Đột tử, đột quỵ có thể bắt đầu từ mỡ máu cao: Hãy sớm bổ sung 4 món này để phòng ngừa
Các chuyên gia khuyên rằng, để ngăn ngừa đột quỵ, đột tử, mọi người có thể nên ăn 2 loại rau và uống 2 loại nước phổ biến này để loại bỏ mỡ máu, giảm tình trạng xơ cứng động mạch.
Đột tử, đột quỵ có thể bắt đầu từ bệnh mỡ máu và xơ cứng động mạch
Bàn ăn của nhiều người trong chúng ta hiện nay đang rất mất cân đối, có quá nhiều cá thịt với những đĩa lớn, hầu như ít hoặc thậm chí không có màu xanh lá cây, điều này ảnh hưởng đến chuyển hóa mỡ máu trong cơ thể rất nặng nề.
Chế độ ăn uống lâu dài như vậy có thể gây tăng mỡ máu. Bất cứ ai từng nghe các nạn nhân bị đột quỵ, đột tử đều có khuyến cao liên quan đến vấn đề mỡ máu cao và xơ cứng động mạch. Mối nguy hại cho sức khỏe tương đối lớn, đặc biệt là những biến chứng của nó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Mỡ máu tăng cao sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình tuần hoàn máu của cơ thể, có thể xuất hiện các mảng xơ vữa, trường hợp nặng có thể bị tắc nghẽn mạch máu.
Mỡ máu tăng cao trước hết sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của động mạch, trong động mạch sẽ tích tụ lại nhiều mảng bám, nếu tích tụ lâu ngày sẽ xuất hiện các mảng xơ vữa, cuối cùng là xơ cứng động mạch, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
Dòng máu cung cấp cho toàn bộ cơ thể sẽ xảy ra hiện tượng mỡ máu cao, theo dòng máu chảy thì khi gan đang giải độc sẽ xảy ra hiện tượng tích tụ chất độc, đây là tác hại rất lớn cho gan, tình trạng gan nhiễm mỡ có thể sớm xảy ra.
Mối nguy hiểm tiềm ẩn lớn nhất của bệnh mỡ máu là nó có thể làm xuất hiện huyết áp cao, đặc biệt khi huyết áp tăng đột ngột, mạch máu dễ bị co thắt, làm tăng khả năng nhồi máu não và huyết khối não, gây ra đột quỵ, tử vong.
Có thể thấy, bệnh mỡ máu đã ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến cơ thể, vì vậy, để phòng tránh bệnh mỡ máu, việc đầu tiên cần làm là bắt đầu từ việc ăn uống.
Thường xuyên ăn các loại rau này để ổn định mỡ máu
1. Cà tím
Cà tím là một loại thực phẩm rất phổ biến trong cuộc sống và được nhiều người thích ăn. Thật ra, điều mà không phải ai cũng biết đó là cà tím có tác dụng hạ mỡ máu rất tốt.
Vì trong cà tím có chứa nhiều vitamin P có tác dụng cải thiện độ đàn hồi của mạch máu, giúp mạch máu lưu thông tốt hơn, và máu lưu thông sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
Video đang HOT
Đồng thời, cà tím còn có tác dụng hạ cholesterol rất tốt, chống xơ cứng mạch máu, cao huyết áp,… Vì vậy, nếu người bệnh mỡ máu cao ăn một ít cà tím sẽ rất tốt cho việc ổn định mỡ máu.
2. Dưa chuột
Dưa chuột có thể được sử dụng như một loại rau và trái cây, nhiều người thích ăn dưa chuột sống.
Dưa chuột có tác dụng lợi tiểu, giảm cân rất tốt, vì vậy mà nhiều người chọn ăn dưa chuột để kiểm soát khẩu phần ăn hàng ngày, vì dưa chuột có thể ức chế quá trình chuyển hóa đường thành chất béo, đồng thời có tác dụng hạ cholesterol rất hiệu quả.
Thông qua việc ăn dưa chuột đều đặn, có tác dụng làm giảm mỡ máu, duy trì ăn thường xuyên sẽ làm cho mỡ máu giảm từ từ.
Thỉnh thoảng uống 2 loại nước sau đây có thể làm loãng máu và giúp làm thông mạch máu
1. Nước trà xanh
Uống trà xanh thường xuyên rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là giảm mỡ máu. Vì trà xanh có chứa catechin nên các nghiên cứu liên quan đã chỉ ra rằng catechin có tác dụng tốt trong việc giảm cholesterol và triglycerid, đồng thời có tác dụng tốt trong việc hạ mỡ máu.
2. Nước râu ngô
Râu ngô là thực phẩm chúng ta thường hay bỏ đi, thực tế nấu râu ngô làm nước uống có tác dụng hạ mỡ máu nhất định.
Vì râu ngô không chỉ có tác dụng lợi tiểu, mà còn có thể hạ huyết áp rất tốt, giúp cải thiện tình trạng tăng mỡ máu. Thường xuyên uống nước râu ngô có thể hạ mỡ máu và huyết áp, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
Bệnh mỡ máu nếu không được kiểm soát tốt sẽ để lại những biến chứng nguy hại cho cơ thể, nếu nghiêm trọng có thể đe dọa đến tính mạng.
Khi mỡ máu và huyết áp đồng thời tăng cao, cần đề phòng biến chứng. Lúc này, khám chữa bệnh kịp thời là lựa chọn tốt nhất. Đồng thời, bạn nên ăn nhiều thực phẩm làm hạ mỡ máu trong cuộc sống hàng ngày để có thể ổn định mỡ máu tốt hơn.
Đột nhiên chảy nước miếng: Cảnh báo 3 căn bệnh đe dọa sức khỏe và tăng nguy cơ đột tử
Việc chảy nước miếng vốn rất bình thường với mọi người, nhưng nếu đột nhiên chảy quá nhiều, hãy thận trọng vì cơ thể đang mắc phải 3 loại bệnh tiềm ẩn sau.
Chảy nước miếng , hay còn gọi bằng chảy nước dãi, là một hiện tượng sinh lý bình thường của con người. Chúng có tác dụng làm ướt niêm mạc miệng, giảm khô miệng, hỗ trợ động tác nuốt thức ăn và giúp phát âm dễ dàng hơn. Bình thường, nước bọt được tiết ra khi bị kích bởi mùi thức ăn hoặc những ý nghĩ liên quan tới ăn uống, đặc biệt là những món có tính kích thích như vị chua.
Chảy nước miếng vốn là chuyện bình thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu bệnh.
Tuy nhiên, có nhiều người dù không hề thèm ăn hay gì nhưng việc chảy nước miếng liên tục vẫn xảy ra. Tình trạng này đặc biệt nặng hơn trong lúc ngủ, khiến cả gối ướt đẫm và bốc mùi khó chịu sau khi dậy.
Theo Paula Barry - bác sĩ tại phòng khám Penn Family & Internal Medicine (Mỹ), chuyện chảy nhiều nước bọt thường không đáng lo ngại, nhưng trong một số trường hợp thì chúng là dấu hiệu của bệnh tật. Vậy nên khi thấy việc này xảy ra với tần suất dày đặc, hãy thận trọng bởi bạn đang có nguy cơ mắc 3 bệnh sau:
1. Mắc chứng ngưng thở khi ngủ
Đây là hội chứng được các chuyên gia đánh giá băng cụm từ "sát thủ trong giấc ngủ". Ngưng thở khi ngủ là sự rối loạn trong khi ngủ, có hiện tượng ngưng thở hơn 10 giây hay giảm thông khí lặp đi lặp lại nhiều lần trong đêm. Một trong những triệu chứng ban đầu thường là chảy nước miếng nhiều và ngáy quá mức.
Chứng ngưng thở khi ngủ sẽ dẫn đến nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ sớm.
Tình trạng ngưng thở liên tục này làm cơ thể thường xuyên thiếu oxy, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mạch máu ở phổi, tim, thận, tuyến tụy, não... rồi dẫn đến nhồi máu cơ tim, cao huyết áp hoặc đột quỵ. Mặc dù không làm cơ thể tử vong ngay lập tức, nhưng hội chứng sẽ ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe.
Theo chuyên gia cho hay, nếu ngưng thở khi ngủ khoảng 5 lần/giờ là bình thường, 5 - 15 lần/giờ là mức nhẹ và 15 lần trở lên là rất nặng. Bạn nên thay đổi tư thế ngủ thành nằm ngửa xem có đỡ hơn không. Nếu chẳng có gì thay đổi thì phải đi khám ngay kẻo bệnh sinh nặng.
2. Do đột quỵ hoặc rối loạn thần kinh
Có lẽ nhiều người đọc xong sẽ nghĩ 2 việc này chẳng hề liên quan gì cả. Nhưng có thể khẳng định rằng, việc chảy nước miếng quá nhiều thường là dấu hiệu báo trước đột quỵ , đặc biệt là vào buổi đêm. Nếu đột nhiên chảy nhiều nước miếng trong khi ngủ và lúc thức giấc, cười thì bị lệch kèm đau đầu nhẹ thì coi chừng, bạn đang có nguy cơ cao bị đột quỵ.
Đột quỵ nhẹ trong đêm sẽ khiến bạn cười lệch sang một bên khi thức giấc, hãy để ý.
Bên cạnh đó, một vài loại rối loạn thần kinh như xơ cứng teo cơ một bên (ALS), bệnh liệt Bell hoặc bệnh Parkinson cũng gây nên chứng chảy nhiều nước miếng trong ngày. Trong trường hợp này mọi người không được coi thường, nên đến bệnh viện ngay lập tức để tiến hành các kiểm tra liên quan, từ đó giúp ngăn ngừa các vấn đề trước khi đột quỵ và bệnh tật xảy ra.
3. Xơ cứng động mạch
Loại bệnh này thường gây nên chứng thiếu máu cục bộ và thiếu oxy trong não lẫn cơ bắp. Lâu ngày sẽ khiến khuôn mặt bị giãn ra và mất đi khả năng giữ nước bọt trong miệng. Với người già nói riêng thì xơ cứng động mạch còn làm họ nhai nuốt kém hơn, dẫn đến chảy nước miếng nhiều trong khi ngủ.
Thêm vào đó, xơ cứng động mạch có thể phát triển thành xơ vữa động mạch . Tình trạng này sẽ gây ra bệnh tim, đột quỵ và các vấn đề lưu thông máu ở cánh tay và chân. Nếu không kịp thời chữa trị còn làm xuất huyết nội bộ, gây bệnh thận mãn tính và đe dọa tính mạng là điều không tránh khỏi.
Những triệu chứng sớm của loại bệnh này thường là chảy nhiều nước miếng, đau ngực, mất thị lực một bên mắt, khó nói chuyện, cao huyết áp... Khi thấy một trong các dấu hiệu trên thì đừng ngại đi khám, điều trị sớm sẽ ngừa vô vàn bệnh và kéo dài tuổi thọ.
Một số cách để điều trị vấn đề chảy nhiều nước miếng
Như đã nói, không hẳn lúc nào chuyện chảy nước miếng cũng là dấu hiệu của bệnh tật. Nếu chẳng may mắc phải vấn đề khó nói này, chị em có thể tham khảo một vài biện pháp sau để cải thiện:
- Làm sạch xoang mũi để mũi không bị tắc, giúp nước bọt chảy xuống cổ họng mà không bị tràn ra ngoài. Hãy tắm bằng nước ấm và dùng một số loại tinh dầu để đường hô hấp được thông thoáng, khỏe mạnh.
- Thay đổi tư thế ngủ từ nằm nghiêng sang nằm ngửa, giúp nước bọt luôn ở trong miệng mà không lo tràn ra ngoài.
- Xem lại một số loại thuốc đang sử dụng, chẳng hạn như kháng sinh hay thuốc chống loạn thần có thể khiến nước miếng bị chảy ra nhiều hơn.
- Nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ và không ngủ sau khi vừa ăn no xong, cố gắng không ăn nhiều và ăn ít thực phẩm dầu mỡ, khó tiêu hóa.
- Hạn chế ăn đồ cay nóng và không nhai nhiều kẹo cao su vì chúng tăng tiết nước bọt trầm trọng.
Hệ thống có thể cảnh báo nguy cơ đột quỵ Thiết bị này có thể nhận biết những thay đổi nhỏ nhất của bề mặt da, phát hiện các cơn xơ cứng động mạch, từ đó tiên lượng nguy cơ đột quỵ. Ý tưởng về hệ thống radar này do Giáo sư Alexander Klpin, Đại học Kỹ thuật Hamburg, Đức, và cộng sự thực hiện. Họ dựa trên nguyên tắc nếu radar có...