Dragonica và Loong, mi là con cái nhà ai? (Phần 1)
Cả Dragonica và Loong có thể nói đều là những cái tên hết sức quen thuộc với game thủ MMO nước ta trong thời gian 1 tháng gần đây khi đang làm mưa làm gió thị trường game online nước nhà
Khi nhà phát hành… trọc đầu
Trong khi Loong được đón chào vì giải tỏa được cơn khát game 3D đề tài kiếm hiệp thì Dragonica lại là một bước đột phá mới trong lãnh vực game side-scrolling hay còn tên gọi dân dã là game màn hình ngang. Đặc biệt cả hai tựa game này xuất hiện vào thời điểm được coi là “vàng” của MMO Việt khi hiện tại đang là giai đoạn dần kết thúc các kỳ thi và rất nhiều học sinh, sinh viên bước vào kỳ nghỉ hè càng khiến lượng người chơi tăng lên một cách chóng mặt.
Tuy nhiên dù hiện tại đang thu hút được rất nhiều người chơi nhưng một thông tin cơ bản mà hầu như một game thủ khi mới tham gia một tựa game online nào đó đều phải biết là nhà phát hành thì đối với Dragonica và Loong lại là một bí ẩn lớn.
Video đang HOT
Hiện tại trên trang web của hai tựa game này đều chỉ đề duy nhất dòng chữ “Bản quyền thuộc về …”, sau đó là tên các nhà phát hành game của nước ngoài trong khi Dragonica là IAH thì Loong Online là Dacheng Network. Thế nhưng đây rõ ràng là một chiêu bài “đánh lận con đen” khi chắc chắn hai hãng này đều không chịu trách nhiệm phát hành game tại Việt Nam vì hiện tại cả IAH và Dacheng Network đều không có văn phòng đại diện tại nước ta mà chỉ cung cấp sản phẩm cho các nhà phát hành trong nước mà thôi. Đơn cử như FIFA Online 2 của VTC cũng ký hợp đồng với IAH.
Điều này đồng nghĩa với việc đang có hai hoặc thậm chí cùng một nhà phát hành “nặc danh” cung cấp hai tựa game ăn khách tại thị trường MMO Việt Nam, một điều hết sức lạ lùng chưa từng có tiền lệ của thị trường non trẻ này.
Vậy là game thủ Việt Nam đang chơi Dragonica hay Loong dù đang chơi một server chính thức nhưng họ lại gặp nguy cơ chẳng khác gì chơi trên một server lậu. Vì dẫu sau khi biết tên nhà phát hành của tựa game mà mình đang chơi thì cũng giống như ta đang đi cùng một “anh có tóc” có chuyện gì game thủ có thể “nắm tóc lại” mà hỏi. Đơn cử như nhiều vụ việc lùm xùm khi game thủ kéo tới tận trụ sở nhà phát hành “hỏi chuyện” chẳng hạn.
Thế nhưng khi chơi Dragonica hay Loong thì lại giống như bạn đang chấp nhận làm việc với một “anh trọc đầu” và khi có chuyện gì bạn chẳng thể “nắm” cái gì để mà hỏi chuyện được, có chăng thì chỉ còn cách “bắc thang lên hỏi ông trời”.
Trong phần sau chúng ta sẽ cùng khám phá “người trọc đầu” này là nhà phát hành nào?
Theo Bưu Điện Việt Nam
Gamer được mùa "bội thu" bởi cuộc chiến giữa các NPH
Phải nói rằng, 6 tháng đầu năm 2011 gamer Việt đang thực sự "bội thu" game online bởi các NPH đang đua nhau tung ra những sản phẩm chiến lược của mình.
Mùa hè này sẽ là thời điểm bùng nổ cuộc chiến giữa các nhà phát hành. Không chỉ những game đã phát hành thu hút người chơi bằng các sự kiện khuyến mãi hấp dẫn mà cả những game sắp ra mắt cũng làm cho làng game sôi động hẳn lên.
Mùa hè luôn là một khoảng thời gian thu hút được đa số người chơi nên luôn là thời gian được nhà phát hành tung ra nhiều sự kiện khuyến mãi nhất trong năm. Thời điểm này cũng là "thời gian vàng" dành cho các game mới ra mắt. Rục rịch vào hè, làng game đã đón gần chục game mới, đủ các thể loại game từ webgame đế MMO. Được xem là "sự giải khát" cho người chơi sau một thời gian im ắng khá dài, làng game lại rộ lên một số game không rõ "danh tánh nhà phát hành" như Loong, Dragonica, ... Việc ngưng cấp giấy phép phát hành game từ năm ngoái đến nay vẫn chưa có tiến triển nào mới nhưng game mới vẫn ngang nhiên ra mắt cho thấy một số nhà phát hành đã "khá liều" trong chiến thuật cạnh tranh với nhà phát hành khác.
Nếu nói về khía cạnh kinh doanh có thể họ sẽ lợi thế khi game cùng phân khúc mà ra trước thì sẽ hút được khách nhiều hơn game ra sau. Với hình thức này nhà phát hành được xem là "làm chui" và khách hàng họ sẽ bị bất lợi vì những chính sách dành cho họ dường như bị hạn chế hoặc không có. Cũng giống như những server "lậu" khác, nếu người chơi đầu tư một lượng tiền không nhỏ vào game, nếu xảy ra trường hợp mất mát hoặc bị hack sẽ không biết đâu mà "cầu cứu". Chưa kể việc server đang chơi bị "ngủm" giữa chừng do một vấn đề tế nhị nào đó, người chơi cũng không thể kiện tụng vì đây là server lậu! Nói chung khi tham gia vào một game không có danh tính rõ ràng của nhà phát hành, người chơi sẽ vô cùng thiệt thòi nếu đầu tư vào đó.
Vẫn giữ quy củ, một số nhà phát hành vẫn "ém" dự án và "chờ thời". Mặc cho game thủ kêu gào trên fanpage cũng như các diễn đàn nhưng nhà phát hành vẫn im hơi lặng tiếng. Xét ở một khía cạnh khách quan đây là một nước cờ thủ thế khá hiểm "lùi 1 bước tiến 3 bước". Tuân thủ luật dù sao cũng có lợi hơn phá luật. Những cái tên được đa số người chơi mong chờ trong năm 2011 như Võ Lâm Truyền Kỳ 3, Tinh Thần Biến, Elsword, Dragon Ball, Dungoen Heroes,... được xem là các dự án "chiến" của nhà phát hành, dù có một ít động thái truyền thông trên các kênh mạng xã hội, diễn đàn nhưng vẫn chưa có thông tin chính thức nào về việc sẽ ra mắt. Có lẽ nhà phát hành tự biết đây không phải là thời điểm thích hợp cho sản phẩm chiến lược của họ.
Mặc dù, các trận chiến của các game mới chưa có hồi kết chẳng biết game nào thắng game nào bại nhưng các game cũ vẫn náo nhiệt trong mùa hè năm nay. Sơ qua các trang chủ game người chơi có thể thấy những đợt sự kiện lớn sẽ "cập bến" vào mùa hè này như: Võ Lâm Truyền Kỳ khởi tranh Thiên Hạ Đệ Nhất Bang 4, Kiếm thế với Kim Đơn 3, Boom mừng sinh nhật 4 tuổi, Long Tranh Hổ Đấu với Thiên Long Bát Bộ, ... Những sự kiện này cũng quá đủ để người chơi trải nghiệm một mùa hè sôi nổi trong thời gian chờ đợi game mới.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Cộng đồng game Việt đang rất khát MMORPG Sự xuất hiện ồ ạt của các dự án webgame, trong khi mảng MMORPG cài đặt còn quá thiếu thốn khiến cộng đồng tín đồ ảo nước nhà khó vui mừng. Cách đây vài tháng, chúng ta từng tiên đoán phải tới đầu quý 2 thị trường MMO Việt Nam mới có thể phục hồi trở lại phần nào với các dự án...