Dự án 10 ngàn tỷ: Liên danh tư vấn giám sát sử dụng con dấu không phù hợp
Sáng 19.11, ông Nguyễn Hoàng Anh Dũng – Phó Giám đốc Trung tâm chống ngập TP.HCM cho biết đã có báo cáo gửi UBND TP.HCM liên quan đến những vướng mắc trong Dự án ngăn triều, chống ngập 10 ngàn tỷ đồng.
Trong báo cáo gửi UBND TP.HCM, Trung tâm đã báo cáo kết quả về việc kiến nghị Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật về việc Liên danh tư vấn giám sát hợp đồng (TVGSHĐ) sử dụng con dấu có “chữ ký khắc trên con dấu”. Theo ông Hoàng Anh Dũng, việc này là không phù hợp với quy định hiện hành.
Văn bản Cục Kiểm tra Văn bản quy phạm pháp luật gửi Trung tâm chống ngập TP.HCM. Ảnh: H.V
Trước đó, Trung tâm chống ngập TP.HCM có văn bản đề nghị Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn hiệu lực pháp lý của việc sử dụng dấu chữ ký (liên quan đến Liên danh TVGSHĐ dự án chống ngập, ngăn triều 10 ngàn tỷ đồng – PV).
Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật thuộc Bộ Tư pháp có ý kiến phúc đáp như sau: “…đến ngày 14.7.2018 ông L.Fernando Requana.P.E (trưởng đoàn tư vấn giám sát hợp đồng) đã không còn ở Việt Nam và từ đó đến nay Đoàn tư vấn giám sát hợp đồng đã phát hành hơn 30 văn bản liên quan đến dự án gửi đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền với việc đóng dấu chữ ký của ông L.Fernando Reauena.P.E. Với những quy định của pháp luật, có cơ sở để cho rằng, nếu văn bản đã phát hành sử dụng dấu chữ ký của người có thẩm quyền ký nhưng người đó vắng mặt và không ký trực tiếp vào bản gốc văn bản lưu tại Văn thư cơ quan, tổ chức thì không phù hợp với quy định của pháp luật…”.
Video đang HOT
Trong một động thái khác, Liên danh TVGSHĐ có văn bản “cầu cứu” Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến về việc Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đến làm việc tại văn phòng Liên danh TVGSHĐ theo đơn của Công ty TNHH Trung Nam BT 1547, là chủ đầu tư Dự án ngăn triều, chống ngập.
Theo đơn “cầu cứu”, vào các ngày 22.10 và 31.10.2018, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã cử cán bộ đến văn phòng Liên danh làm việc để xác minh và yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến công việc của Liên danh tại dự án ngăn triều, chống ngập… phát hành các báo cáo không đúng sự thật về dự án, quy trình lấy chữ ký của ông kỹ sư trưởng dự án trong thời gian ông không có mặt tại Việt Nam…
“Do đó, Liên danh TVGSHĐ kính đề nghị UBND TP.HCM có ý kiến bằng văn bản giải thích rõ cho Bộ Công an, Công an TP về các nội dung sự việc nêu trên, tránh việc dư luận hiểu sai về bản chất sự việc và làm ảnh hưởng đến uy tín của Đoàn TVGSHĐ. Đồng thời, đề nghị UBND TP.HCM có ý kiến chỉ đạo để TVGSHĐ có cơ sở thực hiện các yêu cầu của đại diện cơ quan điều tra”, trong đơn viết.
Dự án chống ngập, ngăn triều (vốn đầu tư 10.000 tỷ đồng) được xem là một trong những công trình trọng điểm của TP.HCM. Dự án nếu hoàn thành sẽ giúp kiến tạo sự đổi thay hạ tầng và nâng cao chất lượng sống cho gần 7 triệu người dân của khu vực 570km2 thuộc bờ hữu sông Sài Gòn của quận 1,4, 7, 8 và huyện Bình Chánh, Nhà Bè. Theo tiến độ, dự án sẽ hoàn thành vào dịp 30.4.2018 nhưng do vướng mặt bằng thi công và thủ tục liên quan đến tài chính nên đã ngưng thi công gần 6 tháng qua làm thiệt hại không chỉ đến tài chính ngân sách mà còn ảnh hưởng không tốt đến việc ngăn triều, chống ngập.
Dự án chống ngập 10 ngàn tỷ đang mắc cạn, dở dang. Ảnh: T.L
Trước đó vào tháng 10.2018, Cục Thuế TP.HCM đã có văn bản gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư TP về việc cưỡng chế bằng biện pháp thu hồi giấy chứng nhận, giấy phép đối với Công ty TNHH Tư vấn và Xây dựng Meinhardt Việt Nam (địa chỉ số 23 – 25 Trần Nhật Duật, quận 1).
Lý do mà Cục Thuế TP.HCM đưa ra là Công ty TNHH Tư vấn và Xây dựng Meinhardt Việt Nam đang nợ tiền thuế, tiền phạt và tiền chậm nộp.
Tính đến tháng 9.2018, số tiền thuế, tiền phạt và tiền chậm nộp của doanh nghiệp này gần 22,7 tỷ đồng. Dù vậy, cơ quan thuế không áp dụng được các biện pháp cưỡng chế tại điểm a, b, c, d, đ, e theo quy định tại Khoản 26, Điều 1 của Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế.
Công ty TNHH Tư vấn và Xây dựng Meinhardt Việt Nam là 1 trong 3 liên danh tư vấn giám sát hợp đồng Dự án Giải quyết ngập do triều cường khu vực TP.HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1). Đây cũng là công ty đại diện cho Liên danh tư vấn giám sát hợp đồng có nhiều khuyến cáo tới UBND TP các vấn đề liên quan đến chất lượng, khối lượng, kinh phí của dự án. Từ cuối tháng 4.2018 đến nay, “siêu dự án” chống ngập cho TP.HCM vẫn trong tình trạng “án binh bất động”.
Theo Danviet
TP.HCM tái cấp vốn vận hành Dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng
Liên quan đến siêu dự án chống ngập trị giá gần 10.000 tỷ đồng tại TP.HCM, lãnh đạo Trung tâm chống ngập TP.HCM cho biết đã có kế hoạch và đang hoàn thiện báo cáo UBND TP trong việc thực hiện kết luận mới nhất ngày 12.11.
Sáng 13.11, trao đổi nhanh qua điện thoại với phóng viên Dân Việt, đại diện lãnh đạo Trung tâm chống ngập TP.HCM cho biết: "Trung tâm chống ngập đã nhận chỉ đạo của UBND TP. Hiện trung tâm đang lập kế hoạch, dự kiến thời gian hoàn thiện báo cáo gửi UBND TP để tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao theo đúng tiến độ".
Còn đại diện Công ty Trung Nam chia sẻ, với dự án này, Công ty Trung Nam đã thực hiện được 70% khối lượng công việc. Là đơn vị thực hiện dự án, công ty mong mỏi UBND TP, các ban ngành... quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành, tháo gỡ vướng mắc để công ty tiếp tục được triển khai xây dựng dự án.
Trước đó, như đã đưa tin, đứng trước những vướng mắc, khó khăn của Dự án chống ngập gần 10.000 tỷ đồng bị "đắp chiếu" trong thời gian dài, TP.HCM đã có văn bản "cầu cứu" Thủ tướng Chính phủ.
Trong công văn hỏa tốc của Văn phòng Chính phủ do Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng ký ngày 4.10 nêu rõ: "UBND TP.HCM chịu trách nhiệm toàn diện về việc đầu tư và hiệu quả của dự án chống ngập trị giá 10.000 tỷ đồng. Do đó, việc giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của chính quyền thành phố. Đề nghị Chủ tịch UBND TP tập trung chỉ đạo, giải quyết các vấn đề liên quan để dự án hoàn thành đúng tiến độ, chất lượng, hiệu quả, không để xảy ra thất thoát, lãng phí".
Tháng 10.2018, trong báo cáo gửi UBND TP, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP.HCM cũng kiến nghị sớm khởi động lại Dự án Giải quyết ngập do triều cường khu vực TP.HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1) 10.000 tỷ đồng. Công trình bị ngừng thi công gần 6 tháng qua đã ảnh hưởng đến các hạng mục dưới nước, tăng nguy cơ gây xói lở bờ sông, đáy sông, ảnh hưởng đến an toàn giao thông thủy và chất lượng công trình...
TP.HCM cần sớm giải quyết vấn đề tái cấp vốn, tạo điều kiện cho dự án tái khởi động.
Đến ngày 12.11, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến đã có kết luận chỉ đạo về việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện dự án này. Để giải quyết vấn đề tái cấp vốn, tạo điều kiện cho dự án tái khởi động, UBND TP.HCM chủ trương giao các đơn vị trực thuộc UBND thành phố làm việc với Ngân hàng Nhà nước và BIDV trong thời gian sớm nhất.
Theo Danviet
Chủ tịch Quốc hội: 'Điện nước đá nhau ở vỉa hè nếu thiếu quy hoạch chung' Bà Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng quy hoạch mang tính cục bộ sẽ không xử lý được các tồn tại mang tính liên ngành trong xã hội. Cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung các luật liên quan đến quy hoạch chiều 24.10, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nêu, bất cập trong quy hoạch liên...