Dự án Ba Bò: Sài Gòn phải ‘lụy’ Bình Dương
Phía Bình Dương chưa thực hiện việc nâng thành bể tiêu năng nên phía TP.HCM chưa thể xây lại đập tràn bị vỡ.
Thời gian gần đây, rắc rối đã xảy ra khi dự án cải tạo kênh Ba Bò – phía TP.HCM (do Trung tâm Chống ngập TP.HCM làm chủ đầu tư) đi vào giai đoạn thi công gấp rút để kịp sử dụng trong năm 2016. Chuyện khởi nguồn từ công tác phối hợp thực hiện công trình ở đoạn tiếp giáp giữa TP.HCM và Bình Dương.
Sợ vỡ đập lần nữa nên phải chờ
Theo tìm hiểu của chúng tôi, tại đoạn kênh giáp ranh nói trên có một bể tiêu năng nhằm làm giảm tốc độ nước chảy từ phía Bình Dương về TP.HCM. Tuy nhiên, dù có bể tiêu năng này, tốc độ nước chảy về hướng TP.HCM vẫn còn rất mạnh. Mùa mưa năm 2014, lượng nước từ phía Bình Dương chảy dồn về phía TP.HCM quá lớn đã phá vỡ đập tràn ở công trình phía TP này.
Ngày 10-11, ông Võ Thanh Huy, Giám đốc Ban Quản lý dự án cải tạo kênh Ba Bò (thuộc Trung tâm Chống ngập TP.HCM), xác nhận có tình trạng vỡ đập tràn ở hồ chứa phía TP nhưng thiệt hại không lớn. Nguyên nhân được xác định là do bể tiêu năng phía Bình Dương thiết kế chưa đạt yêu cầu nên nước chảy về phía TP.HCM quá mạnh.
Ông Huy cho biết để đảm bảo công trình vận hành tốt, từ tháng 10-2015, Trung tâm Chống ngập mời đại diện Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Bình Dương (đơn vị quản lý dự án cải tạo kênh Ba Bò phía Bình Dương) họp và thống nhất phía Bình Dương sẽ xây nâng thành bể tiêu năng lên khoảng 1 m. Khi phía Bình Dương xây nâng thành bể tiêu năng xong, phía TP.HCM mới xây lại đập tràn bị vỡ.
Video đang HOT
“Đợi hoài không thấy phía Bình Dương thực hiện, chúng tôi phải gửi công văn đề nghị lại nhưng vẫn không thấy phản hồi. Do đó đầu tháng 11-2015, Trung tâm Chống ngập phải gửi công văn kiến nghị UBND tỉnh Bình Dương và Công ty Cấp thoát nước Bình Dương sớm có văn bản trả lời về vấn đề này” – ông Huy cho biết thêm.
TP.HCM tự xử?
Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, ông Vũ Văn Điện, đại diện Ban Quản lý dự án cải tạo kênh Ba Bò – Bình Dương, cho biết theo thiết kế ban đầu, công trình phía Bình Dương không có bể tiêu năng. “Sau đó, do phía TP.HCM đề nghị nên chúng tôi mới làm bể. Khi thiết kế xây bể, chúng tôi họp với đơn vị tư vấn công trình phía TP.HCM và thực hiện theo yêu cầu của phía này. Thế nhưng khi xây xong bể tiêu năng thì vẫn xảy ra tình trạng vỡ đập tràn phía TP.HCM” – ông Điện nhấn mạnh.
Đại diện Ban Quản lý công trình cải tạo kênh Ba Bò – Bình Dương cho biết thêm hiện nay công trình ở phía Bình Dương đã hoàn thành nên đơn vị này không thể xây thêm thành bể tiêu năng. “Trường hợp này có thể xử lý bằng cách phía TP.HCM sẽ thực hiện công trình xây nâng thành bể tiêu năng phía Bình Dương. Còn trình tự thủ tục pháp lý ra sao thì phía TP.HCM phải thực hiện. Riêng cá nhân tôi, vấn đề quan trọng là công trình phía TP.HCM được thực hiện như thế nào để đảm bảo chứ nâng thành bể tiêu năng phía Bình Dương cao thêm 1 m cũng chẳng ý nghĩa gì” – ông Điện nói.
Thủ tục để TP.HCM nâng thành bể tiêu năng không dễ Ban Quản lý dự án cải tạo kênh Ba Bò – TP.HCM cho biết chi phí dự kiến xây nâng thành bể tiêu năng không tới 20 triệu đồng. Do đó nếu phía Bình Dương không thực hiện thì đơn vị sẽ kiến nghị Sở GTVT TP và UBND TP để xin ý kiến về việc thực hiện hạng mục này. Tuy nhiên, nhiều người am hiểu về lĩnh vực đầu tư công cho rằng do công trình nằm ở phía Bình Dương nên thủ tục pháp lý để thực hiện sẽ rất rắc rối.
TRUNG THANH – KHANG BÁCH
Theo_PLO
Mất mạng khi cố tìm xe máy trong nước lũ
Khi cố tìm xe máy bị lũ cuốn cho ông hàng xóm, người đàn ông bơi rất giỏi đã mất tích, tử vong.
Sáng 20/9, sau gần ba ngày tổ chức tìm kiếm, người thân và lực lượng cứu hộ đã tìm thấy thi thể anh Lê Văn Duẩn (42 tuổi, xã Thành Vân, huyện Thạch Thành, Thanh Hóa) ở ven bờ suối Phố Cát, cách nơi gặp nạn khoảng 4km về phía hạ lưu.
Đập tràn nơi anh Duẩn gặp nạn. Ảnh: Lê Hoàng.
Người thân cho hay, trưa 18/9, ông Mậu (xã Thành Vân) khi băng qua khe tràn của thôn Phố Cát, xã Thành Vân đã bị nước lũ cuốn. Ông Mậu thoát nạn, song chiếc xe máy đã trôi theo dòng nước. Nghe tin ông Mậu mất tài sản, chiều cùng ngày, anh Duẩn ra khe tìm giúp và cũng bị nước cuốn.
Theo chính quyền địa phương, anh Duẩn bơi rất giỏi, thường hay bơi lặn tìm kiếm tài sản giúp người dân trong vùng. Cách đây 3 năm, anh Duẩn từng cứu sống 2 người bị nước lũ cuốn trôi tại khe tràn của thôn.
Trong đợt mưa lũ bất thường mấy ngày qua tại Thanh Hóa đã có 4 người chết. Ngoài anh Duẩn còn có bà Vũ Thị Thứ (57 tuổi, xã Xuân Lộc, huyện Triệu Sơn) bị sét đánh khi đi làm đồng; ông Nguyễn Văn Kỳ (39 tuổi, ở xã Hợp Lý, huyện Triệu Sơn) bị chết đuối do lật thuyền khi đang đánh cá trên dòng nước lũ và bé Trương Long Nhật (8 tuổi) trú xã Thành Tân, huyện Thạch Thành bị chết đuối khi ra đồng chơi.
Nhiều tuyến đường huyết mạch như đường Hồ Chí Minh qua huyện Cẩm Thủy, quốc lộ 217 đi Quan Sơn và quốc lộ 15C đi huyện biên giới Mường Lát hư hỏng nhiều đoạn, giao thông bị ách tắc, tê liệt nhiều giờ.
Nước lũ khiến hơn 1.000 hộ dân ở huyện Thạch Thành bị ngập, nhiều tài sản bị cuốn trôi, hư hại. Ảnh: Lê Hoàng.
Mưa lũ cũng khiến hơn 1.800 hộ dân bị ngập nhà cửa. Hiện vẫn còn hàng trăm hộ dân ở huyện Thạch Thành, Vĩnh Lộc... bị ngập trong nước lũ, nhiều thôn bản vẫn bị chia cắt, cô lập. Ngoài ra, mưa lũ đã làm ngập gần 5.500 ha lúa mùa; làm ngập, đổ gãy hơn 1.000 ha mía nguyên liệu. Ước tính thiệt hại do mưa lũ gây ra những ngày qua tại Thanh Hóa khoảng 198 tỷ đồng.
Lê Hoàng
Theo VNE
Công bố hàng loạt vi phạm trong vụ chặt cây xanh Hà Nội Thanh tra khẳng định trong triển khai, tổ chức thực hiện đề án cải tạo, thay thế cây xanh tại Hà Nội đã có nhiều hạn chế, thiếu sót. Đề nghị kiểm điểm trách nhiệm lãnh đạo TP Hà Nội là một trong những kiến nghị tại kết luận thanh tra việc cải tạo, thay thế cây xanh trên một số tuyến phố...