Đột quỵ vào sáng sớm
Khoảng 3 giờ sáng, cụ ông 80 tuổi thức dậy đi vệ sinh, gặp trời lạnh rồi đột ngột gục xuống tại chỗ, mất ý thức.
Bệnh nhân tiền sử tăng huyết áp, đái tháo đường, được người nhà đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương sáng 16/12 trong tình trạng liệt nửa người. Bác sĩ Trần Quang Thắng, Trưởng khoa Cấp cứu và Đột quỵ, chẩn đoán bệnh nhân bị đột quỵ, hình ảnh chụp MRI phát hiện nhồi máu não. Người bệnh đang được chăm sóc tích cực tại phòng cấp cứu.
Bác sĩ cho biết, nhiệt độ cơ thể lạnh đột ngột là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ, thường diễn ra trong khoảng từ 3 đến 5 giờ sáng. Đây cũng là mối nguy hàng đầu với bệnh nhân cao tuổi tiền sử tăng huyết áp, nguy cơ dẫn đến tai biến, đột quỵ và tử vong nếu không xử trí kịp thời.
Đột quỵ là bệnh lý cấp tính, có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, không có dấu hiệu báo trước. Hàng năm, bệnh viện Lão khoa Trung ương tiếp nhận rất nhiều ca đột quỵ khi thời tiết chuyển mùa, chiếm 70-80% tổng số bệnh nhân điều trị trong năm.
Bác sĩ Thắng đang kiểm tra, thăm khám sức khỏe cho bệnh nhân sáng 17/12. Ảnh: Thùy An
Video đang HOT
Bác sĩ cho biết, có nhiều yếu tố liên quan đến đột quỵ gồm bệnh tăng huyết áp, bệnh lý chuyển hóa như đái tháo đường, béo phì, tăng mỡ máu, hút thuốc, lối sống ít vận động, không lành mạnh, làm việc căng thẳng… Đây đều là bệnh lý thường gặp ở người già. Riêng bệnh nhân đột quỵ trẻ còn liên quan đến các yếu tố di truyền, có bất thường về mạch máu, hoặc tình trạng đông máu, dẫn đến nguy cơ vỡ mạch máu, hoặc tắc mạch máu gia tăng.
Để phát hiện sớm biểu hiện đột quỵ, có thể dựa vào dấu hiệu F.A.S.T, viết tắt của các từ Face – liệt mặt, méo miệng, Arm – yếu tay hoặc yếu nửa người, Speech – nói ngọng, nói khó, Time – thời điểm bị tai biến, được hiểu là lúc xuất hiện các triệu chứng trên. Một khi đột quỵ xảy ra, bệnh nhân cần được nhanh chóng đến bệnh viện vào các đơn vị (trung tâm) đột quỵ để điều trị kịp thời giảm tỷ lệ tử vong, tàn phế.
“Thời gian vàng để bệnh nhân nhồi máu não được tái thông mạch não bằng thuốc là trong vòng 4,5 giờ kể từ khi khởi phát. Bệnh nhân tắc mạch máu lớn có thể can thiệp trong 6 giờ kể từ khởi phát, nếu để muộn hơn thì nguy cơ di chứng nặng”, bác sĩ Thắng cho biết.
Đột quỵ não là bệnh có thể dự phòng bằng các biện pháp chống yếu tố nguy cơ như điều trị rối loạn lipid máu, kiểm soát đường huyết, kiểm soát trị số huyết áp… Đối với nhóm dự phòng cấp một, tức chưa từng đột quỵ, cần khám thường quy để phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ và kiểm soát sớm ngay từ đầu. Người đái tháo đường, huyết áp, mỡ máu nên đi khám một tháng một lần.
Đối với nhóm dự phòng cấp hai, tức đã từng bị đột quỵ, bác sĩ nhận định nguy cơ cao tái phát. Bệnh nhân cần tuân thủ chỉ định thăm khám, điều trị, không ngưng thuốc hay bỏ thuốc giữa chừng. Không sử dụng thực phẩm chức năng thay thế thuốc điều trị. Người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng giàu vitamin, khoáng chất, hạn chế ăn quá nhiều chất béo, kiểm soát cân nặng, ngăn tình trạng béo phì.
Đối với người trung niên và cao tuổi, cần giữ ấm cơ thể khi đi ngủ và mỗi khi ra khỏi phòng, kể cả đi bộ buổi sáng, tránh để cơ thể lạnh đột ngột. Trong những ngày lạnh, người cao tuổi nên tập luyện, vận động nhẹ nhàng bằng các bài tập như yoga, thư giãn tinh thần ở trong nhà, nơi có mái che, nếu ra ngoài trời cần đội mũ, áo ấm… Khi tập, cần căn cứ theo sức chịu đựng, không tập gắng sức. Tự theo dõi huyết áp mỗi ngày, kiểm soát sức khỏe, tránh tình trạng quên thuốc, ngưng thuốc khiến bệnh trầm trọng.
Với người trẻ, để giảm nguy cơ đột quỵ cần khám sức khỏe định kỳ tầm soát các yếu tố nguy cơ, điều trị sớm. Xây dựng lối sống lành mạnh, đi ngủ và thức dậy đúng giờ, tập thể dục, uống nhiều nước vào sáng sớm lúc ngủ dậy. Ăn nhiều rau xanh, hoa quả, đậu nành, nhiều cá, ít thịt. Sử dụng vừa phải lượng muối, mỡ trong món ăn, bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia..
Tăng vọt bệnh nhân đột quỵ do trời lạnh, 10% là người dưới 44 tuổi
Khoảng một tháng trở lại đây, Trung tâm Đột quỵ của bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận khoảng 1.000 ca đột quỵ, số mắc tăng cao trong những ngày giá lạnh và có tới 10% là người dưới 44 tuổi...
Cấp cứu bệnh nhân ở bệnh viện Bạch Mai
PGS.TS Mai Duy Tôn, Giám đốc Trung tâm Đột quỵ - Bệnh viện Bạch Mai cho biết, trong khoảng 1.000 ca đột quỵ vào cấp cứu tại trung tâm gần một tháng qua, có khoảng 100 ca (chiếm 10%) là bệnh nhân trẻ dưới 44 tuổi, thậm chí có những trẻ mới 13, 14 tuổi.
Tương tự, vào những ngày giá lạnh, số bệnh nhân nhập viện tại Trung tâm Đột quỵ não - Bệnh viện trung ương Quân đội 108 tăng vọt, chủ yếu do biến chứng cao huyết áp.
Đặc biệt, tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương, trung bình số người nhập viện do đột quỵ vào mùa lạnh chiếm 70-80% tổng số bệnh nhân điều trị trong năm.
Bác sĩ Trần Quang Thắng, Trưởng khoa Cấp cứu và Đột quỵ - Bệnh viện Lão khoa Trung ương cho biết, thời tiết lạnh là mối nguy hàng đầu với người cao tuổi có tiền sử tăng huyết áp, nguy cơ dẫn đến tai biến, đột quỵ, tử vong nếu không xử trí kịp thời.
Lý do vì ở người già sức đề kháng suy giảm nên cơ chế điều hòa mạch máu não kém, nhiều khi ngồi dậy đột ngột, kết hợp thời tiết lạnh nửa đêm về sáng, dẫn đến đột quỵ.
Theo các bác sĩ, đột quỵ là nguyên nhân phổ biến hàng đầu gây ra tàn tật và phổ biến thứ ba gây tử vong tại Việt Nam. Mỗi năm có khoảng 200.000 trường hợp đột quỵ, khoảng 50% trong số đó tử vong.
Điều đáng nói, độ tuổi đột quỵ ngày càng trẻ hóa. Cụ thể, tỷ lệ người trẻ và người trung niên chiếm khoảng 30% tổng các ca đột quỵ. Theo thống kê tại các bệnh viện, tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ tuổi trung bình tăng khoảng 2% mỗi năm, trong đó số nam giới cao gấp 4 lần nữ giới.
Các bác sĩ khuyến cáo, trong thời tiết giá lạnh hiện nay, người trung niên và cao tuổi cần giữ ấm cơ thể khi đi ngủ và mỗi khi ra khỏi phòng, kể cả đi bộ buổi sáng, tránh để cơ thể lạnh đột ngột. Cùng đó, chú ý uống nhiều nước vào sáng sớm lúc ngủ dậy, ăn đủ bữa trong ngày, sử dụng vừa phải lượng muối, mỡ trong món ăn..
Đổ xô mua "thần dược" chống đột quỵ Nhiều loại thuốc, sâm, cao sâm đang được bán tràn lan trên mạng với lời quảng cáo về tác dụng chống đột quỵ rất "thần kỳ" khiến nhiều người đổ xô đi mua. Các loại "thần dược" chống và điều trị biến chứng đột quỵ được rao bán tràn lan trên mạng "Thần dược" chống, điều trị biến chứng đột quỵ? Hầu hết...