Đột quỵ có di truyền?
Ngoài tuổi, giới, chủng tộc, lối sống, tiền sử dùng thuốc thì tiền sử gia đình là yếu tố quan trọng làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Ảnh minh họa
Bác sĩ Phan Nguyễn Liên Anh, Cố vấn chuyên môn Trung tâm Công nghệ Y khoa DNA, cho biết các thành viên trong gia đình có chung nhiều gene, chung lối sống và môi trường có nguy cơ mắc bệnh giống nhau. Nguy cơ đột quỵ ở một số gia đình có thể cao hơn những gia đình khác.
Các đột biến gene gây tăng nguy cơ rung nhĩ, đái tháo đường, tăng huyết áp, là những bệnh dễ dẫn đến đột quỵ. Các nghiên cứu gần đây cho thấy nghiên cứu di truyền giúp phân biệt các dạng đột quỵ và góp phần quản lý bệnh nhân. Ví dụ có mối liên quan giữa các biến thể gene làm tăng nguy cơ rung nhĩ và đột quỵ nên khi phân tích di truyền có thể giúp chẩn đoán đột quỵ là do rung nhĩ.
“Các yếu tố nguy cơ thường tương tác lẫn nhau dẫn đến đột quỵ và chia thành hai loại có thể thay đổi được và không thể thay đổi được”, bác sĩ Liên Anh phân tích. Tuổi tác, giới tính và chủng tộc là những yếu tố nguy cơ không thể thay đổi trong khi bệnh nền, lối sống và dinh dưỡng có thể sửa đổi được. Riêng các yếu tố di truyền, đặc biệt những yếu tố có tương tác với môi trường, gần đây được chứng minh có thể thay đổi.
Phòng ngừa đột quỵ thường tập trung vào các yếu tố nguy cơ có thể sửa đổi như thay đổi lối sống và hành vi, thay đổi chế độ ăn uống hoặc ngừng hút thuốc. Điều này không chỉ làm giảm nguy cơ đột quỵ mà còn giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch khác. Cần phát hiện và điều trị các bệnh làm tăng nguy cơ đột quỵ như tăng huyết áp, tiểu đường, rung nhĩ.
Bác sĩ khuyến cáo, người có người thân từng đột quỵ, bị các bệnh gián tiếp liên quan đến đột quỵ như rung nhĩ, tiểu đường, tăng huyết áp, nên kiểm tra sức khỏe định kỳ, cân nhắc tầm soát gene để biết khả năng mắc những bệnh này. Việc tầm soát sớm giúp mỗi người thay đổi lối sống, giảm nguy cơ.
Ở Việt Nam, đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Nhiều người may mắn sống sót nhưng cũng chịu các di chứng nặng nề, mất khả năng lao động, tàn phế, cần có người chăm sóc. Đây được coi là tình huống cấp cứu y tế, cần có chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Bệnh nhân đột quỵ có thể xuất hiện đột ngột triệu chứng tê hoặc yếu vùng mặt, tay hoặc chân. Đặc biệt là khi triệu chứng xảy ra một bên cơ thể, méo miệng, đột ngột không nói được hoặc khó nói, nhìn mờ, đau đầu, chóng mặt, mất thăng bằng…
Thấy những dấu hiệu này, đi cấp cứu ngay lập tức
Trên thế giới, tai biến mạch máu não (còn gọi là đột quỵ) là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 2 và là nguyên nhân gây tàn tật đứng thứ 3, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Video đang HOT
Nếu bị đau đầu đột ngột kèm theo yếu một phần cơ thể và cảm thấy chóng mặt, đó có thể là triệu chứng ban đầu của đột quỵ. - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Ước tính rằng cứ 40 giây lại có một người bị đột quỵ và cứ 4 phút lại có 1 người chết vì đột quỵ, trên toàn cầu, theo Boldsky.
Chính vì vây, nhận biết các dấu hiệu sớm của đột quỵ để cấp cứu kịp thời, nhằm cứu sống người bệnh và tránh được tàn tật vĩnh viễn là rất quan trọng.
Nguyên nhân nào gây ra đột quỵ?
Đột quỵ là sự chết đột ngột của một số tế bào não do thiếu ô xy khi dòng máu đến não bị mất do tắc nghẽn hoặc vỡ của động mạch đến não.
Nếu máu lên não bị ngưng trệ, thì não sẽ bị tổn thương vĩnh viễn dẫn đến tử vong ngay lập tức.
Đột quỵ phát triển khi một cục máu đông hình thành trong não ngăn chặn hoặc hạn chế lưu lượng máu đến não, theo Boldsky.
Phần não nơi lưu lượng máu bị ngừng bắt đầu chết và các cơ quan hoặc bộ phận của cơ thể do vùng não bị tổn thương đó điều khiển - sẽ bị ảnh hưởng.
Đột quỵ là tình trạng khẩn cấp và cũng có thể xảy ra do huyết áp cao khi các tĩnh mạch hoặc mao mạch nhỏ trong não không thể chịu được áp lực của máu, dẫn đến xuất huyết và hình thành cục máu đông trong não.
Nếu một trong hai cánh tay rơi xuống không kiểm soát được, hãy đi cấp cứu ngay lập tức - ẢNH SHUTTERSTOCK
Những dấu hiệu báo trước của một cơn đột quỵ là gì?
Một số dấu hiệu ban đầu phổ biến của đột quỵ là đột ngột tê, lú lẫn, khó nhìn và khó đi lại, chóng mặt, đau đầu dữ dội...
Sau đây là 8 triệu chứng ban đầu của đột quỵ, cần phải hết sức cảnh giác, theo Boldsky.
1. Vấn đề về giọng nói
Đây là một trong những triệu chứng ban đầu của đột quỵ. Một người có nguy cơ bị đột quỵ, sẽ khó nói hoặc có thể nói những từ lộn xộn, nếu kèm thêm các triệu chứng đột quỵ khác, thì chắc chắn đến 80% là bị đột quỵ.
2. Thay đổi tầm nhìn
Đột quỵ gây ra hiện tượng nhìn đôi hoặc mờ mắt. Cũng có thể là mất thị lực hoàn toàn ở một mắt. Nếu bản thân hoặc gặp người khác bị mất thị lực đột ngột, kèm theo đau đầu dữ dội, ra máu hoặc các vấn đề về giọng nói, hãy đi cấp cứu ngay lập tức.
3. Đau đầu dữ dội
Nếu bị đau đầu đột ngột kèm theo yếu một phần cơ thể và cảm thấy chóng mặt, đó có thể là triệu chứng ban đầu của đột quỵ. Nếu cũng bị tăng nhịp tim, hãy nhanh chóng đi bệnh viện ngay.
4. Ra máu mũi
Đây là dấu hiệu ban đầu của huyết áp cao, cho thấy mạch máu nhỏ trong não đã bị vỡ. Nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào kể trên kèm theo ra máu mũi, thì đó hầu như là dấu hiệu của đột quỵ.
5. Mất thăng bằng
Nếu bị chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa và cảm thấy khó giữ thăng bằng ngay cả khi ngồi hoặc đi bộ - cùng với bất kỳ triệu chứng nào khác kể trên, có thể là đột quỵ.
6. Yếu tay và chân
Khi đó, nếu cảm thấy yếu và khó cử động cánh tay và chân ở cùng một bên, đó có thể là triệu chứng của đột quỵ. Để biết chắc liệu có phải sắp bị đột quỵ hay không, hãy giơ cao 2 cánh tay và giữ trong 10 giây. Nếu một trong hai cánh tay rơi xuống không kiểm soát được, hãy đi cấp cứu ngay lập tức, theo Boldsky.
7. Khó thở
Vì trung tâm thở nằm trong não, nếu một người bị đột quỵ, họ sẽ cảm thấy khó thở và nhịp tim sẽ tăng lên.
8. Méo mặt
Nếu một bên của khuôn mặt trở nên tê và yếu và nếu méo một bên mặt hoặc méo miệng, hãy đi cấp cứu ngay lập tức, vì đây là một trong những triệu chứng nghiêm trọng và phổ biến nhất của đột quỵ.
Nếu người bị đột quỵ không được cấp cứu kịp thời, có thể dẫn đến tử vong hoặc tê liệt vĩnh viễn.
Trái với nhận định của nhiều người, đột quỵ không chỉ phổ biến đối với người lớn tuổi mà có thể ập đến bất cứ ai, bất cứ lúc nào. Không chỉ người lớn, mà cả người trẻ và cả trẻ em đều có thể bị đột quỵ, theo Boldsky.
Căn bệnh gây chết não chỉ trong thời gian ngắn: Người hút thuốc lá cần bỏ ngay vì có nguy cơ cao Đối với đột quỵ, đầu tiên phải nhận biết được dấu hiệu của đột quỵ sau đó nhanh chóng gọi cấp cứu và chỉ cần nhớ 3 dấu hiệu: Cười méo, ngọng nói, xuôi tay là đủ. TS.BS Nguyễn Bá Thắng, Trưởng Trung tâm khoa học Thần kinh Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cho biết, cách đây không lâu, 1 trường...