Dự án bauxite: Đổ tiền vào hang dế

Theo dõi VGT trên

Giá xuất khẩu thấp hơn giá thành, chi phí vận tải tốn kém, nhất là khi phương án xây dựng cảng Kê Gà bị loại bỏ, lại thêm những hệ lụy lớn về môi trường…, hai dự án bauxite Tân Rai và Nhân Cơ đối mặt với nhiều khó khăn.

Dự án bauxite ở Tây Nguyên vừa ra lò mẻ alumin đầu tiên đã cầm chắc lỗ và còn khả năng tiếp tục thua lỗ dài dài bởi hàng loạt bất hợp lý đã không được đặt ra và nghiên cứu một cách thấu đáo. Dự án này, theo nhiều chuyên gia kinh tế và khai khoáng, trong đó có cả chuyên gia của Tập đoàn Công nghiệp Than và khoáng sản Việt Nam ( Vinacomin), nên dừng lại càng sớm càng tốt.

Đừng đổ tiền vào hang dế

Trong cuộc họp báo hồi tháng 12/2011, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc ưu ái làm đường “giúp” Vinacomin vận chuyển bauxite, Thứ trưởng Bộ GTVT Trương Tấn Viên cho biết nếu bắt tập đoàn này phải bỏ ra số tiền lớn sẽ khiến hiệu quả của dự án bauxite Tây Nguyên bị phá vỡ. Trước đây, Bộ GTVT đã nghiên cứu và chỉ ra nếu phải làm đường vận chuyển sản phẩm alumin thì Vinacomin có thể phải bỏ ra cả ngàn tỉ đồng.

Chuyên gia Kinh tế – TS Lê Đăng Doanh cho rằng chỉ nhìn vào hiệu quả kinh tế đã thấy rõ sự không hiệu quả của dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên mà điển hình là chi phí vận chuyển bằng ô tô đòi hỏi vốn đầu tư quá lớn và hiện đang tàn phá cầu đường, chưa kể đòi hỏi xây dựng cảng biển rất khổng lồ, nhất là cảng Kê Gà (Bình Thuận) bị loại bỏ, nếu đầu tư cảng nơi khác thì chi phí đầu tư càng đội lên và việc thua lỗ càng chồng chất.

“Chấp nhận loại bỏ dự án bauxite ra khỏi Tây Nguyên là việc cần làm, càng sớm càng tốt” – ông Doanh đánh giá và bày tỏ mong muốn Quốc hội sớm lập một ủy ban điều tra độc lập đối với dự án bauxite bởi việc điều tra lại hiệu quả của dự án cần những chuyên gia hàng đầu chứ không thể là người của Bộ Công Thương hay Vinacomin, thà chịu mất số tiền đầu tư đến nay còn hơn cố đổ tiền vào một dự án không nhìn thấy thành công.

Dự án bauxite: Đổ tiền vào hang dế - Hình 1

Các resort bị thiệt hại nặng do dự án cảng Kê Gà. Ảnh: Quốc Triều

TS Nguyễn Thành Sơn, Giám đốc Công ty Năng lượng Sông Hồng (thuộc Vinacomin), băn khoăn không biết Vinacomin sẽ có “sáng kiến” đột phá gì tiếp theo để khỏa lấp lỗ hổng của cảng Kê Gà vì alumin sẽ đi bằng con đường nào, cảng nào mà vận chuyển bằng ô tô thì cầm chắc lỗ thì nay đường càng dài, lỗ càng lớn.

Video đang HOT

“Một công thức bất di bất dịch của ngành kinh tế khai khoáng là vận chuyển quặng bằng ô tô không thể quá 10 km mới có lãi, kể cả xe tải trọng lớn còn trên con số này thì phải vận chuyển bằng đường sắt. Không ai vận chuyển khối lượng quặng, than nguyên liệu… cả trăm ngàn tấn/năm trên quãng đường cả trăm km và càng làm thì chỉ có “chết” thêm” – ông Sơn đánh giá.

Theo ông Sơn, không thể kết hợp một loại xe để chở alumin và than, nguyên liệu khác vì mỗi loại cần loại xe khác nhau. “Không thể chở bột ngọt và lúa gạo bằng cùng 1 loại xe vì alumin cần bảo quản như bột ngọt, còn than thì có thể vận chuyển như lúa gạo” – ông Sơn ví von.

Tiếp tục “mổ xẻ”, ông Sơn nêu thực trạng dự án Tân Rai đi vào hoạt động, với tổng vốn đầu tư đã được điều chỉnh chỉ dừng lại ở mức 15.600 tỉ đồng, lãi suất huy động vốn tạm tính 7%/năm, thời gian huy động vốn là 10 năm, trả vào cuối kỳ, riêng chi phí hoàn trả vốn đầu tư (cả gốc và lãi) đã lên tới 2.220 tỉ đồng/năm. Bên cạnh đó, giá thành alumin xuất xưởng tại Tân Rai (Lâm Đồng) thấp nhất cũng khoảng 375 USD/tấn. Trong khi nếu giá nhôm kim loại trên thế giới năm 2013 sẽ đạt mức 2.300 USD/tấn thì giá xuất khẩu alumin của Vinacomin ở ven biển tối đa khoảng 345 USD/tấn.

Như vậy, nếu tính chi phí tiêu thụ (vận chuyển, bốc dỡ, hao hụt) khoảng 25 USD/tấn và thuế xuất khẩu theo quy định là 20% thì mỗi tấn alumin sẽ lỗ khoảng 124 USD nên tính ra, Vinacomin sẽ lỗ 74,4 triệu USD/năm. Trong trường hợp được miễn cả thuế xuất khẩu thì mỗi tấn alumin sẽ lỗ ít nhất 55 USD, mỗi năm Vinacomin lỗ ít nhất 33 triệu USD. “Tôi kiến nghị không chỉ dự án Nhân Cơ mà cả Tân Rai cũng phải dừng lại nếu không muốn đất nước đổ tiền vào hang dế” – ông Sơn khuyến cáo.

Dự án bauxite: Đổ tiền vào hang dế - Hình 2

Một chuyến thị sát dự án bauxite Tân Rai của đoàn công tác Bộ Tài nguyên – Môi trường. Ảnh: Triều Nguyễn

Alumin đi đường nào?

Ông Phạm Quang Vinh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Bộ GTVT), cho biết không có cảng Kê Gà thì con đường vận chuyển bauxite trong tương lai sẽ phải dài thêm một đoạn nữa, ra cảng Vĩnh Tân (huyện Tuy Phong – Bình Thuận), dự kiến hoàn thành trong năm 2014. Đường vận chuyển bauxite ra cảng Vĩnh Tân sẽ dài khoảng 141 km với tổng kinh phí đầu tư xây dựng dự kiến khoảng 2.840 tỉ đồng.

Theo ông Vinh, việc sử dụng cảng Gò Dầu (Đồng Nai) làm nơi xuất khẩu bauxite chỉ thuộc giai đoạn 1 của dự án phát triển bauxite Tây Nguyên. Giai đoạn 2 không dùng cảng Gò Dầu nữa mà sẽ chuyển hẳn sang cảng Vĩnh Tân và hiện đang được lập phương án cụ thể. Đến nay, Tổng cục Đường bộ Việt Nam chưa rõ Vinacomin sẽ sử dụng phương tiện vận chuyển là ô tô có trọng tải 25 tấn hay 40 tấn? Tuy nhiên, phía Vinacomin đã mua hơn 100 ô tô tải trọng trên 40 tấn phục vụ vận chuyển bauxite.

Điều đó gặp phải phản ứng dữ dội từ phía các địa phương mà đoàn xe này đi qua bởi trọng tải cầu đường chỉ cho phép xe khoảng 25 tấn. Theo ông Vinh, Vinacomin đang khó khăn nhưng các con đường nếu sử dụng xe 40 tấn sẽ gây hư hỏng nên Vinacomin phải đầu tư tiền nâng cấp Tỉnh lộ 769 và 725. Thế nhưng, việc cấp tiền nhỏ giọt của tập đoàn này đã khiến tiến độ cải tạo đường diễn ra rất chậm.

Theo tính toán của Bộ GTVT, đoạn đường từ Tân Rai ra Quốc lộ 20 do Vinacomin đầu tư, dự án Quốc lộ 20 do Chính phủ bỏ tiền thông qua hình thức BT (xây dựng – chuyển giao), Tỉnh lộ 725 do Vinacomin đầu tư, Quốc lộ 51 Chính phủ đầu tư. Riêng nhiều đoạn đường trong giai đoạn 2, đặc biệt việc đầu tư đường vận chuyển bauxite từ Nhân Cơ về Tân Rai rồi ra Quốc lộ 1 để đi xuống cảng Vĩnh Tân, theo ông Vinh, là không đơn giản và đến nay mới chỉ có phương án chứ chưa ai quyết.

Lập lờ giảm suất đầu tư

Theo TS Nguyễn Thành Sơn, đường vận chuyển có tính sống còn của nền kinh tế là hướng Bắc – Nam, còn đầu tư cho hướng Đông – Tây chỉ cần mức độ vừa phải. Vì vậy, việc tập trung đầu tư quá lớn cho các tuyến đường Đông – Tây nhằm vận chuyển bauxite thì đúng địa chỉ chứ khoác cho cái mũ to lớn cho kinh tế – xã hội cả nước thì chỉ là trí trá.

Ông Nguyễn Văn Ban, nguyên trưởng Ban Nhôm – Tổng Công ty Khoáng sản Việt Nam (nay là Vinacomin), cho biết ngay khi nghiên cứu về dự án bauxite, nhóm khảo sát của ông đã đưa ra cảnh báo về việc phải tính chi phí làm mới, sửa chữa đường sá vào dự án để đánh giá hiệu quả kinh tế nhưng những đề xuất đó đã không được lưu tâm.

Trả lời thắc mắc về việc ưu ái dùng tiền ngân sách để làm đường “giúp” Vinacomin vận chuyển bauxite, ông Phạm Quang Vinh nói không thể bình luận vì cái đó thuộc thẩm quyền của Chính phủ chứ Bộ GTVT không thể quyết. “Hiện nhà máy đã xong mà chưa có tiền làm đường. Ban đầu, họ chỉ nghĩ đường sá đương nhiên xã hội phải phục vụ rồi nên không tính vào chi phí trong đề án phát triển bauxite”- ông Vinh nói.

Vinacomin hưởng quá nhiều ưu đãi

Ngoài việc được Bộ GTVT “trợ giúp” đắc lực trong việc lên phương án sửa chữa, nâng cấp cầu đường trên các tuyến vận chuyển bauxite, Vinacomin được hưởng hàng loạt ưu ái từ Trung ương tới địa phương.

Sau khi UBND tỉnh Lâm Đồng đồng ý rót 1.000 tỉ đồng làm mới 24 km đường phục vụ vận chuyển sản phẩm bauxite, HĐND tỉnh Lâm Đồng đã thống nhất dự án xây dựng tuyến đường sắt liên tỉnh dài 248,3 km nối liền Tân Rai với Gia Nghĩa tới cảng Kê Gà để phục vụ khai thác bauxite và phát triển du lịch, với tổng kinh phí trên 62.682 tỉ đồng. Mới đây, Vinacomin còn được Chính phủ bảo lãnh vay vốn nước ngoài khi gặp khó khăn về tài chính. Vinacomin và Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) cũng đã ký kết hợp đồng tín dụng trị giá 100 triệu USD cho dự án đầu tư nhà máy sản xuất alumin Nhân Cơ. Theo đó, VietinBank sẽ cam kết tài trợ 100 triệu USD, tương đương 2.100 tỉ đồng, cho tập đoàn này thực hiện dự án. Đây là khoản tín dụng nằm trong gói tín dụng gần 6.000 tỉ đồng mà VietinBank cam kết dành cho Vinacomin… Tuy nhiên, nay dự án cảng Kê Gà đã bị loại bỏ theo chỉ đạo mới nhất của Thủ tướng thì không hiểu những “ưu ái” có thay đổi?

Theo 24h

Dự án bauxite: Cảng Kê Gà gây nhiều hệ lụy

Khi đề xuất làm cảng, nhiều phương án thuyết phục đã được Vinacomin đưa ra, kéo theo nhiều nhà đầu tư phải hy sinh cho dự án, nhiều công trình khác lại dở khóc vì xây dựng đón đầu.

Thủ tướng đã yêu cầu ngưng xây dựng cảng Kê Gà (huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận).

Ngay từ khi có những thông tin về việc xây dựng cảng này đã có những ý kiến không đồng tình.

"Giảm chi phí vận chuyển cho dự án bauxite"

Trước đó, quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng bauxite giai đoạn 2007-2015 (có xét đến năm 2025) được Chính phủ phê duyệt đã quy hoạch hệ thống vận tải ngoài, quy hoạch hệ thống cảng biển chuyên dụng phục vụ cho việc sản xuất, chế biến alumin (được sản xuất từ quặng bauxite). Quy hoạch này nêu kế hoạch xây dựng cảng chuyên dụng tại khu vực biển Bình Thuận (Bắc Hòn Gió hoặc Hòn Kê Gà).

Năm 2009, Chính phủ tiếp tục duyệt quy hoạch xác định cảng Kê Gà thuộc nhóm cảng biển Nam Trung Bộ. Cảng này được chia làm hai phần, trong đó khu Bắc Kê Gà là cảng chuyên dùng làm khu liên hợp alumin.

Dự án bauxite: Cảng Kê Gà gây nhiều hệ lụy - Hình 1

Một cụm biệt thự xây dựng tiền tỉ phải ngưng lại để nhường đất cho cảng Kê Gà

Dự án cảng biển Kê Gà có tổng giá trị trên 20.000 tỉ đồng, được chủ đầu tư là Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) cho hay sẽ gồm các bến xuất, bến nhập hàng hóa và bến bốc dỡ xuất khẩu alumin. Cảng dài khoảng 2,3 km với tổng diện tích 366 ha. "Cảng Kê Gà hình thành sẽ rút ngắn cung đường, giảm chi phí vận chuyển hàng hóa của các dự án bauxite nhôm nói riêng cũng như tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế cho cả vùng Tây Nguyên và Nam Trung Bộ" - thông tin trang web của Vinacomin khẳng định.

Theo Bộ Công Thương, việc quy hoạch vận tải ngoài, trong đó có cảng Kê Gà là nhằm phục vụ việc vận chuyển và tiêu thụ alumin. Để thuyết phục duyệt cho đầu tư các dự án khai thác bauxite, Vinacomin (trước đây là TKV) cũng đã "vẽ" ra phương án vận chuyển, xuất khẩu một cách thuyết phục. Đó là hệ thống đường sắt từ Tây Nguyên đổ xuống Bình Thuận, là cảng biển Kê Gà chỉ để phục vụ vận chuyển, xuất khẩu alumin và chở nguyên liệu (than, xút rắn, dầu...), thậm chí còn có phương án lấy nước từ Bình Thuận lên để xử lý bùn đỏ.

Nhưng nằm ở nơi không hợp!

Chiều 20/2, trao đổi với PV, kỹ sư Doãn Mạnh Dũng (Hội Khoa học Kỹ thuật và Kinh tế biển TP.HCM) bức xúc: "Dừng dự án cảng biển Kê Gà là quyết định đúng đắn! Đến thời điểm này, dù chưa khởi công nhưng cũng đã biết bao tiền của đổ vào việc nghiên cứu, lên lịch khởi công nhiều lần".

Từng là người có ý kiến phân tích những điểm không hợp lý, kỹ sư Dũng cho rằng khu vực dự định xây cảng Kê Gà nằm gần cảng Cam Ranh nên nếu muốn đầu tư thì phải bố cục tương tự cảng Cam Ranh, tức phải có đê chắn sóng, có hướng chuẩn... "Để có một cảng an toàn, đủ sâu cho tàu lớn thì không đơn giản và vô cùng tốn kém, phải ở vị trí thuận tiện với tự nhiên để giảm chi phí. Trong khi đó, mũi Kê Gà nằm ở vị trí không hợp lý, buộc phải "nhân tạo" toàn bộ, thậm chí còn phải đào đá dưới đáy biển. Vùng bờ biển Kê Gà hứng cả gió đông bắc và tây nam sẽ gây ra nhiều khó khăn khi xây cảng. Ngoài ra, tốc độ dòng chảy tại đây - theo tài liệu bảo đảm hàng hải của Bộ Tư lệnh Hải quân xuất bản năm 1985 - là rất lớn, nguy hiểm khi điều động quay trở tàu, do vậy chưa thấy tàu nào dám neo tại Kê Gà. Những người trình phương án cảng có biết hay không mà đề xuất làm cảng nơi đây" - kỹ sư Dũng phân tích.

Gây hậu quả đầu tư


Tuy vậy, trong một cuộc làm việc với Vinacomin liên quan đến việc xây cảng này, lãnh đạo tỉnh Bình Thuận từng nói thẳng: "Chủ đầu tư chưa tính toán một cách kỹ lưỡng trong việc xây dựng cảng Kê Gà". Chính quyết định xây cảng Kê Gà đã khiến 12 dự án du lịch tại địa phương phải ngừng.

Mặt khác, tin tưởng vào sự khả thi của dự án cảng Kê Gà, nhiều doanh nghiệp đổ tiền xuống đầu tư để đón đầu. Điển hình là năm 2008, Công ty ĐK đã thuê 14 ha đất tại xã Hàm Cường, Hàm Thuận Nam gần với con lộ dự kiến vận chuyển bauxite để xây dựng cảng khô (ICD) với vốn đầu tư hai giai đoạn lên đến hơn 260 tỉ đồng. Ngoài ra, tỉnh Bình Thuận còn gấp rút quy hoạch Khu công nghiệp Kê Gà gần dự án xây dựng cảng để trình Chính phủ. Khu công nghiệp diện tích 422 ha này được giao cho Tập đoàn Rạng Đông làm chủ đầu tư. Trong số diện tích trên có đến hơn 350 ha đất rừng đặc dụng thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Cú.

Chiều 20/2, lãnh đạo Tập đoàn Rạng Đông cho biết: Cách đây hai tháng, đơn vị này đã có văn bản gửi UBND tỉnh Bình Thuận xin rút không đầu tư vì thấy không hiệu quả.

Ông Nguyễn Văn Thu, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận, người đã có gần năm năm theo sát việc Vinacomin xúc tiến việc xây dựng cảng Kê Gà băn khoăn: "Thời điểm ấy tỉnh thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo của Chính phủ. Tỉnh cũng mong muốn có cảng biển để phát triển kinh tế-xã hội địa phương nên lúc đó chúng tôi phải thuyết phục các nhà đầu tư du lịch ưu tiên nhường đất cho dự án cảng Kê Gà. Sao lúc đó không tính toán thật kỹ để khỏi xây dựng cảng ở đây? Năm năm qua, Bình Thuận đã mất quá nhiều cơ hội vì trông chờ vào dự án cảng biển này. Ngoài Khu công nghiệp Kê Gà, cảng ICD Hàm Cường thì các khu công nghiệp I, II ở Hàm Kiệm (Hàm Thuận Nam) xây dựng để đón đầu cảng Kê Gà cũng là hệ lụy của cảng biển này".

Đường đi nào cho alumin?


Khi Nhà máy Tân Rai (Lâm Đồng) chính thức đi vào hoạt động, Vinacomin lấy cảng Gò Dầu (Đồng Nai) làm nơi xuất alumin. Theo đó, lộ trình vận chuyển sẽ từ nhà máy ở Tân Rai (Lâm Đồng) theo tỉnh lộ 725 đến Bảo Lộc (Lâm Đồng) rồi theo quốc lộ 20 về ngã ba Dầu Giây. Từ đây sẽ vào tỉnh lộ 769 rồi ra quốc lộ 51 để vào cảng Gò Dầu (Đồng Nai).

Đây chỉ là phương án tạm chờ cảng Kê Gà xây dựng. Nhưng với việc ngừng đầu tư cảng Kê Gà thì liệu lộ trình tạm trên có trở thành lộ trình chính?

Được biết một phương án được đề xuất thay cảng Kê Gà là chọn cảng Vĩnh Tân (huyện Tuy Phong, Bình Thuận) làm nơi xuất alumin. Đây là cảng chuyên dụng tiếp nhận than, dầu cho Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân (thuộc EVN). Hiện Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã có khảo sát ban đầu về lộ trình vận chuyển alumin. Theo đơn vị này, lộ trình mới chở alumin đến cảng Vĩnh Tân sẽ dài hơn đến cảng Kê Gà trên 62 km nhưng có thuận lợi là cảng Vĩnh Tân đang được xây dựng, dự kiến hoàn thành trong năm 2014.

______________________________________

Dừng do quy hoạch chưa theo kịp!

Ông Trần Văn Chiều, Phó Tổng Giám đốc Vinacomin, hiện là người được phân công phụ trách dự án cảng nước sâu Kê Gà: "Hiện nay, chúng tôi chưa nhận văn bản chính thức quyết định dừng dự án. Thủ tướng đã có chỉ đạo dừng thì chủ đầu tư phải tuân thủ. Thật ra trước đó chủ đầu tư và các bên cũng đã có chủ trương dừng dự án".

- Tại sao lại dừng dự án khi mà đã triển khai suốt mấy năm?

Ông Trần Văn Chiều: Nguyên nhân thì có nhiều nhưng không phải là do vốn và kỹ thuật, hạ tầng. Vốn khó mấy thì khó nhưng tập đoàn vẫn thu xếp được. Vấn đề quan trọng nằm ở quy hoạch kinh tế của vùng này. Hiện ở khu vực các tỉnh Nam Trung bộ, Đông Nam Bộ đã có một số cảng đủ điều kiện để vận chuyển hàng hóa.

Mục đích xây dựng cảng Kê Gà là để phục vụ cho dự án nhà máy alumin ở Tân Rai (Lâm Đồng) và Nhân Cơ (Đắk Nông) với khoảng cách địa lý gần nhất, thuận lợi nhất. Tuy vậy, hiện nay cơ sở hạ tầng liên quan đến cảng như đường sá từ Tây Nguyên về chưa theo kịp và bảo đảm quy hoạch chung.

Mặt khác, sản lượng sản xuất alumin của hai nhà máy trên nằm trong khoảng trên 600.000 tấn/năm, mức này không đáng kể để xây dựng một cảng nước sâu như cảng Kê Gà, chỉ khi nào sản lượng lên mức 20-30 triệu tấn/năm thì mới cần tính đến. Bên cạnh đó, hiện ở Bình Thuận đang triển khai xây dựng cảng Vĩnh Tân. Đây cũng là một phương án được tính đến trong quy hoạch so với Kê Gà.

- Trước đây, nhiều chuyên gia và dư luận đã không đồng tình việc xây cảng. Lúc đó Vinacomin vẫn bảo vệ quan điểm và xin ý kiến bộ, ngành, Chính phủ đồng ý cho triển khai?

Thời điểm đó tôi chưa đảm nhận nhiệm vụ phó tổng giám đốc phụ trách nên tôi không biết được!

- Dừng dự án thì chuyện bồi thường mặt bằng đã thu hồi trước kia và công trình hạ tầng liên quan sẽ xử lý ra sao?

Chủ đầu tư sẽ làm việc với địa phương để thống nhất, giá bồi thường sẽ do chính quyền quyết định trên cơ sở giá Nhà nước quy định. Chủ đầu tư chỉ có nhiệm vụ thanh toán tiền. Hiện đã có một số dự án resort đã được bồi thường, còn lại khoảng năm dự án nữa đang thẩm định.

Xin cảm ơn ông!

Theo 24h

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Kết luận sự cố khiến máy bay về Nội Bài bung mặt nạ oxy khẩn cấp
06:12:33 05/11/2024
Cháy chung cư ở TPHCM, hơn 60 người được cảnh sát tinh nhuệ giải cứu
12:27:24 03/11/2024
Tìm thấy thi thể du khách bị sóng biển cuốn mất tích tại Phú Quý
11:46:59 04/11/2024
Bão Yinxing dự báo vào Biển Đông
09:15:02 05/11/2024
Giải cứu 2 vợ chồng kẹt cứng trong cabin xe tải sau tai nạn
12:21:05 03/11/2024
Tìm thấy thi thể 2 học sinh trên sông Nậm Mộ
20:49:06 03/11/2024
Phát hiện tàu có chữ nước ngoài trôi dạt gần đảo Lý Sơn
07:04:42 04/11/2024
Phát hiện thi thể dạt vào bờ kè ở đảo Phú Quý, nghi nam du khách mất tích
08:13:51 04/11/2024

Tin đang nóng

Xót xa hình ảnh cuối cùng của nghệ sĩ Lê Phương vừa qua đời do va chạm xe tải
06:58:39 05/11/2024
Mẹ tôi làm con dâu suýt sẩy thai, sinh con xong vợ tôi dứt khoát ly hôn
07:28:14 05/11/2024
Bức ảnh tiên tri số phận bi đát của Triệu Vy, Lâm Tâm Như và Phạm Băng Băng mấy chục năm trước khiến netizen "lạnh sống lưng"
07:52:09 05/11/2024
"Kỳ Duyên ém mọi cái đến lúc quan trọng mới bung, sẽ khiến mọi người sửng sốt!"
07:13:17 05/11/2024
"Giáo sư tiên tri" dự đoán người đắc cử tổng thống Mỹ
06:17:23 05/11/2024
Mẹ đơn thân suy sụp vì chồng tương lai bất ngờ đưa ra điều kiện muốn cưới phải góp 2 tỷ
07:09:40 05/11/2024
Nhìn cách nuôi con của vợ chồng Lee Byung Hun: Người yêu chiều, người nghiêm khắc... nhưng luôn cùng nhau làm điều này cho con
06:47:22 05/11/2024
Lo cho Kỳ Duyên ở Miss Universe
06:50:19 05/11/2024

Tin mới nhất

Vụ xe ben lùa nhiều phương tiện ở Bình Dương: Tài xế khai hệ thống phanh không hoạt động

10:09:33 05/11/2024
Khi xe đi đến đoạn ngã tư giao nhau với đường Tố Hữu (phường Uyên Hưng,TP Tân Uyên) thì bất ngờ tông vào 4 ô tô và 1 xe máy đang dừng chờ đèn đỏ phía trước.

Thanh tra trách nhiệm 2 nguyên Chủ tịch huyện Nhơn Trạch và Trảng Bom

06:07:27 05/11/2024
Đồng Nai sẽ thanh tra trách nhiệm 2 nguyên Chủ tịch huyện Nhơn Trạch và Trảng Bom liên quan việc chấp hành pháp luật đối với công tác quản lý, sử dụng đất công.

CSGT bí mật ghi hình học sinh đi xe máy rồi vào tận trường để xử lý vi phạm

14:29:52 04/11/2024
Đội CSGT đường bộ số 6 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) bố trí tổ công tác bí mật ghi hình học sinh đi xe máy rồi phối hợp cùng nhà trường xử lý vi phạm.

Xe khách giường nằm mất lái tông vào tường rào nhà dân

14:20:20 04/11/2024
Xe khách mất lái, lao vào nhà dân rồi tông gãy trụ viễn thông VNPT, cột đèn chiếu sáng ở huyện Chư Pưh, Gia Lai.

Cứu 2 người thoát nạn khỏi đám cháy lúc rạng sáng ở quận Cầu Giấy

11:51:48 04/11/2024
Ngôi nhà có tổng diện tích xây dựng một sàn khoảng 110 m2, quy mô 5 tầng nổi với kết cấu bê tông cốt thép. Khu vực cháy rộng khoảng 10 m2 là nơi để đồ tại tầng một.

Mưa lớn gây ngập cục bộ ở thành phố Đông Hà

11:27:29 04/11/2024
Các điểm ngập cục bộ trên những tuyến đường này ở vùng thấp trũng, trong khi lượng mưa lớn xảy ra trong thời gian ngắn nên nước mưa không thoát kịp.

Quảng Bình: Bé trai 2 tuổi đuối nước, tử vong dưới đồng ruộng

06:43:49 03/11/2024
Đang đi chơi, bé trai 2 tuổi tại H.Lệ Thủy (Quảng Bình) không may bị ngã xuống đồng ruộng ngập nước, bị đuối nước, tử vong.

Nha Trang: Phát hiện thi thể trong tư thế treo cổ đang phân hủy mạnh

21:01:01 02/11/2024
Ngày 2.11, UBND xã Phước Đồng (TP.Nha Trang) cho biết, các đơn vị nghiệp vụ đang tiến hành khám nghiệm hiện trường vụ phát hiện thi thể trong tư thế treo cổ, đang bị phân hủy mạnh.

4 người thoát nạn khi ô tô bất ngờ bốc cháy trên cầu Rạch Miễu

20:33:01 02/11/2024
Vừa đi hết cầu Rạch Miễu, hướng xuống cù lao Thới Sơn (TP.Mỹ Tho, Tiền Giang), ô tô 7 chỗ bất ngờ phát hỏa rồi bùng cháy dữ dội, may mắn nữ tài xế và 3 người khác đã kịp thời thoát khỏi xe.

50 ngày dùng phác đồ "chưa có tiền lệ" hồi sinh em bé Làng Nủ

18:57:17 02/11/2024
Ngày đầu nhập viện, phổi của bé như một khoang chứa đầy cát và sỏi. Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai khẳng định chưa từng có ca nào tổn thương nặng nề như vậy.

Loại ma túy nguy hiểm nhất, thường ẩn mình trong thuốc lá điện tử

18:15:21 02/11/2024
Thống kê của Bộ Công an, hiện nay, cả nước có gần 240.000 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý, trong đó phần lớn là thanh niên, chiếm khoảng 60% người nghiện lần đầu từ 15 đến 25 tuổi.

Vụ xây nhầm nhà trên đất người khác: Kiên quyết xử lý nếu cán bộ sai phạm

14:54:37 02/11/2024
Ngày 2/11, trao đổi với phóng viên Dân trí, lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Hải Dương cho biết, đơn vị đã có văn bản gửi UBND TP Chí Linh (Hải Dương) về vụ việc xây nhầm nhà 3 tầng lên đất người khác.

Có thể bạn quan tâm

Ăn mướp đắng có tác dụng gì?

Sức khỏe

10:29:34 05/11/2024
Mướp đắng có thể ăn sống, nhưng rất đắng. Quả thường được nấu chín và sử dụng trong các món ăn hoặc trà. Chiết xuất mướp đắng cũng được sử dụng làm thuốc.

Thứ 3 ngày 5/11/2024: Bạch Dương ưu tiên sự nghiệp, Bảo Bình nên tôn trọng người khác

Trắc nghiệm

10:29:31 05/11/2024
Tử vi 12 cung hoàng đạo đầy đủ nhất ngày 5/11/2024, tử vi ngày mới nhận định về công việc, tài chính, tình duyên, sức khỏe của 12 cung hoàng đạo.

Hà Nội: Người dân kể phút chạm mặt "quái xế", thoát chết trong gang tấc

Pháp luật

10:24:17 05/11/2024
Nhiều người dân sống ở khu vực quận Hoàn Kiếm cho biết, thường xuyên gặp cảnh đoàn đua xe ngông cuồng nẹt pô, lạng lách đánh võng giữa phố.

Vợ giận bỏ về nhà mẹ đẻ, tôi mượn rượu giải sầu đến khuya, tỉnh dậy thì 'hồn vía lên mây' khi thấy người phụ nữ này đang nằm cạnh

Góc tâm tình

10:20:57 05/11/2024
Đúng lúc cô hàng xóm cũng tỉnh lại quay sang nhìn tôi. Tôi bình tĩnh lại nhìn rõ tình trạng cả tôi và cô ấy đều không mặc gì.

Khách Việt thất vọng sau bữa ăn phải chờ 5 tiếng tại quán trứ danh Thái Lan

Ẩm thực

10:16:08 05/11/2024
Xếp hàng từ 10h tới hơn 15h mới tới lượt vào quán để ăn món trứng chiên cua nổi tiếng ở Bangkok, anh Hiếu thấy thất vọng vì không ngon như tưởng tượng. Cuối cùng anh chỉ ấn tượng món rau xào.

6 loại nước ép tăng cường đốt cháy chất béo giúp giảm cân nhanh hơn

Làm đẹp

10:14:43 05/11/2024
Thêm mật ong vào thức uống này, uống khi đói vào buổi sáng, để hỗ trợ chương trình giảm cân, duy trì mức năng lượng. Không chỉ thúc đẩy quá trình trao đổi chất, nước ép này còn mang lại cho bạn làn da sáng mịn.

Tổng thống Nga Putin tuyên bố sẽ 'quét sạch' lực lượng Ukraine ở Kursk

Thế giới

10:07:35 05/11/2024
Vùng Kursk sẽ sớm sạch bóng binh lính Ukraine. Khi chúng ta giành lại được lãnh thổ từ tay đối thủ, sẽ có rất nhiều việc cho các tình nguyện viên , ông Putin nói.

Tower of Fantasy sắp tung ra bản cập nhật lớn, hứa hẹn lột xác toàn bộ tựa game

Mọt game

10:05:37 05/11/2024
Mới đây, nhà phát hành Level Infinite và nhà phát triển Hotta Studio đã xác nhận sẽ tung ra bản cập nhật lớn đầu tiên cho Tower of Fantasy - tựa game được xem là đối thủ của Genshin Impact.

Sao nam Việt mắc HIV đăng đàn nghi bị hãm hại

Sao việt

10:04:25 05/11/2024
Huy Ma đã có loạt bài đăng bày tỏ sự bức xúc trên trang cá nhân. Anh cho rằng có người hãm hại khi hàng loạt các tờ báo bên Thái Lan đột ngột chia sẻ thông tin mắc HIV

Độc đạo - Tập 29: Tuyết đau đớn khi biết giới tính thật của Dũng "kính"

Phim việt

09:18:30 05/11/2024
Hồng đã khiến Tuyết phải trải qua cảm giác thua mà không cần đấu, có đấu cũng không thể thắng khi gửi clip công khai giới tính của Dũng kính cho Tuyết.

Phim Hàn quá hay xứng đáng nổi tiếng hơn: Nội dung độc đáo nhất hiện tại, nữ chính diễn xuất "mười điểm không nhưng"

Phim châu á

09:03:38 05/11/2024
Thời điểm hiện tại, màn ảnh Hàn đang có một bộ phim hay và xứng đáng nổi tiếng hơn là Người bán hàng cần mẫn (tựa Anh: A vitruous business ).