Download app chống virus, người dùng Android nhận malware đánh cắp mật khẩu
6 ứng dụng chứa malware ngụy trang thành app chống virus đã được download 15.000 lần trên Play Store.
Theo các nhà nghiên cứu bảo mật của Check Point, 6 ứng dụng độc hại đã được tải xuống 15.000 lần trước khi Google xóa chúng khỏi cửa hàng nhờ nhận được cảnh báo. Điều đáng chú ý là các ứng dụng này ngụy trang thành app chống virus, nhưng chúng lại kèm theo malware Sharkbot đánh cắp mật khẩu của người dùng.
Sharkbot hoạt động bằng cách đánh lừa nạn nhân nhập thông tin đăng nhập của họ vào các cửa sổ giả mạo, thường hiện ra khi malware phát hiện các ứng dụng ngân hàng được mở. Nó cũng có thể lấy cắp thông tin bằng keylog (theo dõi thao tác bàn phím), xâm nhập tin nhắn SMS và có được toàn quyền truy cập từ xa.
Video đang HOT
Sau khi nạn nhân nhập tên người dùng và mật khẩu của họ, thông tin chi tiết sẽ được gửi đến máy chủ của malware và được kẻ xấu sử dụng để truy cập vào các tài khoản ngân hàng, mạng xã hội, email, v.v.
Malware chủ yếu nhắm đến các nạn nhân ở Anh và Ý. Nó có khả năng sử dụng định vị để xác định và bỏ qua người dùng ở Trung Quốc, Ấn Độ, Romania, Nga, Ukraine hoặc Belarus.
Các ứng dụng có thể vượt qua biện pháp bảo vệ của Play Store vì hành vi độc hại của chúng không được kích hoạt cho đến khi ai đó tải chúng xuống và chúng có cơ hội giao tiếp với máy chủ.
Các ứng dụng chứa Sharkbot đã được xóa khỏi Google Play Store vào tháng 3, nhưng có khả năng chúng vẫn còn xuất hiện trên các cửa hàng bên thứ ba.
Mã độc của Nga có thể theo dõi người dùng Android qua mic thoại của máy
Một mã độc được phát triển tại Nga đe dọa có thể theo dõi và thu thập thông tin của người dùng thông qua mic thoại trên smartphone Android.
Theo phát hiện mới của các nhà nghiên cứu bảo mật, một mã độc của Nga đang nhắm mục tiêu vào người dùng smartphone Android. Mã độc nguy hiểm này đặc biệt có thể đọc tin nhắn văn bản, nghe cuộc gọi hoặc ghi âm các cuộc trò chuyện thông qua mic thoại trên máy.
Các nhà nghiên cứu bảo mật máy tính Lab52 đã phát hiện ra mã độc mới nhắm mục tiêu vào hệ điều hành Android. Đây là mã độc được phát triển tại Nga và mã độc lây lan trên web thông qua các file APK tưởng chừng như vô hại.
Mã độc ẩn trong mã của một ứng dụng có tên Process Manager. Sau khi được cài đặt trên smartphone Android của nạn nhân, mã độc sẽ chiếm giữ dữ liệu có trên đó. Virus sẽ yêu cầu một loạt các quyền trên Android của người dùng.
Cụ thể mã độc yêu cầu quyền truy cập vào vị trí của điện thoại, dữ liệu GPS, mạng lân cận, thông tin Wi-Fi, tin nhắn văn bản, cuộc gọi điện thoại, cài đặt âm thanh và danh sách liên hệ của bạn. Trên hết, mã độc tự cho phép kích hoạt micro của điện thoại hoặc chụp ảnh thông qua các camera phía trước và phía sau mà bạn không hề hay biết. Tóm lại, toàn bộ quyền riêng tư của bạn có nguy cơ bị đe dọa.
Một máy chủ từ xa ở Nga sẽ nhận tất cả các thông tin. Để ngăn người dùng xóa ứng dụng, mã độc sẽ làm cho biểu tượng Process Manager biến mất khỏi màn hình chính. Nhiều phần mềm gián điệp sử dụng chiêu bài này để khiến nạn nhân tin rằng, họ đã xóa ứng dụng hoặc không còn chú ý đến chúng. Đây là trường hợp của virus Ginp được phát hiện vào cuối năm 2019 trên Android hay còn gọi là Trojan xHelper vô cùng nguy hiểm.
Để tránh gặp nguy hiểm và không may dính phải mã độc này, tốt nhất người dùng nên tránh cái đặt các file APK không rõ nguồn gốc.
Ứng dụng Android trộm mật khẩu cần gỡ ngay lập tức Các nhà nghiên cứu bảo mật đã tình cờ phát hiện ra một ứng dụng Android đã được Google xóa khỏi Play Store sau khi nó được tải xuống hơn 100.000 lần. Theo PhoneArena, công ty bảo mật di động Pradeo của Pháp cho biết, ứng dụng Android được đề cập sử dụng phần mềm độc hại có tên Facestealer. Điều khiến nó...