Dự án BĐS “chết yểu” của PVC đang nằm trong tay ai?
Trong số hàng chục dự án BĐS lớn nhỏ mà PVC làm chủ đầu tư và hợp tác đầu tư, có nhiều dự án lớn đã nằm trong tay những đại gia BĐS có tiếng.n
PVC từng mơ ước xây tòa tháp cao nhất Việt Nam
Thời ông Trịnh Xuân Thanh làm lãnh đạo PVC (2007 – 2010), thị trường BĐS ở giai đoạn “ nóng”, PVC cũng như nhiều công ty dầu khí khác rót tiền đầu tư hàng chục dự án BĐS lớn nhỏ.
Tuy nhiên, những năm sau đó rất nhiều dự án BĐS của PVC dính bê bối và dang dở không có khả năng triển khai. Đầu năm 2010, giới đầu tư địa ốc “phát sốt” với thông tin PVC và OceanGroup muốn đầu tư 1 tổ hợp gồm khách sạn, văn phòng, thương mại và căn hộ cao cấp với tòa tháp “có một không hai”, tức cao 102 tầng (528m) cao nhất nhì châu Á trên khu đất 25ha Mễ Trì, Từ Liêm, HN (đối diện Bộ ngoại giao mới). Tổng mức đầu tư lên tới 1,2 tỷ USD.
Tuy nhiên, những kế hoạch đó chỉ là “bánh vẽ” dù vào thời điểm 2012 PVC cùng đối tác đã tính lại và rút quy mô đầu tư dự án xuống chỉ còn 79 tầng và 600 triệu USD tổng mức đầu tư.
Sau khi PVC rút khỏi dự án này, Chính phủ đã cho phép Hà Nội lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức chỉ định. Theo đó, cái tên chủ đầu tư được nhắc tới là Công ty CP Đầu tư Mai Linh, tháp PVN Tower cũng được đổi tên thành “Công viên giải trí, trường học và Tổ hợp nhà ở, thương mại dịch vụ Golden Palace A”.
Video đang HOT
Đầu tư Mai Linh là nhà phát triển bất động sản đã có tiếng tăm trên thị trường với hàng loạt dự án chung cư cao cấp đã đi vào sử dụng như Golden Palace Mễ Trì (3 tòa tháp, 1000 căn hộ), Golden Palace Lê Văn Lương, hợp tác đầu tư dự án No4 Hoàng Đạo Thúy…
Những năm gần đây, ông Trần Đăng Khoa còn nhắm tới thị trường Tp.HCM khi đã có nhiều thương vụ hợp tác đầu tư vào các dự án BĐS lớn cùng “ông vua” ô tô Việt Nam Trần Bá Dương-Chủ tịch Trường Hải Group đầu tư vào Thủ Thiêm, bằng việc thành lập ra Công ty Đại Quang Minh.
Công ty này ra đời 2014, có vốn điều lệ 4.200 tỷ, cổ đông sáng lấp gồm có Trường Hải Group nắm 45%, ông Trần Đăng Khoa nắm 17,5%, Đầu tư Mai Linh nắm 37,5%. Hiện Đại Quang Minh đang phát triển KĐT mới Sala và một số dự án khác ở Thủ Thiêm.
Đối với một dự án đáng chú ý khác của PVC là Mỹ Đình Pearl, cũng là một dự án lớn và nằm trên khu “đất vàng” ngay sát cạnh tổ hợp tháp PVN Tower tại Mễ Trì (Hà Nội). Trong những năm qua dự án này cũng “án binh bất động”, và đang có những động thái đổi chủ.
Theo giới thiệu, dự án có quy mô 3,8ha gồm 2 khối căn hộ cao cấp với 666 căn hộ từ 2 đến 4 phòng ngủ cùng với các căn hộ; 1 khối khách sạn với hơn 500 phòng tiêu chuẩn 5 sao và 1 khối văn phòng hạng A.
Cái tên sáng giá là ông chủ mới của Mỹ Đình Pearl là tập đoàn SSG, bởi cũng trong năm 2010, giai đoạn PVC chuẩn bị công tác đầu tư dự án thì SSG là cổ đông góp vốn lớn nhất vào liên doanh Công ty CP Đầu tư bất động sản dầu khí Việt Nam (PV-SSG) để đầu tư dự án Mỹ Đình Pearl.
Theo đó, SSG nắm 49%, PVC nắm 25% còn lại là Oceanbank nắm 10%, PVN nắm 6% và PVI nắm 10%. Hồi tháng 8/2015 PVC đã có thông báo thoái vốn khỏi dự án này bằng việc bán đấu giá toàn bộ số cổ phần đang nắm giữ, giá khởi điểm 10.800 đồng/cp.
Dưới thời ông Trịnh Xuân Thanh làm lãnh đạo, PVC còn đầu tư vào rất nhiều dự án khác. Trong đó, có dự án dính bê bối, kiện tụng nhiều năm nay khiến người dân mua nhà khốn khổ. Đáng chú ý như dự án PetroVietnam Landmark tại An Phú, quận 2, Tp.HCM xây dựng dở dang nhiều năm nay.
Theo Infonet
Lãnh đạo PVC nói gì khi hàng loạt cựu lãnh đạo bị khởi tố, bắt giam?
Chưa bao giờ cái tên PVC (Tổng Cty Cổ phần xây lắp dầu khí) nổi như lúc này. Chuyện đúng, sai ra sao, cơ quan chức năng sẽ kết luận. PVC những ngày này ra sao?
"Việc thoái vốn tại các đơn vị không dễ dàng vì khó thu hút nhà đầu tư. Chúng tôi cố gắng đảm bảo việc làm, đời sống của trên 4.000 cán bộ, công nhân viên và người lao động. Tuy số tiền lãi từ năm 2014 đến nay chưa lớn, nhưng đã cải thiện, xoay chuyển tình thế, giúp PVC từ nhiều năm thua lỗ chuyển sang hoạt động có hiệu quả", một đại diện PVC nói.
Tại trụ sở PVC (trên đường Phạm Hùng, Từ Liêm, Hà Nội), trao đổi với PV Tiền Phong, Phó Tổng giám đốc Nguyễn Văn Đồng, nói: "Mọi việc đều chờ kết luận của cơ quan điều tra.
Chiều qua (19/9), Ban lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí vừa chủ trì cuộc họp với lãnh đạo PVC, đại diện các phòng ban và đơn vị trực thuộc thông báo tình hình hoạt động tổng công ty, động viên cán bộ công nhân viên yên tâm làm việc và chờ quyết định cuối cùng của cơ quan điều tra. Lãnh đạo phòng ban về phổ biến cho toàn bộ cán bộ nhân viên, người lao động. Hầu như ai cũng biết là chuyện từ giai đoạn trước".
Công nhân PVC xây dựng nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2.
Ông Đồng kể, thời gian qua, một vài phóng viên muốn viết về kết quả hoạt động và người lao động PVC từ khi có lãnh đạo mới, nhưng ông xin khất. Bởi vì "lúc này, những kết quả tốt, chúng tôi làm được từ 2014 đến nay dù có nói cũng không ai nghe mình. Nói ngược dòng thông tin chung (về các sai phạm - PV) lại thành lạc lõng, thậm chí gây phản ứng ngược".
Về sự việc miễn nhiệm chức danh Phó tổng giám đốc Trần Minh Tuấn, ông Đồng cho biết, quyết định này dựa trên nguyện vọng cá nhân của ông Tuấn.
"Anh Tuấn có đơn xin từ chức cách đây cả tháng, trước khi quyết định khởi tố vụ án. Để miễn nhiệm, chúng tôi phải theo quy trình báo cáo lên lãnh đạo tập đoàn. PVC đã niêm yết trên sàn chứng khoán, vì vậy mọi thông tin đều có văn bản gửi Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội trong vòng 24h. Thời điểm nhận quyết định miễn nhiệm ông Tuấn trùng hợp với khi công bố khởi tố vụ án tạo nên nhiều nghi ngờ không tốt cho PVC", ông Đồng nói.
Hiện, PVC triển khai thi công tại các công trình, dự án trọng điểm như Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu, Nhà giàn DK... PVC tiếp tục tái cơ cấu, thoái vốn tại các đơn vị theo đề án tái cơ cấu Tổng công ty PVC; xử lý khoản công nợ tại các dự án.
Từ năm 2014 đến nay, hoạt động của PVC bắt đầu có lãi. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất toàn tổ hợp năm 2014 đạt 10,31 tỷ đồng; năm 2015 là 22,69 tỷ đồng; 6 tháng năm 2016 đạt 148,45 tỷ đồng. Riêng lợi nhuận của Cty mẹ tăng lên nhanh chóng, từ 53 tỷ đồng năm 2014 lên 2,5 lần (tương đương 137 tỷ đồng) năm 2015; 6 tháng đầu năm 2016 lợi nhuận đạt gần 179 tỷ đồng.
Theo Quỳnh Nga
Tiền Phong
PVC và Vinaconex - PVC trấn an nhà đầu tư về vụ án Trịnh Xuân Thanh Sau thông tin 5 lãnh đạo PVC thời kỳ 2011-2013 đồng loạt bị bắt giữ, cổ phiếu của PVC và Vinaconex-PVC tiếp tục rơi vào vùng đáy đã khiến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước buộc phải yêu cầu doanh nghiệp giải trình nhằm trấn an nhà đầu tư. Đóng cửa phiên giao dịch ngày hôm nay (20/9), cổ phiếu PVX của Tổng...