ĐTCL mùa 13: Chiến thắng dễ dàng với Tristana – Pháo Binh cực khỏe mà không ngại “đụng hàng”
Đội hình Tristana – Pháo Binh đang cho thấy bất ngờ vươn lên mạnh mẽ ở meta hiện tại của ĐTCL mùa 13.
Sự vươn lên của Tristana – Pháo Binh tại ĐTCL mùa 13
Ở thời điểm hiện tại của ĐTCL mùa 13, lối chơi giữ tiền và lên cấp nhanh chóng đang rất được ưa chuộng. Theo thống kê từ chuyên trang Metatft.com, 6/7 đội hình được xếp hạng S (rất mạnh) đều có lối chơi “Fast 8″ với những chủ lực 4 tiền mạnh ở cấp độ 2 sao. Điều này đã vô tình giúp cho một đơn vị 2 tiền có khả năng tích lũy sức mạnh theo thời gian trận đấu như Tristana vươn lên mạnh mẽ.
Tristana tỏ ra cực khỏe ở giai đoạn giữa trận
Lý do tới từ việc các dạng đội hình Fast 8 thường không có giai đoạn giữa trận mạnh khi không có sự nâng cấp đội hình quá lớn. Tận dụng điều đó, Tristana có thể dễ dàng hạ gục dàn chống chịu của đối thủ và tích lũy được lượng SMCK cực lớn để làm đối trọng với những chủ lực 4 tiền sao về cuối trận. Đó còn chưa kể tới việc hệ Vệ Binh đi cùng Tristana có tới 2 đơn vị cùng giá là Rell, Leona cũng được nâng cấp rất mạnh trong quá trình reroll. Vì vậy theo đánh giá từ những cao thủ tại Siêu máy chủ LPL, Tristana đã vươn lên nhóm dẫn đầu meta hiện tại của ĐTCL mùa 13.
Xây dựng đội hình Tristana – Pháo Binh tại ĐTCL mùa 13
Một trong những dấu hiệu để xây dựng đội hình này đó là người chơi mua được Tristana sớm ở giai đoạn đầu trận. Khi đó, game thủ nên kết hợp với những vị tướng Vệ Binh hoặc Đấu Sĩ 1 tiền và dễ nâng lên 2 sao như Irelia, Singed hay Trundle, Steb. Chúng sẽ giúp game thủ đảm bảo sức chống chịu ở tuyến đầu để Tristana thoải mái gây sát thương và tích những chỉ số cộng dồn SMCK từ kỹ năng.
Đội hình khởi đầu người chơi nên hướng tới
Tới khi đạt cấp độ 6, bạn nên dừng mua kinh nghiệm và bắt đầu reroll nhằm nâng cấp Tristana lên 3 sao nhanh nhất có thể. Ngoài ra, việc hoàn thành mốc 4 Vệ Binh và bổ sung Urgot cũng là điều nên làm ở giai đoạn này để đảm bảo độ cứng cáp cho tuyến trước. Trong trường hợp không tìm được Urgot 2 sao nhanh chóng, game thủ nên chuyển hướng sang Ezreal và kết hợp thêm một đơn vị Học Viện ở cấp 7 nhằm bổ sung thêm trang bị.
Video đang HOT
Mốc 4 Vệ Binh sẽ giúp Tristana gây sát thương vô cùng hiệu quả
Sau khi đạt mục tiêu sở hữu Tristana 3 sao, người chơi cần nhanh chóng đẩy lên cấp độ 8 để hoàn thiện đội hình. Khi đó, Corki và Illaoi sẽ là những sự bổ sung vô cùng chất lượng nhằm hỗ trợ tối đa cho chủ lực. Cần biết rằng chiêu thức của Corki có khả năng trừ giáp không hề nhỏ và sẽ giúp Tristana bắn hạ những đơn vị chống chịu của đối thủ cực kỳ nhanh ở giai đoạn cuối trận.
Đội hình hoàn chỉnh ở cấp độ 8
Một số lưu ý khi xây dựng đội hình
Với việc là đội hình cần reroll rất nhiều, người chơi nên chọn những Lõi Công Nghệ hỗ trợ điều này ở giai đoạn đầu và giữa trận. Những nâng cấp như Khu Giao Dịch, Vé Trúng Thưởng, Đêm Đầy Sao, 2 Tiền Là Nhất… là những lựa chọn cực kỳ phù hợp với đội hình này. Ngoài ra, Tristana sẽ cần sở hữu Vô Cực Kiếm, Cuồng Đao Guinsoo và Diệt Khổng Lồ nhằm tối ưu hóa sát thương từ cả kỹ năng lẫn hiệu ứng Pháo Binh.
Pháo binh vẫn là "vua" trên chiến trường Ukraine
Cuộc xung đột Ukraine đã kéo dài gần 3 năm. Tại cuộc chiến lớn nhất ở châu Âu từ sau Thế chiến II này, cả Nga và Ukraine đều đã tung ra rất nhiều loại vũ khí tiên tiến với tính năng độc đáo cùng sức sát thương lớn.
Tuy nhiên thực tế là loại hỏa khí gây ra thương vong lớn nhất cho binh lính cả hai bên tham chiến vẫn là một cái tên rất cũ: pháo binh.
"Sát thủ" số 1 trên chiến trường
Vào thế kỷ 19, Hoàng đế nước Pháp Napoleon từng khẳng định, pháo binh là "vua trên chiến trường". Nhận xét của vị danh tướng xuất thân từ sĩ quan pháo binh này dường như vẫn đúng sau 200 năm nếu nhìn vào những gì đang diễn ra trong cuộc xung đột tại Ukraine. Bất chấp sự xuất hiện của hàng loạt loại vũ khí mới từ tên lửa siêu vượt âm, máy bay không người lái cảm tử, bom lượn..., pháo binh vẫn là loại vũ khí gây ra nhiều thương vong nhất cho hai phe tham chiến.
Lữ đoàn cơ giới độc lập số 118 tại khu vực Zaporizhzhia được trang bị các khẩu pháo tự hành M109 Paladin do Mỹ sản xuất. Ảnh: Getty Image.
Tháng 4/2024, Tướng Wayne Eyre khi đó là Tư lệnh Lực lượng vũ trang Canada trong phiên điều trần trước Ủy ban Quốc phòng Thượng viện nước này đã tuyên bố rằng, 70% thương vong trên chiến trường Ukraine là do pháo binh gây ra. Tướng Wayne Eyre đưa ra lời khẳng định này kèm với số liệu dẫn chứng cho hay, tại chiến trường Ukraine, quân đội Nga duy trì khoảng 4.000 khẩu pháo các loại, có thể khai hỏa khoảng 10.000 viên đạn trong một ngày. Trong khi con số này của Ukraine vào thời điểm đó chỉ là khoảng 2.000 viên. Vị tướng Canada cho biết, thực tế này tương tự như các cuộc chiến trước đó, bất chấp việc chiến trường Ukraine đang là chiến địa ghi nhận nhiều loại máy bay không người lái tham chiến cũng như hàng loạt các vũ khí công nghệ cao khác "chào sân" nhất.
Trong khi đó, tạp chí "Lợi ích quốc gia" của Mỹ khẳng định, cuộc xung đột Ukraine hiện tại là cuộc chiến pháo binh quy mô lớn. Dẫn một báo cáo vào tháng 6/2024, tạp chí này đưa ra một con số khác nhưng cũng ấn tượng không kém rằng, trong tổng số khoảng hơn 500.000 binh lính tử trận hoặc bị thương ở cả hai phía, thì pháo binh chịu trách nhiệm tới 80%. Cũng vẫn theo tạp chí này, trong một số giai đoạn cao điểm, quân đội Nga có thể khai hỏa tới 20.000 viên đạn pháo một ngày. Hỏa lực khủng khiếp này giúp họ tạo ra ưu thế vượt trội so với các lực lượng của Ukraine.
2S7 Pion là khẩu pháo tự hành cỡ nòng 203mm được cả quân đội Nga và Ukraine sử dụng. Ảnh: Topwar
Thực tế trên chiến trường, cả Nga và Ukraine đều phụ thuộc nhiều vào pháo binh. Tờ Forbes dẫn lời các chuyên gia cho rằng, một phần nguyên nhân đến từ việc cả hai quân đội đều chịu ảnh hưởng từ học thuyết quân sự Liên Xô cũ trước đây. Trong đó pháo binh được xem là hỏa lực quan trọng bậc nhất của lục quân. Việc sử dụng pháo để yểm trợ lực lượng bộ binh, cơ giới trong tấn công lẫn phòng thủ là một trong những nguyên tắc căn bản. Các cuộc pháo kích sẽ làm chậm hoặc tiêu diệt lực lượng tấn công khi phòng ngự, hoặc "làm mềm" chiến tuyến của đối phương khi tấn công. Đơn cử như trong trận đánh Berlin (Đức), các khẩu đội của Hồng quân Liên Xô đã bắn gần hai triệu quả đạn pháo vào các vị trí của quân Đức Quốc xã trước khi tấn công bằng bộ binh và xe tăng.
Theo Viện nghiên cứu Chiến tranh, quân đội Ukraine sử dụng pháo binh làm hỏa lực chủ yếu trong phòng ngự. Để bảo vệ các cứ điểm hay vị trí trọng yếu ngoài tiền tuyến, lực lượng quân sự của Kiev ngoài dựng các hàng rào chướng ngại vật như dây thép gai, chiến hào hay mìn... nhằm làm chậm bước tiến của quân Nga thì họ cũng tích cực sử dụng pháo binh như một hỏa lực chính để tiêu diệt các mũi đột kích của đối phương. Ở chiều ngược lại, quân đội Nga sử dụng những nhóm tấn công nhỏ di chuyển nhanh nhằm vượt qua các lớp chướng ngại vật, tiếp cận thật gần quân phòng ngự để từ đó vô hiệu hóa hỏa lực pháo binh của đối phương. Tất nhiên trong các cuộc tấn công này, quân đội Nga cũng sử dụng pháo binh với cường độ cao, vừa để trấn áp lực lượng phòng ngự vừa tìm cách tiêu diệt các đơn vị pháo binh của Ukraine.
Tác chiến điện tử cũng là một nguyên nhân dẫn đến việc hai bên sử dụng pháo binh như một hỏa lực chính để tiêu diệt sinh lực và khí tài của nhau. Cả Nga và Ukraine đều rất tích cực sử dụng các loại máy bay không người lái cảm tử (hay còn gọi là đạn tuần kích). Cũng chính thế nên cả hai bên tăng cường năng lực chế áp điện tử để khắc đạn tuần kích của đối phương. Trong một số khu vực nhất định, các loại đạn tuần kích sẽ rất khó hoạt động khi bị đối phương gây nhiễu.
Hơn thế nữa, lượng thuốc nổ mà một đạn tuần kích mang theo thường rất nhỏ, do đó khả năng tiêu diệt hoàn toàn một mục tiêu cỡ lớn như các loại pháo tự hành hay xe tăng chủ lực là tương đối thấp. Đơn cử như loại Lancet của Nga, trọng lượng đầu đạn của phiên bản mới nhất cũng chỉ khoảng 12 kg, tức là chỉ bằng 1/4 so với trọng lượng của một viên lựu pháo 152mm thông thường. Không những vậy, tốc độ chậm của một số loại đạn tuần kích giúp đối phương có thời gian lẩn tránh nếu bị phát hiện, khác hẳn với một viên đạn pháo thông thường sẽ lao xuống mục tiêu với tốc độ cực nhanh.
Viện nghiên cứu Hoàng gia Anh (Royal United Services Institute - RUSI) dẫn lời một chỉ huy chiến trường giấu tên của Ukraine cho biết, trong một số trận đánh, họ bị quân Nga tấn công bằng rất nhiều loại pháo khác nhau, nhưng không ghi nhận sự xuất hiện của các loại đạn tuần kích thông dụng bên phía Moscow như Lancet hay Geran-2.
Số lượng cũng là chất lượng
Trước cuộc xung đột, lực lượng vũ trang Ukraine chủ yếu trang bị các loại lựu pháo có từ thời Liên Xô; nhưng sau đó, Kiev đã liên tục nhận được nhiều loại pháo từ các quốc gia phương Tây như: pháo xe kéo M-777; các loại lựu pháo tự hành cỡ nòng 155mm M109 Paladin (do Mỹ sản xuất), Archer (Thụy Điển) và Ceasar (Pháp)... hay các loại pháo phản lực tiên tiến M142 (HIMARS) hoặc M270 (MLRS). Trong khi đó, Nga là quốc gia có lực lượng pháo quy mô lớn bậc nhất thế giới. Một số nguồn khẳng định số lượng lựu pháo của Nga nhiều gấp ba lần so với quân đội Mỹ. Quân đội Nga sử dụng kết hợp các loại lựu pháo tự hành thời Liên Xô, chẳng hạn như MS19 Msta-S, 2S7 Pion và các hệ thống mới hơn, chẳng hạn như 2S35 Koalitsiya SV hay Msta-SM2.
Nga đang duy trì ưu thế hỏa lực pháo binh trên chiến trường nhờ nguồn cung đạn dồi dào. Ảnh: Topwar.ru
Nếu lực lượng Ukraine được viện trợ loại M982 Excalibur thì các khẩu đội pháo của Nga cũng được trang bị loại đạn dẫn đường laser Krasnopol. Về chất lượng tổng thể rất khó so sánh bởi chúng được thiết kế chế tạo với những tư duy quân sự khác nhau giữa Liên Xô/ Nga và phương Tây nhưng thực tế trên chiến trường thời gian qua cho thấy yếu tố tạo ra sự khác biệt là số lượng. Nghĩa là bên nào có thể duy trì được mật độ hỏa lực pháo binh cao hơn thì bên đó có lợi thế.
Trong bài viết vào tháng 11/2024, tờ EurAsian Times dẫn nguồn số liệu của một sĩ quan trong Ban tham mưu quân đội Ukraine cung cấp cho biết, khi họ có thể khai hỏa 10.000 viên đạn pháo mỗi ngày thì chỉ có khoảng 35-45 binh sĩ thiệt mạng. Song nếu chỉ bắn khoảng 4-5.000 viên/ngày thì số lượng binh sĩ hy sinh có thể tăng lên tới 100 người.
Nguồn cung đạn pháo trở thành yếu tố quyết định mật độ hỏa lực pháo binh qua đó trực tiếp ảnh hưởng đến lợi thế của mỗi bên tham chiến. Tháng 3/2024, tình báo phương Tây đưa ra ước tính, Nga có thể sản xuất khoảng 250.000 quả đạn pháo trong một tháng, tức khoảng 3 triệu viên/ năm. Con số này còn có thể tăng lên khi Nga đã đưa toàn bộ nền sản xuất công nghiệp của họ phục vụ cho chiến tranh. Trong khi đó, cả Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ lại khó có thể đạt được con số này.
Cụ thể, tháng 11/2024, Phó Chủ tịch EU Josep Borrell cho biết, Liên minh Châu Âu (EU) đã chuyển giao 980.000 quả đạn pháo cho Ukraine, qua đó sớm có thể cán mốc 1 triệu quả đạn trong năm 2024. Nhưng cũng cần chú ý rằng, mốc cam kết trên của EU thực ra phải hoàn thành từ tháng 3 và sau nhiều lần trì hoãn thì cam kết đó mới gần được hoàn thành.
Ukraine cũng có một nguồn cung đạn pháo khác đến từ thỏa thuận với từng nước thuộc EU như Cộng hòa Czech đã công bố kế hoạch cung cấp 800.000 quả đạn pháo cho Ukraine, với nguồn gốc chủ yếu đến từ các quốc gia ngoài EU.
Một người lính Nga khai hỏa lựu pháo D30 cỡ nòng 152mm. Ảnh: RIA Novosti.
Vào tháng 11/2023, Bộ Ngoại giao Mỹ công bố kể từ khi cuộc xung đột tại Ukraine bùng phát, Washington đã cung cấp cho Kiev khoảng 3 triệu viên đạn pháo. Số lượng này có từ nhiều nguồn, trong đó có việc xuất từ các kho của quân đội Mỹ. Một số liệu khác cho biết trước năm 2022, Mỹ duy trì năng lực sản xuất khoảng vài nghìn quả đạn pháo 155mm mỗi năm, con số này tăng lên khoảng 20.000 viên sau khi cuộc xung đột tại Ukraine bùng phát. Hiện tại Lầu Năm Góc đang tìm cách tăng sản lượng đạn pháo 155mm của Mỹ từ khoảng 100.000 viên/ tháng trở lên vào cuối năm 2025 nhờ gói ngân sách 6 tỉ USD được Quốc hội thông qua gần đây.
Ngoài ra Ukraine cũng đang nỗ lực sản xuất đạn pháo trong nước để cung cấp cho quân đội. Những số liệu trên sẽ gây bất ngờ nếu đặt trong bối cảnh ngân sách quốc phòng của Nga vào năm 2023 chỉ là 100 tỉ USD trong khi con số này của Mỹ và NATO là khoảng 1,47 nghìn tỉ USD.
Ngoài ra, một vấn đề khác cần lưu ý là trong khi quân đội Nga đa số sử dụng loại trọng pháo cỡ nòng 152mm chuẩn Liên Xô. Các loại pháo này dù là pháo xe kéo hay pháo tự hành đều có thể dùng chung đạn. Trong khi đó Ukraine sử dụng kết hợp cả pháo 152mm từ thời Liên Xô và pháo cỡ nòng 155mm chuẩn NATO. Bản thân các loại pháo cỡ nòng 155mm chuẩn NATO hiện có trong trang bị của Ukaraine cũng yêu cầu những loại đạn tiêu chuẩn nhất định và chưa chắc có thể sử dụng lẫn đạn của nhau. Chính điều này khiến gánh nặng hậu cần, đặc biệt là đạn pháo của quân đội Ukraine càng thêm nặng nề.
'Ngày càng nhiều lính Ukraine đào ngũ', Nga mất hơn 1.700 quân một ngày Trong bối cảnh các lực lượng Kiev phải hứng chịu tổn thất nặng nề trong giao tranh với quân Nga, ngày càng có nhiều vụ lính Ukraine đào ngũ ở tiền tuyến. Tạp chí Financial Times của Anh đưa tin, ngày càng có nhiều binh lính Ukraine bày tỏ thất vọng về sự yếu kém của cấp chỉ huy và việc thiếu trang...