Drama họp lớp: Lúc khoe tiền hết mình tới lúc thanh toán “hết hồn”
Sau khi ra trường, đi làm ai cũng có cuộc sống riêng, để duy trì được những buổi hợp lớp đều đặn hàng năm không phải điều dễ dàng.
Kỳ nghỉ lễ 30/4, 1/5 sắp tới được nhiều lớp lựa chọn vì được nghỉ khá dài ngày. Tuy nhiên, nó cũng khiến nhiều người khó xử. Không đi thì bị bạn bè chê trách, đi rồi thì chẳng biết làm gì vì hết đại hội khoe giàu, khoe nhà, khoe xe lại đến đùn đẩy ai là người trả tiền.
Để duy trì các buổi họp lớp hàng năm không phải điều dễ dàng.
Ai cũng vỗ ngực “bữa này tôi mời”
Nhắc tới tôi lại nhớ buổi họp lớp năm ngoái, ban đầu cả lớp tôi đều thống nhất chia đầu người. Tăng 2 đi hát hò sẽ do con trai đảm nhiệm trả. Tuy nhiên, lúc mới đến ông nào cũng ra oai “có mấy đồng bạc các bạn sao phải xoắn, bữa này tôi mời”. Một ông khác đang là trưởng phòng kinh doanh cũng vỗ ngực, “bạn cứ để tôi”. Không chịu lép vế, cậu bạn trước kia học kém nhất lớp nhưng vì gia đình có cơ ngơi riêng nên đã làm giám đốc tuyên bố “anh em như thế là không nể mặt tôi. Bữa này các bạn cứ xõa hết mình đi”.
Tôi và đám bạn chỉ biết nhìn nhau cười trừ vì đoạn này nghe cứ quen quen, năm nào mà các ông không nói từ lúc ra trường tới giờ. Cả lũ cũng sẵn sàng tâm lý chia đầu người cho khỏe. Thế rồi cũng tới lúc thanh toán, anh chàng lúc đầu vỗ ngực ra oai viện lý do đi vệ sinh, các bạn cứ thanh toán trước lát tôi trả. Ông trưởng phòng kinh doanh thì quên mang thẻ. Ông giám đốc thì thế nào thẻ lại bị khóa. Vậy là hội con gái lại hò hét nhau đi thu tiền từng người một.
Lúc mới nhập cuộc ai cũng tuyên bố bữa này mình trả nhưng tới khi thanh toán thật thì mất hút.
Nhìn sang dãy bên cạnh một lớp khác cũng tương tự. Thấy cả hội đang chơi trò “vỗ tay xuống bàn” với khẩu hiệu “ai trả tiền là ai trả tiền”. Ai mà chẳng may thốt lên “tôi trả tiền là tôi trả tiền” là coi như xong. Nhưng tới lúc lớp tôi thanh toán xong ra vẫn chưa thấy ai mắc bẫy. Đúng là đụng tới tiền bạc ai cũng tỉnh cả. Không biết lớp đó sẽ chơi trò này tới bao giờ nhưng nhìn mặt chủ quán có vẻ cũng ngao ngán lắm rồi.
Đến chầu đi hát, mọi người cũng hết hứng thú nhưng rồi lại động viên nhau cả năm mới có 1 lần. Hát hò tưng bừng xong, ông thì lăn lóc không dậy được, ông thì phải gọi taxi cho về gấp. Cuối cùng màn thanh toán dồn lại hết cho cậu bạn đang làm lái xe công nghệ. Cả buổi cứ thấy anh chàng ngồi im chẳng í ới gì, thế mà lúc thanh toán lại là người chủ động nhất. Đến lúc hỏi ra mới biết chầu năm trước nữa cũng là nó thanh toán chứ ai. Đến khổ lương thì ba cọc ba đồng, thanh toán chầu này có khi đi tong cả mấy tháng lương.
Ai cũng tuyên bố sẽ bao bữa này nhưng kết cục lại chẳng thấy ai. (Ảnh: Venuelook/Quizle)
Viện đủ lý do để không phải trả tiền
Lớp đại học của chồng tôi cũng không ngoại lệ. Anh kể lúc mới nhập cuộc ông nào cũng ra oai bình thường đi tiếp đối tác toàn sơn hào hải vị, bữa này quá tầm thường, để tôi mời. Nhưng tới lúc thanh toán thì ai cũng mất hút. Ông thì đi không vững phải gọi vợ qua đón về. Vừa đến cả lũ đã bị nghe một tràng từ chị vợ rằng suốt ngày rủ rê chồng mình ăn uống chơi bời, họp lớp gì mà lắm thế, ở lại mà tự thanh toán với nhau. Không biết có phải hai vợ chồng đã bàn trước với nhau không mà khớp thế. Đây cũng không phải lần đầu tiên tôi nghe chồng kể về sự tích này.
Chị đồng nghiệp ở công ty tôi cũng kể, sau nhiều lần nghe mấy ông bạn ra oai, cả lũ đã kết hợp lại bắt tụi nó phải chi tiền bằng được. Mới vào cuộc chị đã ráo ngay “Minh năm nào cũng bảo tôi mời mà chưa thấy năm nào trả nhỉ, năm nay bạn định tính sao?”. Anh chàng nghe đến đây mặt bắt đầu sượng trân lập tức rút thẻ ra “đây bà cầm thẻ tôi đi lát nữa quẹt ngay và luôn”.
Video đang HOT
Lúc ăn uống cười nói vui vẻ nhưng khi thanh toán ai cũng viện đủ lý do để mất hút. (Ảnh: Pexels)
Cả hội thấy thế hò reo không ngớt, ai nấy đều vỗ tay khen Minh vừa đẹp trai lại ga lăng. Thế nhưng tới lúc thanh toán, anh Minh này chẳng còn đủ tỉnh táo để nhập mật khẩu. Hỏi mãi cũng chẳng trả lời, hết bảo ngày sinh nhật vợ, ngày sinh nhật con rồi cuối cùng đến ngày gì cũng chẳng nhớ. Điều này khiến chị đồng nghiệp của tôi ghim mãi và khẳng định chắc nịch “nhất định năm nay chị phải bắt nó trả tiền mới được”.
Một cô em khác thấy thế cũng góp vui kể chuyện đi theo người yêu đi họp lớp. Lớp này thì đã ra luật từ đầu ai không có người yêu dẫn theo thì phải trả tiền. Thế nhưng làm gì có ai muốn mất tiền. Vừa đến là thấy đôi nào đôi đấy tíu tít tay trong tay. Kể cả những đứa trước đó chưa thấy khoe về người yêu bao giờ hôm ấy cũng dắt theo một cô. Chẳng biết có phải thuê người yêu đi họp lớp hay không. Thấy vậy, tất cả xúm vào chỉ ra một cặp giả trân nhất.
Không ít người còn thuê bạn gái đi họp lớp để ra oai cũng như không phải trả tiền. (Ảnh: Cottonbro)
Tuy nhiên khi bị phát hiện, ông anh này lập tức sửng cồ lên bảo các bạn khinh thường mình. Rồi một mình bỏ về trong sự ngỡ ngàng của mọi người. Cô gái đi cùng cũng vội vội vàng vàng chạy mất dép. Thế là chầu hôm ấy lại chia đầu người nhưng có vẻ mọi người đã mất hứng lên chẳng đi tăng 2, tăng 3 nữa.
Tiền bạc không phải thước đo tình bạn
Trên thực tế sau nhiều năm ra trường, đi làm, hàng ngày phải đối mặt với cơm, áo, gạo tiền thì mỗi buổi họp lớp sẽ lúc chúng ta được gặp lại những người bạn cũ. Có thể trong số đó chỉ đếm trên đầu ngón tay được 1, 2 người bạn thân. Tuy nhiên, mỗi buổi hàn huyên, tâm sự cũng làm khơi dậy không ít kỷ niệm học trò vui tươi, hồn nhiên. Chính vì thế, tại sao lại để tiền bạc chi phối cuộc vui?
Đừng để tiền bạc làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ bạn bè.
Để cho công bằng nhất những buổi tụ tập như vậy nên chia đầu người và dự trù kinh phí, đóng tiền trước khi tham gia. Lớp trưởng hoặc lớp phó đứng lên thu tiền có trách nhiệm thanh toán sau khi kết thúc buổi họp lớp. Ai muốn chi nhiều hơn hay bao cả lớp thì ứng tiền ra ngay từ đầu. Như vậy sẽ tránh được những sự cố phát sinh phía sau.
Hầu hết chẳng ai lại mong muốn bản thân thua bạn kém bè. Nhất là những người từng giữ chức tước trong lớp, mang tiếng học giỏi nhất nhì lớp nay lại lương ba cọc ba đồng. Do đó các buổi họp lớp nên tránh những câu hỏi về tiền bạc, vật chất như “dạo này làm gì, lương thế nào” hay “ngày xưa làm cán bộ lớp mà giờ lương có thế thôi à?”. Mỗi người có một hoàn cảnh, một cuộc đời riêng nên đừng để tiền bạc, vật chất làm mất đi tình bạn.
Vấn đề chi tiền sau mỗi buổi họp lớp khiến không ít người đau đầu. (Ảnh minh họa: VTC News)
Với những người trẻ là vậy nhưng hầu hết với các lớp trung niên, khi đã có tuổi ai ai cũng hào hứng đi gặp bạn bè. Mẹ tôi năm nay đã xúng xính may 2 bộ áo dài từ trước lễ cả nửa tháng để đi họp lớp. Mà không phải một lớp đâu nhé, từ lớp cấp 1, cấp 2 cùng làng đến lớp cấp 3 rồi hội đồng niên chơi chung. Lớp cấp 3 mẹ tôi thậm chí còn làm áo lớp rồi rủ nhau về trường tổ chức văn nghệ. Sau đó, một bác đang lập nghiệp ở Quảng Ninh còn mời cả lớp ra Vịnh Hạ Long chơi. Bác sẵn sàng chi tiền bao cả chiếc du thuyền còn các bạn ai muốn đóng góp thêm thì tùy tâm.
Hãy để buổi họp lớp trở thành ngày hàn huyên, tâm sự đúng nghĩa. (Ảnh minh họa: Sohu)
Năm trước cũng là lớp này, mẹ tôi cùng cả hội đi biển Đồ Sơn (Hải Phòng). Lúc về đã thấy bà khoe một đống ảnh đi biển “xịn xò” do hội chị em chụp cho. Tất nhiên lớp của mẹ tôi không đủ 100% các thành viên đi nhưng cũng có trên dưới 20 người. Con số này là quá ổn áp so với một lớp đã ra trường mấy chục năm. Đến bản thân lớp tôi vừa ra trường được vài năm nhưng phải huy động gào thét mãi mới được một nửa. Có những năm thì chỉ là các nhóm nhỏ đi với nhau 5-7 người hay nhiều nhất là hơn chục người.
Vậy mới thấy tình bạn thời nào cũng đáng trân trọng. Đáng lẽ ra lớp trẻ ngày nay với lối sống hiện đại hơn càng phải quý trọng tình bạn hơn mới phải. Thay vì đại hội khoe nhà, khoe xe, khoe con ai tài giỏi hay đùn đẩy trách nhiệm trả tiền thì hãy cư xử công bằng, văn minh với nhau. Có như vậy thì những buổi họp lớp mới thực sự vui vẻ và ý nghĩa.
Đến hẹn lại lên chuyện họp lớp 30/4: "Cuộc thi" xem ai giàu hơn
Đến hẹn lại lên, cứ mỗi dịp lễ, Tết, các nhóm lớp học cũ lại hoạt động sôi nổi hơn bao giờ hết.
Năm nay, dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 đang đến gần, nhóm chat lớp cấp 3 của tôi cũng nhảy thông báo không ngừng. Tất nhiên, người đứng lên khởi xướng kêu gọi mọi người đi họp lớp vẫn là lớp trưởng cũ của chúng tôi: "Nghỉ lễ 30/4 - 1/5 này chúng ta gặp nhau nhé. Ai đi được giơ tay nào!". Câu kêu gọi quen thuộc và ngay lập tức muôn kiểu lý do cũng được đưa ra.
Đến hẹn lại lên, cứ mỗi dịp lễ, Tết, các nhóm lớp học cũ lại hoạt động sôi nổi hơn bao giờ hết. Năm nay, dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 đang đến gần, nhóm chat lớp cấp 3 của tôi cũng nhảy thông báo không ngừng. Tất nhiên, người đứng lên khởi xướng kêu gọi mọi người đi họp lớp vẫn là lớp trưởng cũ của chúng tôi: "Nghỉ lễ 30/4 - 1/5 này chúng ta gặp nhau nhé. Ai đi được giơ tay nào!". Câu kêu gọi quen thuộc và ngay lập tức muôn kiểu lý do cũng được đưa ra.
Muôn kiểu câu chuyện diễn ra trong ngày họp lớp.
Họp lớp là dịp để một tập thể gặp lại nhau sau những năm tháng ra trường. (Ảnh minh họa: Pinterest)
Những kiểu người khi đi họp lớp
Người cứ đến ngày họp lớp là bận
Trong tập thể lớp, có người rất hào hứng với việc gặp lại bạn bè cũ thì cũng có những người luôn luôn báo bận. Người thì con đang ốm, người thì về quê vợ/chồng ở xa, có bạn lại bận công việc xuyên nghỉ lễ... Nói chung có đủ mọi lý do được đưa ra! Những người thuộc nhóm "bận rộn" này không chỉ năm nay mới bận, mà họ bận quanh năm. Đặc biệt, cứ đến dịp họp lớp lại bỗng nhiên nhiều việc hơn ngày thường.
Có những người chỉ cần thấy thông báo họp lớp là ngán ngẩm. (Ảnh minh họa: Pinterest)
Người thành đạt: Chỉ mong đến ngày họp lớp
Bên cạnh nhóm người không muốn tham gia họp lớp chính là nhóm người cực kỳ hào hứng, chỉ mong đến ngày được gặp gỡ mọi người. Liệu có phải họ hào hứng, nhớ những người bạn cũ? Cũng có thể là như vậy... Nhưng cái chính, nhóm người này xem họp lớp là một "cuộc thi": thi xem ai giàu, ai thành đạt hơn, con người nào giỏi, nhà ai to hơn, xe nào đẹp hơn.... Sau một năm làm việc, họp lớp chính là cơ hội để những người thích khoe khoang, giỏi cạnh khóe đem thành tựu của mình ra để so bì với những người bạn cũ.
"Đại hội" khoe xem ai giàu hơn mỗi dịp họp lớp.
Nhóm người này sẽ bắt đầu cuộc trò chuyện bằng cách hỏi chúng ta "lương bao nhiêu", "mua nhà chưa", "mua xe chưa",... hết tiết mục hỏi thăm, họ sẽ chuyển sang khoa trương bản thân: "Lương tháng mình cũng không có nhiều, chỉ đủ ăn thôi, khoảng mấy nghìn đô. Mấy tháng trước mình cũng mới mua căn nhà, 2 vợ chồng mới đi du lịch nước ngoài về... Sang năm cũng tính đổi xe khác, xe này đi hơi chán,...". Cứ như thế, một người khoe, những người còn lại đâu thể ngồi yên, vậy là "đại hội xem ai giàu hơn" chính thức bắt đầu.
Chị em phụ nữ cũng tranh thủ khoe chồng, thể hiện bản thân đang thực sự hạnh phúc.
Bên ngoài "bạn bạn tôi tôi", "chị chị em em", cười nói không ngớt, nhưng sâu bên trong mỗi người là cả một bầu trời đố kỵ. Không thiếu những tập thể chỉ chờ mong ngày nghỉ lễ để gặp nhau, xem bạn mình thay đổi thế nào, thành công hay thất bại ra sao. Nếu cánh đàn ông so bì xem lương ai cao, nhà ai to hơn, thì chị em phụ nữ chắc chắn không thể bỏ qua cơ hội so chồng ai tài, con ai giỏi hơn.
Nhiều câu chuyện xoay quanh mỗi buổi họp lớp. (Ảnh minh họa: Pinterest)
Người lạc lõng: Chưa thành công đành chọn ở nhà
Có những người đứng ngoài "cuộc chiến", đúng hơn, họ chẳng thể chen chân vào những cuộc hội thoại khoe nhà, khoe xe. Chính vì thế, nhiều người mệt mỏi, chán nản chẳng muốn tham gia họp lớp. Đi họp lớp chưa kịp hỏi bạn có khỏe không, bạn đã hỏi mình lương bao nhiêu. Lâu dần, những dịp gặp mặt bạn bè lại trở thành áp lực với nhiều người. Ở nhà có khi còn vui hơn.
Muốn đi họp lớp cần có bản lĩnh
Họp lớp vốn là dịp có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Chúng ta đã cùng nhau gắn bó suốt thời gian dài trên ghế nhà trường, cùng bạn nắm tay nhau đi qua những năm tháng tươi đẹp của tuổi trẻ. Sau khi ra trường, mỗi đứa một nơi, chỉ những dịp nghỉ dài, sự kiện họp lớp mới có cơ hội gặp nhau. Vì vậy, còn gì tuyệt vời hơn khi những cô, cậu học sinh năm nào cùng ngồi xuống để hỏi han nhau về sức khỏe, cùng nhau ôn lại những kỷ niệm xưa tươi đẹp.
Không ít người mệt mỏi khi họp lớp trở thành nơi để nhiều cá nhân khoe mẽ. (Ảnh: FB B.)
Nhưng chính vì sự "biến tướng" của những cuộc họp lớp mà nhiều người chẳng muốn tham gia. Muốn đi họp lớp mà chưa giàu, chưa thành công thì lấy gì để nói chuyện cùng các bạn. Thời buổi này không phải chỉ cần chuẩn bị một tâm hồn đẹp là có thể tự tin đi họp lớp, bạn cần nhiều hơn thế, kể cả sự bản lĩnh. Bản lĩnh để không bị sự giàu có, hào nhoáng của những người bạn cũ làm mình choáng ngợp và cảm thấy tự ti, thua kém.
Họp lớp vẫn là dịp đáng trân trọng và ý nghĩa khi người ta tổ chức với mục đích cùng nhau nhớ lại những ngày tháng tươi đẹp. (Ảnh minh hoạ: Phụ nữ Online)
Rào cản của mỗi người đối với chuyện họp lớp đôi khi không phải là tiền nong, khoảng cách xa xôi mà chính là tâm lý e ngại. Buổi gặp gỡ đồng môn chỉ thực sự ý nghĩa khi mỗi người đến tham gia bằng sự chân thành, lắng nghe và sẻ chia mà thôi.
Sau 5 năm, sĩ sỗ lớp vẫn đông đủ ngày họp mặt Sau khi ra trường, ai cũng có công việc cuộc sống riêng khiến quan điểm cũng như suy nghĩ của bản thân thay đổi. Chưa kể nhiều người còn lập gia đình rồi nên quá bận bịu, việc đi họp lớp trở nên xa vời. Chính vì vậy chẳng quá lạ khi cứ đầu năm mới, các thành viên lại liên tục cập...