Đột phá trong sàng lọc gien di truyền
Lần đầu tiên châu Âu xuất hiện ca sinh can thiệp vào bản đồ gien di truyền, cho phép loại bỏ đột biến có hại đối với đời sau.
Phương pháp sàng lọc gien được cho là sẽ giúp xác định khoảng 60 rối loạn di truyền có hại – Ảnh: Shutterstock
Một bé trai khỏe mạnh đã chào đời tại Anh nhờ vào phương pháp sàng lọc gien gọi là bản đồ tế bào, một phương pháp thử nghiệm mang tính đột phá cho phép bác sĩ xác định khoảng 60 rối loạn di truyền có hại. Người mẹ tên Carmen Meagu, mắc chứng Carcot-Marie-Tooth, một dạng rối loạn thần kinh do di truyền làm mô cơ bị sụt giảm, khiến bệnh nhân mất dần khả năng kiểm soát và độ nhạy của chi dưới. Theo tờ Guardian dẫn lời bác sĩ, nguy cơ di truyền sang con cái ở trường hợp cô Meagu, 26 tuổi, lên đến 50%. Trước đó, cha của Meagu đã hoàn toàn ngã quỵ trước chứng bệnh này.
Để tránh viễn cảnh ảm đạm đối với đời sau, vợ chồng Meagu quyết định tham gia vào chương trình thử nghiệm liệu pháp mới, với hy vọng có thể giải thoát cho đứa con khỏi căn bệnh quái ác. Tại Trung tâm sức khỏe sinh sản và di truyền (CRGH) ở London, các nhà khoa học đã lấy mẫu ADN từ gò má của đối tượng, kế đến tiến hành quét mã gien của cô này ở 300.000 vị trí, nhằm xác định khu vực có thể chịu trách nhiệm phát bệnh Carcot-Marie-Tooth. Sau đó, Meagu bắt đầu liệu trình thụ tinh nhân tạo (IVF), với trứng được thụ tinh bằng tinh trùng hiến bên ngoài cơ thể. Một khi phôi sinh sôi thành hàng chục tế bào, trong điều kiện phòng thí nghiệm, các kỹ thuật viên lấy mẫu gien di truyền của phôi mới và tiến hành quét mẫu một lần nữa, để xác định liệu phôi có thừa hưởng mã gien bất thường từ người mẹ hay không. Sau 3 tháng trị liệu, bắt đầu từ tháng 12.2013, một trong các phôi khỏe mạnh được chọn và Meagu thụ tinh thành công, sinh bé Lucas vào ngày 18.12 năm ngoái.
Video đang HOT
Cái gọi là Chẩn đoán gien di truyền trước khi cấy (PGD) đã có mặt trên thị trường, nhưng hiện vẫn là quy trình đắt đỏ và phiền phức. Các bác sĩ phải thiết kế bài xét nghiệm riêng cho từng cặp, và mất vài tháng để hoàn thành trước khi bước vào liệu trình IVF. Ngược lại, quy trình trị liệu mới khá đơn giản và có thể hoàn tất trong vòng 24 giờ, có nghĩa diễn ra hầu như đồng thời với IVF. Ca sinh hỗ trợ bằng phương pháp lập bản đồ gien di truyền đầu tiên của thế giới đã được công bố vào tháng 1.2014. Ước tính, có đến 5% số ca sinh hằng năm bị mắc tình trạng gien di truyền không mong muốn. Do vậy, chuyên gia Dagan Wells của Hãng Reprogenetics UK, nơi tiến hành thử nghiệm ADN của người mẹ trong trường hợp trên, đánh giá rằng phương pháp lập bản đồ gien di truyền là “bước đột phá công nghệ đơn lớn nhất” trong ít nhất 2 thập niên qua, theo báo Guardian.
Trước đó, giới y học công bố phương pháp IVF mới có thể giúp biến giấc mơ thành hiện thực cho hàng ngàn cặp vợ chồng vô sinh, bằng cách tiết lộ “ngày vàng” để cấy phôi vào dạ con với xác suất thành công lớn nhất. Hiện xác suất IVF thành công dao động từ 16 – 47%, phụ thuộc vào tuổi người mẹ. Theo tờ Guardian, nhóm chuyên gia Tây Ban Nha do Giáo sư Juan Garcia
Velasco dẫn đầu đã nghĩ ra phương pháp xét nghiệm dựa trên việc lấy mẫu sinh thiết nếp gấp trên tử cung của đối tượng. Họ phân tích 238 gien để xác định khi nào màng trong dạ con dễ tiếp nhận phôi cấy nhất. Kết quả thử nghiệm ban đầu cho thấy 9 trong số 17 người tham gia đã mang thai thành công sau nhiều lần IVF thất bại.
Tụ Yên
Theo Thanhnien
Tác hại của thói quen tráng miệng bằng trái cây sau bữa ăn
Thông thường sau mỗi bữa ăn, nhiều người thích nhâm nhi vài miếng trái cây tráng miệng. Đây là một thói quen có hại cho sức khỏe bởi những lý do dưới đây.
Các nhà nghiên cứu lý giải, thức ăn sau khi đưa vào dạ dày sẽ phải lưu lại từ một đến hai giờ mới tiêu hóa xong. Lúc này dạ dày đang phải căng ra để chứa thức ăn. Nếu trong khoảng thời gian "cao điểm" này, bạn tiếp tục ăn thêm trái cây sẽ làm tăng thêm gánh nặng cho dạ dày. Hơn nữa trong thành phần trái cây có chứa một số lượng lớn các loại axit, đường, glucose, fructose, tinh bột... càng làm tăng thêm sự lưu trệ tại cơ quan tiêu hóa.
Các nhà khoa học cho biết, thời gian lưu lại trong dạ dày của những loại thức ăn này cũng khác nhau, đường khoảng 1 tiếng, protein khoảng 2-3 tiếng, còn chất béo khoảng 5-6 tiếng. Khi ăn hoa quả ngay sau bữa ăn, hoa quả vốn là loại thức ăn tiêu hóa nhanh sẽ chịu ảnh hưởng của chất bột, protein và chất béo - là những chất tiêu hóa chậm, những thứ này thường lưu lại ở trong dạ dày khoảng 1-2 tiếng hoặc lâu hơn, sau đó được phân giải nhờ các phản ứng hóa học xảy ra dưới tác dụng của dịch tiêu hóa, sau khi phân giải mới hấp thụ vào ruột non.
Ăn trái cây tráng miệng sau bữa ăn không tốt cho sức khoẻ (ảnh minh hoạ).
Nếu hoa quả cũng bị chặn lại và lưu lại trong dạ dày cùng với các chất đó thì thành phẩn chủ yếu của hoa quả là đường sẽ phát sinh phản ứng lên men dưới nhiệt độ cao trong dạ dày, tạo ra cồn và độc tố, làm xuất hiện các triệu chứng như đầy bụng, khó tiêu, táo bón... Gây ảnh ưởng không tốt cho đường tiêu hóa, dẫn đến các chứng bệnh như: đau bụng, tiêu chảy, táo bón...
Đặc biệt, nếu ăn đồ ăn là tôm, cua, cá... giàu hàm lượng canxi, thì sau bữa ăn nên ăn ít hoa quả, đặc biệt là quýt, lựu, nho... Bởi vì canxi sẽ kết hợp với axit tannic trong hoa quả hình thành nên một hợp chất rắn là axits tannic canxi. Điều này không chỉ giảm giá trị dinh dưỡng của thức ăn mà còn ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa, dẫn đến đầy bụng, tiêu chảy, táo bón...
Vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cao bạn nên ăn trái cây vào giữa các bữa ăn như giữa bữa sáng và bữa trưa, bữa trưa và bữa tối để giảm tải cho dạ dày và việc hấp thụ các vi chất có trong trái cây được tốt hơn cũng như không làm ảnh hưởng đến việc tiêu hoá thức ăn của các bữa ăn chính.
Theo Thoa Nguyễn
Đời sống & Pháp luật
Loại bỏ nhanh cơn nhức đầu Cơn đau nhức đầu thường xuyên của bạn có thể bị đẩy lùi bằng những liệu pháp sau, theo hãng tin Times News Network dẫn nguồn từ các chuyên gia sức khỏe. Chợp mắt một chút có thể giúp đẩy lùi cơn đau nhức đầu - Ảnh: Shutterstock Trước nhất, bạn hãy thử chuyển sang một chế độ ăn uống lành mạnh gồm...