Đột phá về thuốc chống lão hóa
Một loại thuốc chống lão hóa sẽ trở thành sự thật trong 5 năm nữa nhờ một nghiên cứu đột phá của các nhà khoa học Úc.
Nghiên cứu được đăng tải trên tờ Science, chứng minh một enzyme chống lão hóa trong cơ thể có thể được sử dụng để ngăn chặn các loại bệnh do tuổi già và làm kéo dài tuổi thọ.
Enzyme SIRT1 thường được kích thích bởi việc hạn chế lượng calorie tiếp thu của cơ thể và khi tập thể thao nhưng cũng có thể được cải thiện nhờ các nhân tố kích thích khác. Nhân tố tự nhiên kích thích SIRT1 phổ biến nhất là resveratrol, thường được tìm thấy với liều lượng rất thấp trong rượu nho. Nhiều năm qua, các nhà khoa học đã có thể tạo ra resveratrol nhân tạo. 4.000 hoạt hóa resveratrol nhân tạo khác nhau, mạnh hơn 100 lần một ly rượu nho, đang được phát triển, 3 loại tốt nhất trong số đó đã bắt đầu được thí nghiệm trên người. Áp dụng vào thuốc, các tác nhân này có thể tạo ra hiệu ứng tương tự ăn kiêng và vận động thể thao.
Các loại thuốc sử dụng tác nhân resveratrol có trong rượu nho (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Nghiên cứu cho thấy đã thí nghiệm thành công 117 loại thuốc khác nhau, cùng một cơ chế sử dụng resveratrol để kích thích enzyme SIRT1. Điều này có nghĩa là không chỉ có một loại thuốc là khả thi mà các nhà nghiên cứu có thể tạo ra một loạt loại thuốc khác nhau với khả năng ngăn chặn được cả bệnh ung thư, Alzheimer và bệnh tiểu đường tuýp 2.
Đứng đầu nhóm nghiên cứu này, GS David Sinclair, cho biết: “Thông thường, các loại thuốc này không chỉ dùng để đối phó một bệnh mà còn ngăn chặn 20 loại bệnh khác. Dẫn đến tác dụng làm tăng tuổi thọ và làm chậm lão hóa”.
Trong tương lai, các nhà khoa học hy vọng các loại thuốc này được sử dụng để ngăn chặn lão hóa từ sớm.
Theo VNE
Sắp có "thần dược" giúp thọ 150 tuổi?
Một loại thuốc chống lão hóa giúp con người sống tới 150 tuổi có thể xuất hiện trong vòng 5 năm tới, theo một nghiên cứu từ Mỹ.
Loại thuốc mới là phiên bản nhân tạo của chất resveratrol có trong rượu vang, được cho là ngăn ngừa lão hóa do làm tăng hoạt động của một loại protein được gọi là SIRT1.
Hãng dược phẩm tên tuổi GlaxoSmithKline đã thử nghiệm loại thuốc này trên nhiều bệnh nhân mắc các bệnh như ung thư, tiểu đường, tim mạch. Công trình nghiên cứu đã chứng minh rằng enzyme chống lão hóa trong cơ thể có thể được kiểm soát và thuốc có khả năng chữa được các bệnh do tuổi tác, giúp con người kéo dài tuổi thọ.
Thuốc tổng hợp từ thành phần resveratrol có trong rượu vang. Ảnh: Sweetdeal.my
Giáo sư di truyền học David Sinclair, làm việc tại Đại học Harvard - Mỹ, nói: "Cuối cùng, những loại thuốc này sẽ chữa được một căn bệnh nhưng nó không giống những loại thuốc ngày nay, chúng có thể ngăn ngừa 20 căn bệnh khác và kéo dài tuổi thọ con người".
Loại protein kiểm soát enzyme SIRT1 được sản sinh tự nhiên khi con người hạn chế tiêu thụ calo và tập thể dục nhưng cũng có thể tăng cường thông qua việc kích hoạt. Chất kích hoạt phổ biến nhất là resveratrol được tìm thấy ở rượu vang.
Tuy được phát hiện từ lâu và các nghiên cứu về chất này đã tiến hành hơn 10 năm nay nhưng chất resveratrol vẫn là đề tài bàn tán của các nhà khoa học.
Dù vậy, các thử nghiệm về tác dụng resveratrol gần đây mang lại kết quả khả quan liên quan đến việc điều trị bệnh ung thư, tiểu đường loại 2, suy tim, Alzheimer, Parkinson, béo phì, đục thủy tinh thể, loãng xương, mất ngủ, viêm khớp, vẩy nến, viêm đại tràng...
Giáo sư Sinclair cho biết trong lịch sử dược phẩm, chưa có loại thuốc nào kích hoạt một loại enzyme mạnh mẽ như thế. Thật ra, hãng dược khổng lồ GlaxoSmithKline đã mua công nghệ này từ năm 2008 nhưng họ phải mất thời gian dài để thử nghiệm trên người. Khoảng 4.000 chất kích hoạt tổng hợp, mạnh gấp 100 lần so với chất resveratrol, có trong 1 ly vang đỏ đã đưa vào thử nghiệm trên cơ thể người.
"Thuốc của chúng tôi ích lợi tương tự việc ăn kiêng và tập thể dục nhưng không ảnh hưởng đến trọng lượng" - tiến sĩ Sinclair hứa hẹn trên tạp chí khoa học.
Theo Lê Thoa (Người lao động)
Đột phá trong điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung Viêm lộ tuyến cổ tử cung đã và đang rất phổ biến ở phụ nữ thời hiện đại. Bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại tác động rất xấu đến chất lượng cuộc sống hàng ngày của người phụ nữ như: ngứa ngáy, ẩm ướt khó chịu, mùi hôi gây mất tự tin, ảnh hưởng đến đời sống tình dục,...