjelstrup, Jens-Anton Poulsson và Claus Helberg) đã nhảy dù xuống cao nguyên Hardanger, nằm ở vị trí cao và gần nhà máy thủy điện Norsk Hydro. Nhiệm vụ của họ là thu thập thông tin tình báo (bao gồm ăn cắp các bản thiết kế nếu có thể) liên quan đến nhà máy và các hoạt động sản xuất nước nặng.

Thông tin mà nhóm Grouse thu thập đã được gửi lại cho SOE để sử dụng trong việc lập kế hoạch cho giai đoạn tiếp theo của chiến dịch. Giai đoạn này bí danh là Chiến dịch Freshman. Trong chiến dịch này, một nhóm công binh chiến đấu từ Sư đoàn nhảy dù số 1 của Anh đã được đưa đến Na Uy bằng tàu lượn để phối hợp với đội Grouse.

Theo kế hoạch, họ sẽ dung thuốc nổ để phá hủy ở các bộ phận chính của nhà máy thủy điện Norsk Hydro nhằm phá hủy kho trữ nước nặng của nó, sau đó trốn thoát từ Na Uy đến Thụy Điển. Nhóm Freshman rời Anh vào đêm 19.11.1942.

Video đang HOT

Điều kiện thời tiết ở bãi thả trong đêm đó là vô cùng tồi tệ. Hậu quả là hai nhóm đã không liên kết được với nhau. Một trong những máy bay ném bom Halifax dùng để kéo tàu lượn đã đâm vào một ngọn núi, toàn bộ phi hành đoàn hy sinh. Trước đó không lâu, chiếc tàu lượn đã tự tách ra nhưng cũng bị đâm xuống đất, gây thương vong rất lớn cho nhóm công binh. Một chiếc tàu lượn khác cũng bị đâm, gần như toàn bộ binh lính bên trong hy sinh. Chiếc Halifax thứ hai may mắn thoát về Anh và hạ cánh an toàn. Tất cả những thành viên phi hành đoàn còn sống sót đã bị quân Đức bắt, tra tấn, hỏi cung và cuối cùng bị sát hại.

Dự án bom nguyên tử của Hitler thất bại như thế nào? - Hình 3

Sơ đồ vị trí chiến đấu trên máy bay ném bom Halifax

Người Đức từ lâu đã rất lưu tâm đến những sự kiện tương tự. Ngày 19.10.1942, Adolf Hitler đã ban hành Lệnh Biệt kích (Kommandobefehl). Lệnh này tuyên bố rằng tất cả các biệt kích của quân Đồng minh mà quân Đức bắt được sẽ bị giết ngay lập tức, bất kể họ mặc quân phục hay cố gắng đầu hàng. Việc không thể thực thi mệnh lệnh này sẽ được coi như phạm tội lơ là nhiệm vụ theo quân luật.

Sau chiến dịch Freshman, người Đức nhận ra sự chú ý của Đồng minh đối với các hoạt động liên quan đến nước nặng tại Norsk Hydro. Các kế hoạch nâng cấp hệ thống phòng thủ vành đai tại nhà máy ngay lập tức được triển khai.Việc này bao gồm rải mìn xung quanh nhà máy, đặt đèn pha trên vành đai và tăng cường quân số bảo vệ. Tuy nhiên, những nỗ lực này không làm SOE chùn bước.

Các nhà kế hoạch đã nghiên cứu các phương án khác để biệt kích có thể liên kết với nhóm Grouse, lúc này đã đổi bí danh thành nhóm Swallow. Bốn người lính của nhóm Swallow phải ần mình vài tháng ở vùng núi phía trên nhà máy thủy điện, tiếp tục duy trì liên lạc với SOE ở London bằng radio. Họ phải nỗ lực để sinh tồn bằng bất kể thứ gì khả dụng.

SOE cuối cùng đã hoàn thiện các kế hoạch cho giai đoạn tiếp theo, có bí danh Chiến dịch Gunnerside. Trong giai đoạn này, sáu lính biệt kích Na Uy (Joachin Ronneberg, Knut Haukelid, Fredrik Kayser, Kasper Idland, Hans Storhaug và Birger Stromsheim) đã nhảy dù xuống Na Uy vào đêm 16 rạng sáng 17.2.1943. Vài ngày sau, nhóm Gunnerside liên kết với nhóm Swallow và họ bắt đầu lên kế hoạch cho cuộc tấn công vào nhà máy. Họ quyết định tấn công vào đêm 27 rạng sáng 28.2.1943.

Dự án bom nguyên tử của Hitler thất bại như thế nào? - Hình 4

Nhà máy thủy điện của Norsk Hydro, ảnh chụp năm 1935

Nhiều tháng sau thất bại của Chiến dịch Freshman, an ninh dần nới lỏng. Đèn pha và bãi mìn vẫn được giữ nguyên nhưng lính canh đã trở nên lơi là hơn. Tuy nhiên, cây cầu duy nhất bắc qua khe núi dài 246 feet (gần 75m) cắt ngang sông Maan vẫn được bảo vệ tối đa.

Do đó, nhóm biệt kích đã quyết định rằng cách tiếp cận tốt nhất của họ là trèo xuống khe núi sâu 656 feet (gần 200m), băng qua dòng sông băng giá, và sau đó leo lên phía bên kia của khe núi dốc. Sử dụng thông tin thu được về nhà máy, nhóm biệt kích tìm thấy và men theo một đường ray để vào khu vực nhà máy mà không bị bất kỳ lực lượng bảo vệ nào phát hiện.

Khi vào được nhà máy, họ gặp một nhân viên bảo dưỡng người Na Uy, và được người này giúp đỡ trong những bước đi tiếp theo. Họ di chuyển nhanh chóng đến khu vực đặt các buồng điện phân nước nặng và đặt thuốc nổ vào vị trí. Cầu chì đặt giờ được gắn vào thuốc nổ, sau đó nhóm biệt kích kích hoạt cầu chì và rời đi.

Họ để lại một khẩu súng tiểu liên của Anh với hy vọng người Đức sẽ cho rằng vụ phá hoại là do quân Anh tiến hành, nhằm ngăn chặn bất kỳ sự trả thù nào của Đức nhắm vào dân địa phương.

Một sự cố bất ngờ xảy ra ngay khi họ sẵn sàng bật cầu chì: Người nhân viên bảo dưỡng đã ngăn họ lại vì anh này để mất kính của mình! Vì kính mắt thời điểm đó rất khó kiếm, nên nhóm biệt kích phải dừng lại và may mắn tìm thấy chiếc kính. Sau đó, họ bật cầu chì và rời khỏi nhà máy trên cùng con đường họ sử dụng để đi vào.

Sau khi họ rút lui sạch sẽ khỏi nhà máy, vụ nổ xảy ra. Các buồng điện phân nước nặng đã bị phá hủy chứa gần 120 gallon (khoảng 450,2 lít) nước nặng.

Người Đức sau đó phát động một chiến dịch tìm diệt toàn diện nhưng không tìm thấy bất kỳ ai trong số lính biệt kích. Một số người đã trốn sang Thụy Điển, một số đi đến Oslo và một số bám lại trong vùng Telemark. Knut Haugland là thành viên duy nhất bám trụ ở ngay gần khu vực nhà máy.

Mặc dù chiến dịch được coi là thành công, nhưng chỉ sau vài tháng, người Đức đã có thể sửa chữa một số thiệt hại và tái khởi động việc sản xuất nước nặng vào tháng 4.1943. SOE nghiêm túc xem xét việc tiến hành một cuộc đột kích khác vào nhà máy nhưng phải bỏ qua ý đồ vì việc triển khai một chiến dịch như vậy lúc này đã khó khăn hơn rất nhiều.

Vào tháng 11.1943, Lực lượng Không quân Quân đội Hoa Kỳ được giao nhiệm vụ đánh bom nhà máy. Mặc dù chỉ một trong bảy quả bom được thả thực sự đánh trúng mục tiêu, nhưng cuộc đột kích này cũng gây ra thiệt hại đáng kể cho nhà máy. Cuối cùng, người Đức quyết định tạm dừng các hoạt động liên quan đến nước nặng tại nhà máy thủy điện Norsk Hydro và chuyển nguồn nước nặng sang Đức. Việc lập kế hoạch và thực hiện được tiến hành với an ninh rất chặt chẽ. Trong đó, có một giai đoạn mà nước nặng sẽ được đưa qua Hồ Tinnsjo trên một chiếc phà với tên gọi SF Hydro.

Dự án bom nguyên tử của Hitler thất bại như thế nào? - Hình 5

Knut Haugland

Knut Haugland biết được kế hoạch di chuyển số nước nặng và bắt đầu lên kế hoạch cho một chiến dịch mới. Cuối cùng ông quyết định rằng giai chở hàng trên phà là cơ hội tốt nhất. Với sự hỗ trợ của một số thành viên kháng chiến địa phương và một thủy thủ đoàn trên phà, Haugland đã lẻn lên phà trước khi khởi hành và đặt chất nổ dẻo lên sống thuyền. Vào ngày 20.2.1944, ngay sau khi rời bến, SF Hydro đã phát nổ. Vụ nổ xé toạc chiếc phà và nó chìm xuống một trong những chỗ sâu nhất của hồ.

Các chiến dịch tương hỗ diễn ra đồng thời ở Na Uy cũng được triển khai thành công. Chương trình phát triển nước nặng của Đức cuối cùng đã bị chặn đứng.

Knut Haugland sau đó chạy sang Anh, sau nhiều lần trốn thoát trong gang tấc khỏi c ảnh sát mật Gestapo của Đức. Nhờ hành động trong các cuộc đột kích, ông đã được trao tặng Huân chương Chữ thập Chiến tranh với Thanh kiếm (War Cross with Sword), huân chương cao quý nhất của Na Uy dành cho sự dũng cảm. Năm 1947, Haugland tham gia vào cuộc thám hiểm Kon Tiki, với mục tiêu băng qua một phần của Thái Bình Dương trên một chiếc bè gỗ theo hướng từ Đông sang Tây. Cuộc thám hiểm thành công vang dội. Và cho đến khi ông qua đời vào tháng 12.2009, ông là thành viên cuối cùng còn sống của đoàn thám hiểm Kon Tiki.

Theo Huy Đức (Theo Military History Online)

Giáo hoàng Francis kêu gọi từ bỏ vũ khí hạt nhân

Giáo hoàng Francis hôm qua tới hai thành phố từng bị tàn phá bởi bom nguyên tử để phát động chiến dịch kêu gọi từ bỏ vũ khí hạt nhân.

Ông tuyên bố sở hữu vũ khí hạt nhân là việc sai trái không thể bào chữa, vô đạo đức và sử dụng chúng là tội ác chống lại loài người.

Giáo hoàng Francis kêu gọi từ bỏ vũ khí hạt nhân - Hình 1

Giáo hoàng Francis tại buổi lễ tưởng niệm ở Nagasaki ảnh: epa

Giáo hoàng Francis đã tới khu tưởng niệm ở Hiroshima và Nagasaki, Nhật Bản, những nơi bị Mỹ thả bom nguyên tử vào tháng 8/1945.

"Tại đây, trong thứ ánh sáng chói lòa của chớp và lửa, bao nhiêu đàn ông và đàn bà, bao nhiêu ước mơ và hy vọng biến mất, để lại đằng sau là bóng đêm và sự im lặng", Giáo hoàng Francis nói tại Đài tưởng niệm hòa bình Hiroshima sau khi dành ít phút cầu nguyện và lắng nghe những người sống sót kể lại những khổ đau mà họ đã trải qua, theo tường thuật của Reuters.

Bà Yoshiko Kajimoto, năm đó 14 tuổi, còn nhớ "người ta đi bên nhau vật vờ như những bóng ma, ai cũng bị thương khắp cơ thể đến mức không thể nhận ra ai là đàn ông, ai là đàn bà. Tóc họ dựng ngược, mặt họ đều sưng phù gấp đôi bình thường, miệng há hốc, tay chân bợt ra vì bỏng". "Không ai trong thế giới này có thể tưởng tượng cảnh địa ngục ấy", bà Kajimoto nói.

Hơn 100.000 người đã chết ngay lập tức trong hai vụ tấn công và khoảng 400.000 người khác chết vào các tháng, năm hay thập kỷ sau đó vì nhiễm xạ và các loại bệnh tật khác.

"Với sự lên án sâu sắc, tôi một lần nữa tuyên bố rằng việc sử dụng năng lượng nguyên tử cho mục đích chiến tranh là một tội ác không chỉ chống lại phẩm giá của loài người và còn chống lại tương lai ngôi nhà chung của chúng ta", Giáo hoàng nói tại Hiroshima. "Việc sử dụng năng lượng nguyên tử cho mục đích chiến tranh là vô đạo đức, như tôi đã nói hai năm trước đây".

Trước đó, khi tới Nagasaki, Giáo hoàng Francis lên án và đưa ra các yêu cầu đối với các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân. Ông nhắc lại sự ủng hộ của mình đối với một hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân ra đời năm 2017, được gần 2/3 số quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc ủng hộ nhưng bị các cường quốc hạt nhân phản đối vì cho rằng hiệp ước này làm xói mòn năng lực ngăn chặn bằng hạt nhân, thứ mà các quốc gia này tin là có khả năng ngăn chặn các cuộc chiến công ước.

"Thế giới của chúng ta bị chia rẽ bởi ý tưởng đảm bảo sự ổn định và hòa bình trong não trạng sợ hãi và hoài nghi thường trực", Giáo hoàng nói với giọng ảm đạm, trong khi trời có mưa và gió lớn.

Tại Nagasaki, Giáo hoàng Francis nói các nguồn lực dùng vào việc chạy đua vũ trang nên được dùng cho việc phát triển và bảo vệ môi trường.

"Trong một thế giới nơi có nhiều triệu trẻ em và gia đình sống trong điều kiện tồi tàn, tiền bạc bị tiêu pha lãng phí vào việc sản xuất, nâng cấp, duy trì và buôn bán các loại vũ khí hủy diệt là một sự sỉ nhục đối với nhân loại", ông nói.

ANH MINH

Theo tienphong.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tỉ phú Elon Musk nhắm đến Microsoft trong đơn kiện OpenAI
08:53:26 17/11/2024
Loạt lựa chọn nội các gây tranh cãi mới nhất của ông Trump
18:43:51 17/11/2024
Cảnh sát Mỹ bị đình chỉ vì quật ngã cụ ông gốc Việt gây xuất huyết não
22:26:44 18/11/2024
Trung Quốc giảm thuế xuất khẩu 209 sản phẩm
20:02:52 17/11/2024
Tòa án Mỹ chấp thuận hoãn truy tố ông Trump vụ tài liệu mật
07:05:01 17/11/2024
Dịch bệnh bùng phát trên tàu du lịch biển chở 1.822 khách khởi hành từ Singapore
08:36:44 17/11/2024
Temu vấp rào cản ở Đông Nam Á dù giá rẻ không tưởng
14:27:43 18/11/2024
Máy bay Boeing 737-800 bị bắn trên đường băng khi chuẩn bị cất cánh tại Mỹ
19:51:00 18/11/2024

Tin đang nóng

Chuyện cô giáo ở TP.HCM trả lại phong bì 50 ngàn đồng: Muốn tỏ rõ thành ý với giáo viên, 3 câu sau còn hiệu quả hơn tặng quà
18:30:43 18/11/2024
Hồng Loan đột ngột chia sẻ chuyện tang sự của gia đình
19:21:08 18/11/2024
Bán 3 tài khoản ngân hàng được 9 triệu, cả gia đình bị phạt gấp 14 lần
19:31:52 18/11/2024
Vợ cũ của 'chàng Vượng' Quách Tấn An hứng chỉ trích sau ly hôn
22:02:21 18/11/2024
Khung hình hot nhất hiện tại: Hoa hậu Thùy Tiên đọ sắc cực căng bên Miss Universe 2024
18:11:15 18/11/2024
Tự nguyện donate hơn 2 tỷ cho nữ streamer để xin gặp gỡ, sau khi thấy "người trong mộng", người đàn ông quyết định gọi cảnh sát
20:54:10 18/11/2024
Vụ đâm chết người ở quán nhậu tại TPHCM là do ghen tuông
19:25:16 18/11/2024
Nghẹn ngào cái ôm cuối má dành cho ba trước lúc rời xa cõi tạm: Không nỗi đau nào bằng nỗi đau ly biệt
19:27:47 18/11/2024

Tin mới nhất

Iran đảm bảo không có ý định giết Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump

22:20:53 18/11/2024
Thông điệp trên đã được Iran chuyển giao cho phía Mỹ vào ngày 14.10 và trước đó không được công khai, theo báo The Wall Street Journal hôm 15.11.

Nam Phi phong tỏa khu mỏ, quyết xử lý nạn khai thác trái phép

22:18:02 18/11/2024
Chính phủ Nam Phi đã chặn tuyến đường cung cấp vật tư cho những người khai thác than trái phép tại khu mỏ ở phía tây bắc.

Haiti rơi vào vòng xoáy bạo lực mới

22:01:23 18/11/2024
Làn sóng sợ hãi một lần nữa ập xuống Port-au-Prince khi một khu vực của thủ đô rơi vào vòng kiểm soát của băng nhóm tội phạm.

Mỹ đưa Hàn Quốc vào danh sách giám sát ngoại hối

21:57:15 18/11/2024
Báo cáo từ Bộ Tài chính Mỹ công bố ngày 14.11 cho biết Mỹ đã đưa Hàn Quốc trở lại danh sách các quốc gia cần theo dõi về chính sách ngoại hối, một năm sau khi Hàn Quốc được loại khỏi danh sách này.

Cựu 'phó tướng' phản đối lựa chọn của ông Trump cho vị trí bộ trưởng y tế

21:54:26 18/11/2024
Cựu Phó tổng thống Mỹ Mike Pence đang thúc giục các thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa không thông qua việc Tổng thống đắc cử Donald Trump đề cử ông Robert FKennedy Jr. làm Bộ trưởng Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh.

Tổng biên tập tạp chí Mỹ lâu đời nhất gọi cử tri của ông Trump là 'phát xít'

21:51:10 18/11/2024
Tổng biên tập Laura Helmuth của tạp chí Scientific American (Khoa học Mỹ) đã từ chức sau khi gây tranh cãi vì gọi cử tri của Tổng thống đắc cử Donald Trump là phát xít .

Khi Israel thăm dò ông Trump

21:42:52 18/11/2024
Trên danh nghĩa, đây chỉ là đề xuất cá nhân nhưng cũng báo hiệu mức độ đối địch giữa Tel Aviv và Tehran sẽ tiếp tục gia tăng mạnh mẽ trong thời gian tới.

Tổng thống Biden ra cảnh báo trong cuộc gặp với lãnh đạo Nhật, Hàn Quốc

21:38:36 18/11/2024
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 15.11 đã cảnh báo về một kỷ nguyên biến động chính trị khi ông gặp các đồng minh quan trọng ở châu Á-Thái Bình Dương.

Ông Kim Jong Un chỉ trích phương Tây về vấn đề Ukraine

21:08:06 18/11/2024
Do đó, ngày càng có nhiều quốc gia tham gia, tình hình bất ổn gia tăng có thể dẫn đến Thế chiến III và tình hình toàn cầu đang tiến gần đến ngưỡng nguy hiểm , ông nói thêm.

Xung đột Ukraine nguy cơ leo thang trước khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng

21:03:51 18/11/2024
Ông Josep Borrell cho rằng đây là phản ứng thỏa đáng trước việc Triều Tiên hỗ trợ phía Nga. Tuy nhiên, ông cho rằng thông tin cho phép tấn công tên lửa tầm xa nên là điều bất ngờ cho Nga.

Nga bán lại nhiều khí đốt hơn cho châu Âu sau khi dừng nguồn cung tới Áo

21:01:57 18/11/2024
Một nguồn tin quen thuộc với nguồn cung cấp khí đốt của Nga tại châu Âu cho biết khí đốt từ Nga vẫn rẻ hơn so với nhiều nguồn khác, do đó, khối lượng khí đốt của Áo đã nhanh chóng được bán lại.

Yếu tố địa chính trị tác động đến thị trường khí đốt châu Âu

20:18:15 18/11/2024
Hiện tại, Nga vẫn cung cấp một lượng lớn khí đốt cho Slovakia, Hungary và Cộng hòa Czech, dù nước này không có hợp đồng trực tiếp. Một lượng dầu ít hơn vẫn được chuyển tới Italy và Serbia.

Có thể bạn quan tâm

Miss International 2024 Thanh Thủy được fan vây kín mến mộ sùng bái

Sao việt

23:15:03 18/11/2024
Sau một tuần đăng quang Hoa hậu Quốc tế - Miss International 2024, Huỳnh Thị Thanh Thủy trở về Việt Nam và có buổi gặp gỡ với truyền thông.

Chuyện thật như đùa: Sao nam đình đám mới 23 tuổi nhưng đã "trải qua" 4 cuộc đời khác nhau

Sao châu á

22:54:47 18/11/2024
Công việc sau khi giải nghệ của Lại Quán Lâm lại chẳng hề có một chút liên quan nào tới nghệ thuật. Không ít netizen còn đùa rằng, Lại Quân Lâm đã trải qua 4 cuộc đời khác nhau khi chỉ mới 23 tuổi.

Bộ phim dở nhất 2024

Phim âu mỹ

22:49:04 18/11/2024
Mới đây, hàng loạt tựa báo và bài đánh giá phim đã cùng đem tới kết quả cuối cùng về bộ phim dở nhất năm nay - Megalopolis.

Chị đẹp nhả một chữ khiến Bích Phương chỉ còn là cái tên

Nhạc việt

22:45:07 18/11/2024
Khi thể hiện câu hát Em trao anh con tim sao anh trao cho em một cú lừa , chữ lừa được ca nương Kiều Anh luyến láy vô cùng đặc biệt, khiến người nghe vô cùng ấn tượng.

Bắt giữ bị can trốn truy nã 14 năm

Pháp luật

22:41:35 18/11/2024
Sau 14 năm trốn lệnh truy nã về hành vi làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, Lê Văn Thuận (61 tuổi) bị công an bắt giữ.

Hình ảnh gây sốc của nhóm tân binh đẹp nhất Hàn Quốc

Nhạc quốc tế

22:38:09 18/11/2024
Màn tái xuất của tân binh nghìn máu của Teddy - nhà sản xuất âm nhạc đứng sau thành công của BLACKPINK khiến dân tình trông chờ.

Quảng Bình: Tắm biển Nhật Lệ, một nữ du khách đuối nước tử vong

Tin nổi bật

22:32:06 18/11/2024
Ngày 18.11, thông tin từ Đồn biên phòng Nhật Lệ, Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Bình cho biết trên địa bàn vừa xảy ra vụ đuối nước khiến 1 phụ nữ tử vong.

Ronaldo tranh cử Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Brazil

Sao thể thao

22:14:48 18/11/2024
Cựu danh thủ Ronaldo De Lima, còn gọi là Ronaldo béo , sẽ tranh cử chức Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Brazil (CBF) vào năm 2025.

Thực đơn 3 món tuyệt ngon cho bữa cơm ngày đầu tuần

Ẩm thực

22:07:26 18/11/2024
Để có bữa cơm ngon miệng ngay cả từ những nguyên liệu đơn giản thì bạn hãy tham khảo ngay thực đơn dưới đây nhé!

Phim 'Vĩnh dạ tinh hà' kết thúc mở khiến khán giả hụt hẫng

Phim châu á

21:57:57 18/11/2024
Trong tập cuối Vĩnh dạ tinh hà , mối lương duyên giữa hai nhân vật chính Lăng Diệu Diệu (Ngu Thư Hân) và Mộ Thanh (Đinh Vũ Hề) đã được hé lộ.

Adele khoe nhẫn đính hôn

Sao âu mỹ

21:55:05 18/11/2024
Adele khoe chiếc nhẫn đính hôn lớn trên bàn tay trái khi trình diễn ca khúc I Drink Wine trong chuyến lưu diễn tại Las Vegas, Mỹ vào cuối tuần qua.