Đợt triển khai lạ lùng của Nga ở biên giới Syria
Đợt triển khai chỉ kéo dài một ngày và khiến các đồng minh của Nga tại Syria không khỏi bối rối.
Nga triển khai lực lượng tới khu vực biên giới Syria gần Lebanon hôm 4-6 đã gây xích mích với các lực lượng do Iran hậu thuẫn trong đó có Hezbollah.
Lạc nhịp
Reuters hôm 5-6 dẫn lời hai quan chức trong liên minh khu vực ủng hộ Damascus cho biết thông tin trên. Theo đó, Hezbollah hết sức phản đối một động thái thiếu phối hợp như vậy.
Xe quân sư Nga tại Đông Ghouta, Syria hôm 23-4. Ảnh: Reuters
Theo một chỉ huy quân sự của liên minh nói trên, tình hình đã được giải quyết hôm 5-6 khi các binh sĩ Syria tiếp quản ba địa điểm được Nga triển khai lực lượng gần thị trấn Qusair trong khu vực Homs.
Theo Reuters, đây có vẻ là trường hợp hiếm hoi Nga hành động lạc nhịp với các đồng minh do Iran hậu thuẫn của Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Moscow và Tehran vốn cùng ủng hộ Tổng thống Assad.
“Đây là một bước đi thiếu phối hợp. Nay nó đã được giải quyết. Chúng tôi phải đối bước đi như vậy. Sư đoàn 11 của quân đội Syria đang được triển khai tới biên giới”- vị chỉ huy trên cho hay, đồng thời ông cho biết thêm rằng các tay súng Hezbollah vẫn đang ở trong khu vực.
Hiện quân đội Nga chưa đưa ra bình luận về vụ việc. Moscow đối mặt với nhiều lời kêu gọi từ Israel nhằm kiềm chế Iran ở Syria – nơi Israel đã tiến hành nhiều vụ tấn công chống Hezbollah và các mục tiêu khác bị Tel Aviv cáo buộc là do Iran chống lưng.
“Có lẽ hành động đó nhằm đảm bảo cho Israel”- vị chỉ huy quân sự nói trên bình luận. Ông cho rằng hành động như vậy không thể coi là nằm trong khuôn khổ cuộc chiến chống Mặt trận Nusra hay Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng bởi Hezbollah và quân đội Syria đã đánh bại các tổ chức khủng bố này tại biên giới Lebanon-Syria.
Một quan chức khác của liên minh ủng hộ Damascus nói rằng “trục kháng chiến” – chỉ Iran và các đồng minh, đang nghiên cứu tình hình sau động thái thiếu ăn ý của Nga.
Video đang HOT
Nga và các lực lượng do Iran hậu thuẫn như Hezbollah đã hợp tác ở Syria. Hezbollah triển khai tới quốc gia Trung Đông năm 2012. Trong khi đó, không quân Nga tới đây năm 2015.
Tuy nhiên, chương trình nghị sự khách biệt của hai bên tại Syria bắt đầu lộ rõ hơn khi Israel thúc đẩy Nga đảm bảo Iran và các đồng minh không mở rộng chiến dịch quân sự ở Syria.
Bước ngoặt
Israel muốn Iran và các lực lượng do nước này hậu thuẫn tránh xa biên giới của họ và hơn hết là rút toàn bộ khỏi Syria.
Hồi tháng trước, Israel nói rằng Lực lượng Vệ binh Cách mạng của Iran đã bắn tên lửa từ Syria vào Cao nguyên Golan do Israel chiếm đóng. Thủ lĩnh Hezbollah Sayyed Hassan Nasrallah tuyên bố động thái này đánh dấu một giai đoạn mới của cuộc chiến ở Syria.
Những người phụ nữ đi qua đống đổ nát của những tòa nhà bị phá hủy ở Raqqa, Syria. Ảnh: Reuters
Lời kêu gọi gần đây của Nga muốn tất cả các lực lượng nước ngoài rời khỏi phía Ngam Syria được xem như nhằm một phần vào Iran, bên cạnh lực lượng Mỹ đóng ở khu vực Tanf tại biên giới Syrian-Iraq.
Thị trấn Qusair vốn là chiến trường lớn của cuộc chiến Syria năm 2013 khi các tay súng Hezbollah giữ vai trò chính trong việc trợ giúp quân của Tổng thống Assad đánh bại lực lượng nổi dậy.
Một số chi tiết liên quan tới diễn biến ở Qusair vừa được Đài al-Mayadeen của Lebanon – vốn thân với Damascus và các đồng minh khu vực như Hezbollah, tiết lộ. Theo đó, quân số của Nga ở khu vực này rất nhỏ. Một căn cứ không quân trong khu vực vừa hứng một đợt tấn công tên lửa hôm 24-5. Quân đội Israel từ chối đưa ra bình luận về cuộc tấn công này.
Các khu vực do quân nổi dậy Syria nắm giữ ở phía Tây Nam nước này giáp với Israel đang trở thành mục tiêu tập trung kể từ khi Damascus và các đồng minh đánh bại quân nổi dậy ở những vùng đất còn lại của họ gần thủ đô Syria. Ông Assad tuyên bố sẽ giành lại toàn bộ lãnh thổ Syria.
Hiện Mỹ muốn duy trì một khu vực không leo thang, bao gồm một vùng cuộc xung đột ở phía Tây Nam Syria. Khu vực này – nhận được sự nhất trí với Nga, Jorrdan hồi năm ngoái, đã trợ giúp không ít trong việc kiềm chế chiến sự gần biên giới Israel.
Theo Đỗ Quyên
Người lao động
Nga-Mỹ "so găng" ở Syria, Trung Quốc đang đi nước cờ riêng
Đối với Trung Quốc, chiến trường Syria là cơ hội ngàn vàng để thúc đẩy kinh doanh liên quan đến tái xây dựng, cùng nhiều lợi ích kinh tế khác.
Trong khi Mỹ và đồng minh tăng cường can thiệp quân sự tại Syria, điều quân đội và khí tài hỗ trợ các phe phái đối lập tham gia cuộc chiến khốc liệt nhằm đạt được thắng lợi trước Tổng thống Syria Al Assad, thì Trung Quốc lại tính một bước đi hoàn toàn khác, đó là đổ tiền vào Syria để giành lợi thế về mặt kinh tế.
Trung Quốc đang tính toán lợi ích kinh tế tại Syria.
Với Bắc Kinh, chiến trường Syria là cơ hội ngàn vàng để thúc đẩy lĩnh vực kinh doanh liên quan đến tái xây dựng và Trung Quốc kỳ vọng thực hiện hoài bão này nhờ sự hỗ trợ của Nga.
Toan tính của Trung Quốc khi đổ tiền vào Syria
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thời gian gần đây đã lên tiếng ủng hộ các cuộc đàm phán hòa bình do Nga hậu thuẫn tại Sochi và Astana. Khi Tổng thống Nga Vladimir Putin kêu gọi các bên nhanh chóng chuyển vũ lực sang các nỗ lực ngoại giao để bình ổn Syria và khu vực Trung Đông, Bắc Kinh ngay lập tức đáp lại bằng việc kêu gọi thực hiện các kế hoạch tái thiết đầy hoài bão. Hiện nay, nhiều công ty đang xếp hàng để giành được những hợp đồng béo bở về xây dựng và khôi phục lại các thị trấn, làng mạc, cầu đường, bệnh viện, trường học đã bị phá hủy trong cuộc chiến kéo dài hơn 7 năm ở Syria.
Liên Hợp Quốc ước tính, thiệt hại do chiến tranh gây ra đối với cơ sở hạ tầng ở Syria xấp xỉ 250 tỷ USD. Trước thực trạng đó, Trung Quốc có thể là đối tác lý tưởng giúp tái thiết quốc gia Trung Đông này.
Không thể phủ nhận vai trò của Nga và Iran trong việc hỗ trợ các lực lượng của Tổng thống Assad giành được thắng lợi trên chiến trường. Nhưng để thắng lợi này trở nên toàn vẹn hơn và vai trò lãnh đạo của ông Assad trong lòng người dân được củng cố hơn thì cần phải có sự giúp sức của Trung Quốc.
Theo nhận định của Bloomberg: "Các cường quốc phương Tây không mặn mà lắm trong việc giúp tái thiết Syria sau cuộc nội chiến bởi chính quyền Tổng thống Assad đã chiến thắng". Trái lại, Mỹ và Liên minh Châu Âu đang cố tình rút mọi khoản hỗ trợ cho Syria như một cách để gây sức ép đối với "lộ trình chuyển đổi chính trị" tại Syria. Phương Tây từng chống lưng cho các phe phái đối địch tại Syria để lật đổ Tổng thống Assad nhưng hiện nay họ đã thất bại. Và cũng vì không thể giành được thắng lợi về mặt quân sự, họ cố gắng gây sức ép với Syria bằng tài chính.
Tất nhiên, nếu luật pháp quốc tế được áp dụng một cách công bằng, Mỹ và đồng minh nên chịu trách nhiệm chi trả cho các tổn thất chiến tranh liên quan đến vai trò của họ ở Syria. Song điều đó khó có thể xảy ra và đây chính là tiêu chuẩn kép mà phương Tây vẫn áp dụng.
Trong bất cứ hoàn cảnh nào, theo cách nói của Đặc phái viên Nga tại Syria Alexander Lavrentiev, thì sự can dự của phương Tây trong tiến trình tái thiết Syria là không cần thiết. Bởi vì có nhiều nguồn đầu tư khác lý tưởng hơn, mà điển hình là Trung Quốc.
Sự can thiệp của Trung Quốc vào tình hình Syria hoàn toàn phù hợp với sáng kiến hội nhập kinh tế toàn cầu "Vành đai, Con đường" của nước này. Xét về mặt lịch sử, Syria là một điểm nút giao thông quan trọng trên con đường Tơ lụa bắt nguồn từ Trung Quốc xuyên qua Châu Á tới Châu Âu và Châu Phi trong nhiều thế kỷ qua. Ngày nay, vị trí của Syria với vai trò là nơi giao cắt chiến lược giữa Châu Á, Châu Âu và Châu Phi cũng không kém phần quan trọng. Bắc Kinh nhận thức rõ ràng rằng sáng kiến "Vành đai, Con đường" phụ thuộc vào sự ổn định an ninh và chính trị trong khu vực. Đó là lý do tại sao Trung Quốc xem việc đầu tư vào Syria là ưu tiên hàng đầu. Nếu không có an ninh và ổn định tại vùng Levant (ngã tư giữa Tây Á, Đông Địa Trung Hải và Đông Bắc Phi), nhiều dự án của Trung Quốc về khôi phục con đường Tơ lụa không thể thực hiện được.
Thêm vào đó, khi đầu tư vào Syria, Trung Quốc cũng sẽ được hưởng lợi nhờ mối quan hệ song phương gắn bó đã được đặt nền móng từ các chính phủ tiền nhiệm. Cũng như Nga, trong thời gian diễn ra Chiến Tranh lạnh, Trung Quốc đã gây dựng quan hệ đồng minh thân cận với Tổng thống Hafez - cha của ông Assad. Mối quan hệ này vẫn còn được duy trì đến ngày nay. Ngoài ra, Trung Quốc, giống như Nga và Iran không có những đòi hỏi giống phương Tây về yêu cầu "chuyển đổi chính trị" tại Damascus. Trung Quốc luôn giữ quan điểm rằng, người Syria phải tự quyết định tương lai của chính họ và không nên có sự can thiệp từ bên ngoài.
Liên thủ với Nga
Để giúp kỳ vọng của mình thành thực tế, Trung Quốc đang nỗ lực liên thủ với Nga. Hồi đầu tháng này, khi trả lời truyền thông Nga, đặc phái viên Trung Quốc tại Syria Xie Xiaoyan cho biết, Trung Quốc đang làm việc với Nga để thúc đẩy tiến trình chính trị tại Syria và tái thiết Syria hậu chiến tranh. Ông cho biết, sự hợp tác chặt chẽ giữa Nga và Trung Quốc trong việc đảm bảo an ninh của Syria là một phần trong quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng đã củng cố trong những năm gần đây, dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Nga Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Có nhiều phỏng đoán cho rằng, Nga và Trung Quốc đang "im hơi lặng tiếng" song hành với nhau thúc đẩy hòa bình cho Syria. Sức mạnh quân sự của Nga đóng vai trò quan trọng trong chấm dứt bạo lực tại Syria. Còn Trung Quốc đang giúp Syria giành được sự ổn định bền vững thông qua việc tái thiết cơ sở hạ tầng và phục hồi kinh tế. Mang lại hòa bình cho Syria đã trở thành một trong số các nền tảng trong kế hoạch phát triển kinh tế toàn cầu mà Trung Quốc và Nga đặt ra. Tuy nhiên, mỗi bước đi của Nga và Trung Quốc đều có những tính toán riêng. Cả hai bên theo đuổi lợi ích khác nhau từ việc xây dựng lại một quốc gia hoang tàn vì chiến tranh.
Hãng tin RT dẫn lời chuyên gia Finian Cunningham cho biết, không chỉ toan tính lợi ích tại Syria mà cả Nga và Trung Quốc đều có những mối quan ngại về an ninh khi hàng nghìn chiến binh đang tham chiến tại Syria có nguy cơ trở về quê hương. Theo ước tính có khoảng 5.000 phần tử cực đoan Uighur từ Trung Quốc đã tới chiến trường Syria. Nếu an ninh và hòa bình Syria không được đảm bảo, quốc gia Trung Đông này có thể trở thành cái nôi sản sinh các tổ chức khủng bố đe dọa toàn khu vực Á-Âu. Khi đó, không chỉ an ninh của Nga, Trung Quốc bị đe dọa mà kế hoạch kinh tế hoài bão cũng bị "tan thành mây khói".
Chuyên gia Finian Cunningham nhận định, kế sách của Mỹ và phương Tây hòng lật đổ Tổng thống Assad đã thất bại. Cuộc chiến bất hợp pháp mà Mỹ, Anh, Pháp cùng nhiều đồng minh khác tạo ra tại Syria là một sự lãng phí nhân lực và vật lực không đáng có. Giờ đây các bên này đang cố gắng trì hoãn hòa bình Syria bằng biện pháp tài chính. Tuy nhiên, một khi Trung Quốc vào cuộc, mang theo sức mạnh to lớn về mặt kinh tế, mọi nỗ lực nhằm cô lập Syria của phương Tây sẽ trở thành vô ích. Nếu Syria đạt được hòa bình và sự ổn định thì Trung Quốc, Nga, Iran sẽ là những bên chiến thắng. Hơn nữa trục hội nhập và kết nối kinh tế này sẽ góp phần phá vỡ thế "độc tôn" của Mỹ.
Tổng thống Syria Bashar Al Assad từng nhiều lần tuyên bố rằng các nước phương Tây cùng đồng minh trong khu vực của họ như Israel, Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi Arabia sẽ không có bất cứ cơ hội nào để hưởng lợi từ tương lai của Syria. Khi nói ra điều này, có lẽ ông Assad đang mong chờ một tương lai tốt đẹp hơn từ việc hướng Đông. Đó là một bức tranh toàn cảnh về hội nhập kinh tế Á-Âu, với sự ưu đãi đến từ Nga và Trung Quốc.
Hồng Anh
VOV
Tổng thống Putin thảo luận tiến trình hòa bình ở Syria Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thảo luận với 2 người đồng cấp từ Iran và Thổ Nhĩ Kỳ tại Sochi về tiến trình chính trị ở Syria và đồng thuận sẽ có tác động quan trọng về mặt ngoại giao nhằm kết thúc cuộc nội chiến kéo dài hàng năm qua ở Damascus. Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Iran Hassan...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Người đàn ông mất 170 người thân trong trận động đất ở Myanmar

Động đất 6,2 độ tại vùng biển gần Nhật Bản

Động đất tại Myanmar: Quân đội Myanmar công bố ngừng bắn tạm thời

Động đất tại Myanmar: Các công trình tiếp tục đổ sập nhiều ngày sau động đất

Ông Trump ở đâu trong bản đồ tỉ phú Forbes?

Tỷ phú nông nghiệp Nga bị cáo buộc biển thủ 357 triệu USD

Động đất Myanmar: số người thiệt mạng tiếp tục tăng cao

Israel mở rộng chiến dịch quân sự nhằm kiểm soát thêm lãnh thổ Gaza

Cứu sống một người mắc kẹt 5 ngày sau động đất Myanmar

Hệ lụy chính trị của phán xử

Trung Quốc tập trận phong tỏa gần Đài Loan

Một nghị sĩ đứng phát biểu suốt hơn 25 giờ để chỉ trích ông Trump
Có thể bạn quan tâm

Ngô Thanh Vân dạo này: Im lặng trước nghi vấn bầu bí nhưng lại làm điều này vì bụng đã lớn vượt mặt?
Sao việt
23:15:48 02/04/2025
"Nước mắt cá sấu" của HIEUTHUHAI lọt top trending sau chưa đầy 24 giờ ra mắt
Nhạc việt
23:13:30 02/04/2025
Sự thật về sao nam đóng phim hot Địa Đạo: Giàu nhất showbiz Việt, hát không cát xê, là chủ 2 khu du lịch sinh thái
Hậu trường phim
23:05:42 02/04/2025
4 phim 18+ gây tranh cãi nhất lịch sử: Đọc nội dung thôi đã rùng mình!
Phim âu mỹ
22:59:45 02/04/2025
Đã khởi tố 22 bị can liên quan đến Công ty cây xanh Công Minh
Pháp luật
22:45:15 02/04/2025
Nam thanh niên bị hất tung lên không trung sau cú đâm vào ô tô con
Tin nổi bật
22:42:44 02/04/2025
Khi Chim Nhạn Trở Về kết thúc gây tiếc nuối: Hạnh phúc dở dang cho Hàn Nhạn và Vân Tịch?
Phim châu á
22:41:24 02/04/2025
Im Si Wan cắt đứt quan hệ với Kim Soo Hyun?
Sao châu á
22:05:40 02/04/2025
Trấn Thành trở lại, Jessica Thanh Tú 'lộ diện' tại 'Em xinh say hi'
Tv show
21:48:14 02/04/2025
1 hành động của "hoa hậu Kpop" khiến Rosé (BLACKPINK) đơ người khó xử
Nhạc quốc tế
21:36:11 02/04/2025