ĐTDĐ đã thay đổi cuộc sống như thế nào?
Sau 40 năm kể từ khi ra đời, ĐTDĐ đã biến hóa từ một vật trang sức xa xỉ đến một vật dụng có khắp mọi nơi. Rất nhiều người đang sử dụng, trải nghiệm và thay đổi cuộc sống nhờ ĐTDĐ.
ĐTDĐ đã cho phép bộ lạc Masai ở Kenya gửi tiết kiệm ngân hàng số tiền thu được nhờ bán trâu bò, cho phép người làng Afghan cảnh báo với chính quyền về lực lượng Taliban và các tổ chức từ thiện biết rõ khi nào hết thuốc điều trị HIV ở Malawi…
“Gần đây tôi đã ngồi nói chuyện với một nhóm các gia đình ở Ethiopia”, Duncan Green, giám đốc nghiên cứu tổ chức từ thiện Oxfam, nói. “Tôi nhận ra họ chẳng có điện hay nước sạch, nhưng mỗi gia đình đều có một chiếc ĐTDĐ”. Lý do thật đơn giản, ông cho biết. “Trước đây, những người nông dân này muốn hỏi thăm bà con bị ốm đau, họ phải đi bộ 3 giờ liên. Giờ họ chỉ cần gọi điện thoại”. Sự tiện lợi đó đã thúc giục họ sắm ĐTDĐ. Nhưng không chỉ thế, ĐTDĐ còn làm được nhiều hơn, ngoài việc gọi điện thoại.
Ngân hàng di động
Ở Tanzania, chỉ 5% người dân có tài khoản ngân hàng. Ở Kenya, 1 chi nhánh ngân hàng phục vụ đến 100.000 người. Điều này xảy ra tại rất nhiều quốc gia đang phát triển, trong đó có cả những nước như Ấn Độ. Và một giải pháp được các nước ứng dụng là ĐTDĐ. Tại Uganda, năm 2007, Jan Fishman, một nhà phân tích của hãng sáng tạo toàn cầu Frog Design, đã phác thảo ra giải pháp ngân hàng di động tại những nơi chưa có ngân hàng.
Video đang HOT
Theo đó, một người dân làm việc xa nhà hàng trăm dặm, có thể gửi tiền về cho người nhà bằng cách mua thẻ, sau đó gọi cho đơn vị triển khai giải pháp, và đơn vị này sẽ trao tiền mặt tận tay người được ủy quyền nhận tiền. Ở Ấn Độ, hệ thống này cũng được thực thi và được Ngân hàng Ấn Độ hỗ trợ. Ở Kenya, dịch vụ chính M-Pesa đã chuyển hàng triệu USD mỗi ngày qua giải pháp dựa trên SMS. Nhờ đó mà những người nông dân của bộ lạc Masai có thể gửi tiết kiệm số tiền bán trâu bò, thay vì giữ tiền mặt trong nhà.
Phân phát thuốc
Hết thuốc là tình trạng mà các bệnh viện tại những vùng sâu, xa các quốc gia như Kenya, Uganda, Malawi, và Zambia thường gặp phải. Họ hết các loại thuốc cơ bản như thuốc chữa sốt rét, thuốc bổ sung kẽm, thuốc penicillin, thuốc điều trị AIDS và thuốc chữa dịch tả. Những loại thuốc này rất cần thiết với người dân và đôi khi dẫn đến tử vong vì thiếu thuốc, chính quyền địa phương cũng gặp khó khăn trong khâu phân phối thuốc.
Vì thế, một dự án mang tên “Stop Stock-Outs” ra đời, nhằm sử dụng ĐTDĐ để giải quyết khó khăn. Bác sỹ chỉ cần gửi tin nhắn SMS đơn giản đến một số điện thoại trung tâm để báo cáo loại thuốc nào đã hết. Thông tin sẽ được phân chia trên bản đồ để định vị vị trí tin nhắn, và tình trạng cảnh báo hết thuốc sẽ được thông báo kịp thời đến các nhà chức trách.
Thông minh hơn
ĐTDĐ còn được ứng dụng rộng rãi trong tư vấn khám chữa bệnh, cách làm nông, dự báo thời tiết, tham khảo giá cả hàng hóa thị trường nông sản…. Với xu thế ứng dụng ĐTDĐ này, dự đoán, không lâu nữa người nông dân sẽ tiếp cận với các loại điện thoại thông minh (smartphone) như BlackBerry và iPhone. Những thiết bị này có thể truy cập web qua mạng lưới không dây 3G, hoặc qua mạng Wifi.
Đây sẽ là tiềm năng rất lớn của ĐTDĐ, vì hầu hết người dân nông thôn vẫn chưa thể tiếp cận với Internet, do việc lắp đặt các mạng lưới cáp viễn thông quá đắt đỏ. Một báo cáo gần đây của Unicef cho thấy hơn 7 triệu người dân Nigeria hiện đã lướt web trên ĐTDĐ. Ở Nigeria, số trang web truy cập qua trình duyệt di động Opera Mini tăng gần 17 lần trong năm qua. Chưa hết, số liệu từ Opera Mini cũng cho thấy vùng Nam Phi và Hy Lạp đang dẫn đầu xu hướng lướt web di động tại châu Phi, sau đó mới đến Kenya và Nigeria. Sự tích hợp công nghệ chắc chắn sẽ là cách rất hiệu quả để thay đổi tích cực cuộc sống của người dân nông thôn.
Theo PLXH
Nổ nhiều phát súng chỉ thiên bắt 45 đối tượng đá gà
Trưa ngày 19/6, các trinh sát thuộc Công an Q.3 bất ngờ ập vào, vây ráp khi hàng chục con bạc đang đang say mê sát phạt nhau dưới hình thức đá gà tại dưới gầm cầu Nguyễn Văn Trỗi (phường 7, quận 3, TP.HCM).
Các đối tượng bị bắt tại Công an Q.3
Thời điểm đó, các con bạc bỏ chạy tán loạn, xô đẩy nhau để thoát thân. Một số đối tượng chạy lên cầu băng qua đường bất chấp nguy hiểm từ các phương tiện đang lưu thông. Liều lĩnh hơn, các đối tượng khác nhảy xuống kênh Nhiêu Lộc -Thị Nghè, ngụp lặn và bơi vào bờ sông.
Nhìn thấy tình hình phức tạp các trinh sát phải rút súng ra để hù dọa, sau một 2 phát súng các đối tượng vẫn bỏ chạy loạn xạ. Công an buộc phải nổ liền tục nhiều phát súng chỉ thiên thì những đối tượng còn lại mới chịu đầu hàng. Tại đây, lực lượng chức năng bắt giữ 45 đối tượng, 6 con gà đá, nhiều cựa sắt, 1 cân gà, nhiều xe máy, hàng chục ĐTDĐ các loại và hàng chục triệu đồng tiền mặt.
...và các tang vật bị thu giữ
Được biết, trường gà này đã bị Công an theo dõi từ rất lâu, nhưng do các đối tượng này hoạt động quá tinh vi, địa bàn cầu Nguyễn Văn Trỗi lại giáp ranh giữa hai quận (quận 3 và quận Phú Nhuận) và dòng kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Bọn chúng lại chọn thời gian giữa trưa và dưới khu vực cầu để cá cược nên rất khó phát hiện. Qua nhiều ngày theo dõi vây ráp quanh địa bàn lực lượng chức năng mới tóm gọn được các đối tượng này.
Theo các trinh sát Công an Q.3, các con bạc này chủ yếu là dân địa phương, trong đó có một số đối tượng ở các quận khác đến tham gia. Một ngày các con bạc này cá cược với số tiền hàng chục triệu đồng.
Tại cơ quan điều tra các đối tượng này đã khai nhận toàn bộ sự việc. Trong nhóm đối tượng tham gia trên có Nguyễn Thị Thu Vân (SN 1973), luôn túc trực từ đầu đến cuối trường gà và sẵn sàng cho các con bạc khác vay nặng lãi khi các đối tượng này đã "cháy túi".
Hiện Công an Q.3 đang tiếp tục điều tra để làm rõ ai là đối tượng cầm đầu trường gà này.
Theo VTC
Bất ngờ kẻ cướp "lịch sự": Cướp rồi... xin lỗi! Chẳng hiểu nghĩ sao, Lanh quay lại nói với Thảo - Hải một câu nghe rất thống thiết: "Đừng có la lên đó. Tau xin lỗi, nhưng vì đang túng tiền quá nên mới làm như vậy!". Nghe tên cướp xin lỗi, Thảo và Hải vừa tiếc của, vừa tròn mắt ngạc nhiên! Có lẽ, đây là đối tượng cướp tài sản "lịch...