D’ran – mộc mạc và yên bình
Hình ảnh về D’ran, một thị trấn thuộc huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng, trong lòng du khách có lẽ chỉ là vài đoạn phố ngắn ngủi trên đường từ Nha Trang đi Đà Lạt.
Nhưng, nếu ở lại đây ít ngày, bạn sẽ khám phá được những nét quyến rũ rất riêng của thị trấn nhỏ bé này.
Từ vùng đồng bằng khô nóng với những đồi cát hoang vu, những bụi xương rồng lẻ loi…của Ninh Thuận, vượt hơn 20 km đèo Ngoạn Mục, du khách sẽ đặt chân đên khu vực cao nguyên của Lâm Đồng. Chỉ cánh nhau 20 km mà khí hậu và cảnh vật trên đường đi thay đổi đột ngột: từ nóng bức chuyển sang mát mẻ; từ hoang vu, khô cằn chuyển sang xanh tươi, ngập tràn sức sống… Thị trấn D’ran chính là nơi bắt đầu của cao nguyên.
Nơi bắt đầu cao nguyên |
Tuy nhỏ bé, nhưng cũng như Đà Lạt, D’ran cho du khách tận hưởng được cả bốn mùa trong một ngày: sáng xuân, trưa hạ, chiều thu và tối đông. Cũng huyễn hoặc sương mờ, cũng nghiêng nghiêng dốc núi, cũng xanh mướt đồi thông, chỉ không có những dòng du khách nườm nượp. D’ran yên bình và mộc mạc hơn Đà Lạt rất nhiều.
Màu xanh của vườn rau |
Ở D’ran, hoa không nhiều như Đà Lạt. Không có sắc vàng mimosa, không sắc hồng đỗ quyên, không sắc đỏ xác pháo, không sắc tím cẩm tú cầu… Ở D’ran chỉ có màu xanh dịu mát là chủ đạo. Màu xanh của những đồi thông, của những rẫy cải, rẫy hành bạt ngàn. Điểm xuyết vào màu xanh ấy là sắc đỏ của những vườn cà chua, sắc cam vàng của trái hồng… Trừ thông, thứ duy nhất làm đẹp D’ran mà không “ăn được” là dã quỳ. Dã quỳ trải một màu vàng dịu khắp thị trấn, quấn quýt quanh từng gốc thông, từng góc phố, từng bờ tường…
|
Màu vàng của dã quỳ (Nguồn: internet) |
Ở D’ran, hồng được trồng rất nhiều. Cảnh sắc của những vườn hồng thay đổi theo từng thời điểm trong năm. Mùa hè, những vườn hồng vàng rực trĩu quả, đầy sức sống. Mùa đông, hồng rụng hết lá, vươn lên trời những cành khô xám xịt…
Video đang HOT
Những vườn hồng trĩu quả |
Kề bên thị trấn D’ran là đèo D’ran, một con đường khác để lên Đà Lạt, ngoài con đường truyền thống là ngã ba Finom – đèo Prenn. Đường đèo D’ran nhỏ hẹp, quanh co với những khúc cua thót ruột. Hai bên đường là những rừng thông già bạt ngàn lẩn khuất trong mây. Đặc biệt, từ trên đèo có thể ngắm cảnh hồ thủy điện Đa Nhim.
Hồ Đa Nhim |
Tôi yêu những ngôi nhà gỗ vương mùi nhựa thông ở D’ran. Nó mộc mạc và yên bình như chính thị trấn nhỏ bé này. Ở D’ran, nhịp sống dường như chậm lại, như làn sương mù mãi không tan đầu ngọn thông. Ở D’ran, có những sáng ngủ dậy không muốn ra khỏi giường, cứ cuộn mãi trong chăn để nghe “cái lười” thấm trong từng bắp thịt. Ở D’ran, có những chiều “ngồi đồng” trong quán cà phê, ngơ ngẩn ngắm cảnh học sinh đi học về, từng chiếc xe đạp, từng chiếc áo len thấp thoáng đầu dốc sương mờ. Ở D’ran, có những buổi tối bập bùng guitar nơi quán rượu bình dân với những bài hát tưởng như không bao giờ dứt…
Vẻ đẹp yên bình, độc đáo làng bích họa Hải Sơn (TP Móng Cái, Quảng Ninh)
Tại xã Hải Sơn (TP Móng Cái, Quảng Ninh), làng dân tộc Dao nằm sát khu vực biên giới Việt - Trung từ lâu đã trở thành địa điểm tham quan không thể bỏ lỡ của du khách mỗi khi đến đây.
Những bức tranh tường độc đáo, nhiều màu sắc rực rỡ cùng thiên nhiên núi non hùng vĩ hòa quyện tạo thành khung cảnh bình yên, thơ mộng nơi vùng cao biên giới.
Một góc xã Hải Sơn, TP Móng Cái nhìn từ trên cao
Xã Hải Sơn là địa bàn vùng cao, biên giới cách trung tâm Thành phố 33 km, có đường biên giới dài 12,06 km tiếp giáp với Trung Quốc, có vị trí trọng yếu chiến lược về quốc phòng, an ninh.
Trên địa bàn có Khu di tích lịch sử Quốc gia Pò Hèn; Cột mốc biên giới 1347 - một trong những địa chỉ đỏ để giáo dục truyền thống yêu nước cho các thế hệ; là nơi giao thoa, hội tụ các giá trị văn hóa đặc sắc, sinh sống đoàn kết của đồng bào các dân tộc Kinh - Dao - Sán Chỉ (với 352 hộ gia đình, 1.616 nhân khẩu, trong đó dân tộc Dao và Sán chỉ chiếm 86,8%), thu nhập của người dân chủ yếu từ sản xuất nông - lâm nghiệp...
Đường vào làng dân tộc Dao - xóm họ Đặng xã Hải Sơn
Khoảnh khắc thường ngày của người dân "làng bích họa"
Thời gian qua, xã Hải Sơn luôn được đón nhận sự quan tâm của tỉnh và thành phố. Nhiều cơ chế chính sách, sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, sát sao giúp cho Hải Sơn có nhiều bứt phá trong quá trình phát triển. Nhất là từ khi tuyến đường Quốc lộ 18C, đường kết nối Hải Sơn - Hải Tiến đi vào hoạt động, Khu di tích lịch sử Pò Hèn được xếp hạng di tích Quốc gia...đã mở thêm nhiều điều kiện thuận lợi hơn cho địa phương. Đây đều là những điểm đến tiềm năng để khai thác, thúc đẩy phát triển du lịch trải nghiệm, du lịch cộng đồng.
Nằm trên địa bàn xã Hải Sơn, làng dân tộc Dao xóm họ Đặng (thôn Pò Hèn, xã Hải Sơn, TP Móng Cái) từ lâu đã trở thành điểm đến không thể bỏ qua khi du khách lần đầu đến với xã vùng cao này.
Những năm gần đây, TP Móng Cái với định hướng phát triển du lịch cộng đồng đã có nhiều giải pháp, cách làm mới. Từ những ngôi nhà cũ trong xóm, đoàn viên thanh niên đã hỗ trợ vẽ và trang trí trên những bức tường cũ, rêu phong, tạo thành những bức tranh độc đáo khắc họa cuộc sống của người dân nơi đây.
Năm 2023, Đoàn viên Thanh niên TP Móng Cái phối hợp với UBND xã Hải Sơn, Đoàn Thanh niên trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội, VNPT Quảng Ninh, Chi cục Hải quan Cửa khẩu QT Móng Cái tổ chức chỉnh trang, tô vẽ lại các bức "bích họa" tại ngôi làng này.
Đến nay đã có hơn 21 bức tranh tường với tổng diện tích là 673 mét vuông được trang trí. Những bức tranh này giúp cho đời sống đồng bào thêm phần sôi động vì thường xuyên được đón những đoàn khách du lịch tới tham quan, trải nghiệm, chụp hình lưu niệm.
Những bức tranh rực rỡ hòa quyện cảnh sắc yên bình nơi núi rừng Đông Bắc Tổ quốc
Từ lâu, TP Móng Cái đã chú trọng, quan tâm đến việc phát triển du lịch cộng đồng, du lịch trải nghiệm trên địa bàn xã Hải Sơn. Đây là một trong những nội dung cần thiết để làm phong phú thêm các sản phẩm du lịch của TP.Móng Cái, vừa thu hút du khách, kích cầu du lịch, vừa góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc, giữ gìn tài nguyên thiên nhiên, đóng góp vào phát triển kinh tế bền vững của tỉnh và thành phố. Hàng năm, TP Móng Cái cũng như xã Hải Sơn luôn duy trì các hoạt động, lễ hội, phiên chợ vùng cao nhằm tạo điểm nhấn thu hút khách du lịch.
Tuy nhiên để thực sự tạo được dấu ấn cũng như trở thành điểm dừng chân đặc sắc, làng dân tộc Dao - xóm họ Đặng Hải Sơn cần thêm nguồn lực, "đòn bẩy" mạnh mẽ. Từ đó có thể tận dụng tài nguyên cảnh quan thiên nhiên, nâng cấp các dịch vụ lưu trú kết hợp ẩm thực, nghỉ dưỡng tại các hộ gia đình. Bên cạnh đó cần tăng cường sự phối hợp giữa chính quyền địa phương, các ngành, đơn vị liên quan trong việc xây dựng và phát triển các loại hình du lịch mới; tích cực tuyên truyền để người dân có ý thức hơn nữa trong giữ gìn vệ sinh môi trường và tư duy "làm du lịch" trong cộng đồng dân cư.
Khám phá Hòn Hồng bằng dù lượn Mất mấy ngày chờ đợi điều kiện thời tiết cho phép, nhóm bạn trẻ may mắn lần đầu tiên được trải nghiệm cảm giác ngắm Hòn Hồng bằng dù lượn từ độ cao hơn 300m. Phóng to Toàn cảnh núi Hòn Hồng với cánh dù lượn - Ảnh: Trần Tiến Dũng Theo phi công dù lượn Lương Hoàng Hà (trưởng Câu lạc bộ...