Đốt than sưởi ấm suốt đêm, một phụ nữ bị hôn mê
Nữ bệnh nhân sử dụng bếp than để sưởi ấm trong phòng kín suốt đêm. Đến sáng, người nhà phát hiện nạ.n nhâ.n bất tỉnh nên đã khẩn trương đưa đi cấp cứu.
Ngày 16/1, thông tin từ Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng cho biết, vừa tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nữ, 67 tuổ.i, được chuyển từ Bệnh viện đa khoa huyện Hà Quảng trong tình trạng hôn mê sâu.
Theo thông tin từ gia đình, bệnh nhân đã sử dụng bếp than để sưởi ấm trong phòng kín suốt đêm. Đến sáng, người nhà phát hiện bà bất tỉnh, gọi hỏi không trả lời, nên đã khẩn trương đưa đi cấp cứu tại trung tâm y tế huyện, sau đó được chuyển đến bệnh viện tỉnh.
Video đang HOT
Bệnh nhân được theo dõi tích cực tại Khoa hồi sức, Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng (Ảnh: Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng).
Bệnh nhân được các bác sĩ khẩn trương triển khai các biện pháp cấp cứu, đang tiếp tục được theo dõi sát sao.
Theo các bác sĩ trực tiếp điều trị, bệnh nhân đã bị ngộ độc khí CO nghiêm trọng khiến não bộ bị tổn thương và có nguy cơ để lại di chứng lâu dài nếu không được điều trị kịp thời.
Theo các bác sĩ, việc sử dụng than để sưởi ấm vào mùa đông là thói quen phổ biến ở nhiều vùng miền núi phía Bắc, đặc biệt tại những nơi có thời tiết lạnh giá. Tuy nhiên, thói quen này đang tiềm ẩn những nguy cơ lớn đối với sức khỏe người dùng, điển hình là các ca ngộ độc khí carbon monoxide (CO).
Carbon monoxide (CO) là một loại khí không màu, không mùi, không vị, sinh ra từ quá trình đốt cháy không hoàn toàn các loại nhiên liệu như than, củi. Khi hít phải, khí CO nhanh chóng chiếm chỗ oxy trong má.u khiến các cơ quan quan trọng như não, tim bị thiếu oxy nghiêm trọng.
T.ử von.g khi uống bột màu vàng sau 2 tháng bị ung thư
Người phụ nữ bị ung thư vú không điều trị, tự mua thuố.c nam dạng bột có màu vàng uống dẫn tới hôn mê và t.ử von.g.
Chị N.T.M (44 tuổ.i, Thường Tín, Hà Nội) được chuyển từ Bệnh viện Đa khoa Hà Đông sang Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu trong tình hôn mê gan độ 3, suy gan cấp, ung thư vú.
Theo người thân, trước đó 2 tháng chị M. phát hiện ung thư vú tại Bệnh viện K (Hà Nội) và không điều trị. Về nhà, chị M. tự mua thuố.c nam dạng bột màu vàng để uống, không rõ thành phần. Sau đó, bệnh nhân bắt đầu xuất hiện vàng da tăng dần, mệt mỏi, kém ăn, buồn nôn, nôn khan.
Ngày 24/10, gia đình đưa chị vào Bệnh viện Đa khoa Hà Đông điều trị nhưng tình trạng nặng lên. Bốn ngày sau, bệnh nhân mất dần ý thức phải đặt nội khí quản và chuyển vào Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội). Sau thời gian điều trị tại đây, tình trạng người phụ nữ này không cải thiện. Bệnh nhân được đưa về và t.ử von.g tại nhà.
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết trường hợp của chị M. không hiếm gặp. Trung tâm thường xuyên tiếp nhận người bệnh vào cấp cứu sau một thời gian tự uống thuố.c. Thói quen tự điều trị rất nguy hiểm, đặc biệt khi sử dụng thuố.c nam không rõ nguồn gốc.
Hiện nay, trên mạng xã hội, các loại thuố.c nam được quảng cáo và bán tràn lan. Người uống có thể bị viêm gan, suy thận, hôn mê... Nếu cấp cứu không thành công, người bệnh còn chịu hậu quả nặng nề cho sức khỏe về sau. Nhiều bệnh lý nguy hiểm như ung thư nếu bỏ qua giai đoạn vàng điều trị dẫn tới bệnh tiến triển và t.ử von.g nhanh hơn.
Nam công nhân chế.t não hiến tạng cứu 4 người Sau 9 ngày anh S. điều trị đột quỵ không cải thiện, gia đình đã quyết định hiến tạng của anh để cứu 4 người bệnh khác. Ngày 28/10, PGS.TS Đào Xuân Cơ, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết, mới đây, đơn vị tiếp nhận trường hợp người bệnh L.T.S (SN 1988, nghề nghiệp công nhân lái xe máy xúc) đến...