Đột quỵ ở người trẻ
Không phải vì bạn đang ở độ tuổi 20 hoặc 30 mà miễn nhiễm với đột quỵ, bởi thực tế căn bệnh này không chừa một ai.
Những cơn đau bất thường có thể là cảnh báo sức khỏe đang có vấn đề trầm trọng – Ảnh: Shutterstock
Thực tế, cứ 5 nạn nhân của đột quỵ thì có 1 người dưới 45 tuổi. Theo bảng tổng hợp nghiên cứu được Học viện Thần kinh học Mỹ tài trợ và đăng trên tạp chí Thần kinh học, thì tỷ lệ này đang có chiều hướng gia tăng. Các yếu tố như cholesterol cao, tăng huyết áp, stress, đái tháo đường – những tác nhân của cuộc sống hiện đại đã góp phần làm gia tăng nguy cơ đột quỵ ở người trẻ. Điều đáng sợ là triệu chứng đột quỵ ở những người ở độ tuổi 20 có thể hơi khác so với người lớn tuổi nên thường bị chẩn đoán nhầm.
Triệu chứng bị hiểu lầm
Aneesh Singhal, chuyên gia nghiên cứu đột quỵ ở người trẻ tuổi, cho biết 83.000 người ở độ tuổi 20 bị đột qụy mỗi năm, đồng thời bệnh đột quỵ đang “trẻ hóa” nếu chúng ta không cải thiện lối sống.
Video đang HOT
Nếu như triệu chứng dẫn đến đột quỵ ở người lớn tuổi là tê hoặc yếu đột ngột ở mặt, tay, chân đặc biệt là một bên cơ thể; rối loạn hoặc lẫn lộn về lời nói, thị giác; thì triệu chứng ở người trẻ đôi khi bị hiểu lầm là dấu hiệu của một bệnh khác. Theo
Womenshealthmag – trang web của Mỹ, những người trẻ có nguy cơ đột quỵ thường bị chẩn đoán nhầm thành đau nửa đầu, động kinh, đa xơ cứng, hoặc lo âu quá mức. Sự thật, triệu chứng báo hiệu nguy cơ đột quỵ ở người trẻ là: lú lẫn, mê sảng, co giật, đột ngột buồn ngủ cùng cực, buồn nôn và nôn. Nói cách khác, khi xuất hiện các triệu chứng này, không ai nhận thấy nguy cơ một cơn đột quỵ có thể xảy ra chỉ vì các biểu hiện của nó quá khác so với ông bà hay cha mẹ – vốn là những người lớn tuổi.
Nguyên nhân gây bệnh
Đột quỵ ở người trẻ có xu hướng gia tăng phần lớn do lối sống không lành mạnh như nghiện thuốc lá, rượu bia, sử dụng cần sa, chế độ ăn uống thiếu khoa học… Ngoài ra, việc sử dụng thuốc ngừa thai chứa estrogen còn làm tăng xác suất máu đông gây tắc mạch, nếu bạn đang chịu ảnh hưởng bởi các tác nhân gây đột quỵ khác. Điều này không có nghĩa bạn tránh dùng thuốc ngừa thai loại này, nhưng nếu gia đình có tiền sử bị đột quỵ, tốt nhất nên lắng nghe ý kiến của bác sĩ. Theo nhiều thống kê, nguyên nhân phổ biến gây đột quỵ ở người trẻ tuổi là do xuất huyết não, mà phần lớn là do vỡ động tĩnh mạch hoặc vỡ phình mạch.
Biện pháp ngăn chặn
Các nhà nghiên cứu cảnh báo tình trạng bệnh tật, đau ốm và tử vong do đột quỵ gây ra sẽ tăng gấp đôi trên toàn thế giới vào năm 2030, đặc biệt tại các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. Cách đơn giản để phòng bệnh là cần thay đổi lối sống: vận động nhiều hơn, ngừng hút thuốc, hạn chế thức uống có cồn, tránh các chất gây nghiện… Đột quỵ ở người trẻ có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng nếu phát hiện sớm các bất thường về mạch máu thì cần đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Theo TNO
Người trẻ khó ngủ coi chừng mắc trầm cảm
Mới 23 tuổi, chưa lập gia đình nhưng Lan Hà (Bình Thạnh, TP HCM) lại mắc chứng "khó ngủ như người già".
Dù vừa ra trường đã có công việc ổn định nhưng Hà vẫn thường xuyên bồn chồn, lo lắng, buồn chán không rõ nguyên nhân. Đêm nào cô cũng cố hết sức vẫn không dỗ được giấc ngủ, trằn trọc mãi. Được kết luận mắc chứng rối loạn lo âu, stress, có trầm cảm, Hà phải điều trị bằng thuốc gần một tháng nay nhưng tình hình vẫn chưa cải thiện nhiều.
Sau khi sinh bé trai thứ hai, cộng với công việc công ty vào đợt căng thẳng nên 2 năm nay chị Thúy (Phú Nhuận, TP HCM) mất ngủ liên tục. Đến giờ ngủ là chị nằm lăn lộn, đến lúc chợp mắt khoảng 1-2 tiếng thì trời sáng, tỉnh giấc với trạng thái mệt mỏi tột độ, buồn ngủ nhưng không ngủ tiếp được. Dần dà chị sinh ra ít nói, dễ cáu bẩn với chồng con, khó kiềm chế bản thân.
Cao điểm gần đây chị để mất nhiều đối tác trong công việc do không kiểm soát được tâm tính của mình. "Nhiều lúc không có gì để lo lắng nhưng bản thân vẫn cứ lo suốt, đôi khi không tha thiết muốn sống nữa", chị Thúy kể. Đi khám, chị đượcchẩn đoánrối loạn lo âu, trầm cảm.
Theo đánh giá của các bác sĩ khám điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Tâm thần TP HCM, khoảng 70-90% người bệnh khai lý do khám bệnh là mất ngủ và không ít trong số đó là người trẻ trong độ tuổi 20-35.
Ngày càng nhiều người trẻ mất ngủ kèm trầm cảm, rối loạn lo âu. Ảnh: healthplus.
Bác sĩ Phạm Văn Trụ từ bệnh viện này cho biết, mất ngủ và trầm cảm thường đồng diễnvớinhau, cái này thường là nguyên nhân gây ra cái kia, khiến việc điều trị rất phức tạp. Rất nhiều bệnh nhân đến khám với lý do mất ngủ, đau đầu. Phần lớn than phiền hay trằn trọc về đêm, mệt mỏi không ngủ được, chỉ thiếp đi khi quá mệt, thường kèm đau đầu, cảm giác nặng đầu, suy nghĩ gì cũng không tới...
Người mất ngủ nhiều quá thường sợ đêm đến, ban ngày họ cũng không ngủ trưa được. Đây là nguyên nhân làm xuất hiện thêm nhiều cơn lo âu, ngoài những cơn lo lắng vô cớ tự đến. Cứ như vậy, người bệnh tiếp tục ám ảnh sợ mất ngủ, sau những ám ảnh gây nên tình trạng không ngủ được trước đó. Lâu dài, bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng trầm cảm, rối loạn lo âu như dễ chán nản, giảm hứng thú làm việc, không còn nhiều thiết tha với cuộc sống...
Cần lưu ý, người lớn tuổi mất ngủ hơi khác. Vì nhu cầu ngủ giảm nên họ có thể dễ vào giấc ngủ, nhưng giật mình thức giấc và suy nghĩ nghiền ngẫm đủ chuyện buồn phiền đến khi mệt mỏi lại ngủ thiếp đi. Hoặc đôi khi họ nằm yên, không trằn trọc nhưng vẫn không ngủ được thì phải xem xét nhiều yếu tố của căn bệnh khác.
Theo bác sĩ Trụ, không nên lạm dụng thuốc an thần giải lo vì có thể gây ra tình trạng lệ thuộc thuốc, dẫn đến lần uống sau phải tăng liều và cứ phải tiếp tục uống, ảnh hưởng tới trí nhớ. Bác sĩ khuyến cáo, rối loạn lo âu, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ là những căn bệnh thuộc chuyên ngành tâm thần. Khi xuất hiện những triệu chứng kể trên nên đi khám sớm tại bác sĩ chuyên khoa tâm thần, tốt nhất là nên đi khám khi mất ngủ, chưa có các triệu chứng lo âu, trầm cảm...
Theo VNE
Ung thư khoang miệng tấn công người trẻ Bệnh rất dễ chẩn đoán và phát hiện sớm nhưng do chủ quan, thậm chí nhầm lẫn với chứng loét miệng nên bệnh nhân thường được điều trị khi đã quá muộn. Chủ quan, coi thường bệnh nhẹ, anh Trịnh Văn Ngọc, 42 tuổi, ngụ tỉnh Ninh Bình, phát hiện bị ung thư lưỡi khi bệnh đã ở giai đoạn muộn, cả lưỡi...