“Đột phá” trong phong cách tóc muối tiêu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình được biết đến là một nhà lãnh đạo có nhiều đột phá, thậm chí phá vỡ các quy tắc trong chính trị nước này. Một trong những động thái táo bạo nhất rất dễ nhận ra gần đây là ông để tóc bạc, bất chấp mái tóc đen truyền thống như các nhà lãnh đạo tiền bối khác.
Trong nhiều thập kỷ, các nhà lãnh đạo Trung Quốc thường để tóc đen, thậm chí đen bất thường, một vẻ ngoài tượng trưng cho sự đoàn kết và trẻ trung. Nhưng Chủ tịch Tập Cận Bình, năm nay 65 tuổi, dường như tỏ ra vô tư khi ông thể hiện mình là một nhà lãnh đạo đã luống tuổi và thân thiện, có lẽ một phần để làm dịu đi hình ảnh một nhà lãnh đạo với các chính sách rất cứng rắn.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại kỳ họp thường niên của Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc (Quốc hội) Trung Quốc khóa 13, ngày 7-3-2019
Không còn cảm thấy ngại là chính mình
Tại kỳ họp thường niên của Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc (Quốc hội) Trung Quốc khóa 13 diễn ra trong tuần vừa rồi, những vệt bạc trên tóc của Chủ tịch Tập Cận Bình đã gây ấn tượng với các đại biểu và công chúng. “Ông ấy rất khiêm tốn, không còn thấy ngại là chính mình”, Gu Yan (47 tuổi), nhân viên của một công ty công nghệ ở phía Đông TP Hạ Môn nói.
Từ lâu ông Tập Cận Bình luôn chứng tỏ hình ảnh là “một nhà lãnh đạo của nhân dân”. Ông thường mặc một chiếc áo gió màu xanh nước biển, có khóa kéo thể hiện sự khiêm nhường khi mở chiến dịch chống tham nhũng quy mô lớn. Mái tóc muối tiêu của ông càng củng cố thêm hình ảnh đó. “Mái tóc muối tiêu của ông Tập Cận Bình thể hiện hình ảnh của một cán bộ không cần phải cứng nhắc, phải nhuộm tóc và ăn mặc đúng khuôn mẫu. Đó là hình ảnh ngày càng dễ gần và bớt đi tính quan cách về mặt thẩm mỹ”, ông Julian Gewirtz, một học giả nghiên cứu về lịch sử và chính trị Trung Quốc tại trường Đại học Harvard (Mỹ) nói.
Khi ông Tập Cận Bình nắm quyền lãnh đạo vào năm 2012, mái tóc của ông vẫn còn đen. Nhưng kể từ sau khi ông phải đối đầu với nhiều vấn đề phức tạp như nền kinh tế chững lại, tranh cãi ngoại giao liên quan đến Biển Đông hay chiến tranh thương mại với Mỹ, thì mái tóc của ông ngày càng bạc nhiều hơn.
Năm 2016, một đại biểu tham dự Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc đã lên tiếng về mái tóc hoa râm ngày càng thấy rõ của ông Tập Cận Bình. “Đất nước ta quả là rất rộng lớn. Ngài Chủ tịch cần phải quản lý tất cả mọi thứ, và điều đó hẳn là rất khó khăn”, vị đại biểu tên Zhu Xueqin cho biết.
“Phong cách mới” của quan chức Trung Quốc
Trước đây, những năm cuối đời, các cựu Chủ tịch Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình đều để tóc bạc. Nhưng sau đó, khi Đảng Cộng sản Trung Quốc thúc đẩy mô hình “tập thể lãnh đạo”, những mái tóc đen hoàn hảo đã trở nên phổ biến trong hàng ngũ quan chức. Ở khía cạnh khác, màu tóc còn được xem là biểu tượng của địa vị trong đảng. Zhang Jiehai, một nhà xã hội học tại Học viện Khoa học Xã hội Thượng Hải cho rằng trước đây các quan chức Trung Quốc nhuộm tóc để giấu đi tình trạng sức khỏe và tạo nên một hình ảnh trẻ trung hơn, nhưng độ tuổi của các quan chức Trung Quốc ngày càng trẻ hóa, và xã hội cũng có tư duy cởi mở hơn trước. “Các nhà lãnh đạo không cần phải giấu đi mái tóc hoa râm của mình nữa. Điều đó đã trở thành chuyện tự nhiên”, ông Zhang Jiehai nói.
Video đang HOT
Hiện nay rất nhiều quan chức cấp cao cũng đã noi gương ông Tập: Ít nhất 7 thành viên của Bộ Chính trị Trung Quốc – hội đồng 25 thành viên cấp cao nhất của Đảng Cộng sản cũng đã để tóc bạc tự nhiên; trong đó có Phó Thủ tướng Lưu Hạc và Ngoại trưởng Vương Nghị.
Nếu như tóc bạc bị coi là điều không mong muốn tại nhiều quốc gia trên thế giới (ví dụ như Tổng thống Mỹ Donald Trump từng tự hào tuyên bố rằng “Tôi không có tóc bạc”), thì tại Trung Quốc, tóc bạc lại được coi là dấu hiệu của sự thông thái. Jiang Zhirong, một chủ hiệu cắt tóc tại Bắc Kinh khẳng định: “Cho dù ông Tập Cận Bình có nhuộm tóc hay không, thì ông ấy vẫn có phong cách tuyệt vời”.
Theo ANTD
40 năm cuộc cải cách kinh tế của Trung Quốc và thế khó hiện nay
Tháng 12/1978, Trung Quốc bắt đầu công cuộc cải cách mở cửa khổng lồ. Ngày nay họ đạt nhiều thành tựu và cũng gặp thách thức lớn.
Khi Victor Gao lớn lên ở vùng nông thôn Trung Quốc vào thập niên 1970, ô tô khi đó hiếm đến mức ông sẽ chạy cùng lũ trẻ chạy theo xe ô tô qua những đoạn đường bụi bặm, hân hoan trước những gì mình được thấy.
Hình ảnh nhà lãnh đạo Trung Quốc thời bắt đầu cải cách mở cửa Đặng Tiểu Bình (trái) và đương kim Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: SCMP.
Ngày nay, Trung Quốc đã trở thành nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới, gấp đôi năng lực của Mỹ.
Gao nói với CNN: "Tôi đã từng không bao giờ nghĩ rằng một gia đình Trung Quốc bình thường lại có thể sở hữu một chiếc ô tô. Tôi không bao giờ kỳ vọng Trung Quốc sẽ là một nước sản xuất ô tô hàng đầu. Có mơ tôi cũng không tưởng tượng được Trung Quốc sẽ chế tạo ra ô tô nhiều hơn cả Mỹ".
Ngày 18/12 này tròn 40 năm kể từ khi Trung Quốc bắt đầu quá trình cải cách mở cửa, biến nước này từ một quốc gia nghèo nàn thành một cường quốc kinh tế.
Khi chính trị gia Trung Quốc Đặng Tiểu Bình phát biểu trước ban lãnh đạo Trung Quốc vào tháng 12/1978, GDP của Trung Quốc ở dưới mức 150 tỷ USD. Bài phát biểu này được coi là sự khởi đầu của thời kỳ cải cách mở cửa ở Trung Quốc.
Bốn mươi năm sau, GDP của Trung Quốc đã tăng vọt lên con số hơn 12.000 tỷ USD, và chỉ đứng sau con số của Mỹ.
Nhưng vào dịp kỷ niệm 40 năm bài phát biểu lịch sử này, Trung Quốc đang gặp thế khó về kinh tế.
Kỷ nguyên Đặng Tiểu Bình
Vào năm 1978, kinh tế Trung Quốc vô cùng khó khăn sau nhiều năm quản lý kinh tế yếu kém và nhiều xáo trộn lớn về chính trị. Hàng trăm triệu nông dân rơi vào tình trạng thiếu dinh dưỡng kinh niên.
Ngày nay, Trung Quốc nắm giữ tới 10% tài sản toàn cầu. Chỉ trong riêng 20 năm qua, tỷ lệ tài sản trên đầu người lớn ở Trung Quốc đã tăng 4 lần, chỉ còn hơn 1% dân số nước này là ở trong tình trạng cực kỳ nghèo khó.
Trung Quốc hiện có tới 600 tỷ phú - con số này cao hơn bất cứ nơi nào khác trên thế giới.
Sự trỗi dậy về mặt kinh tế này của Trung Quốc được gắn với công lao của ông Đặng Tiểu Bình.
Cách tiếp cận của ông Đặng là duy trì sự lãnh đạo của đảng cộng sản, đồng thời giảm mức độ kiểm soát của chính phủ đối với nền kinh tế. Câu nói nổi tiếng thể hiện quan điểm thực tế của ông Đặng là: "Mèo trắng hay đen không quan trọng, miễn là bắt được chuột".
Bắt đầu từ tháng 12/1978 đó, Trung Quốc bắt đầu thay đổi từng bước một. Nông dân có thể đem bán các sản phẩm dư thừa và thu lợi. Người dân có quyền lập doanh nghiệp riêng. Các "đặc khu kinh tế" với cơ chế hào phóng cho thương mại tự do đã được lập nên ở một số khu vực nhất định của đất nước.
Năm 1990, thị trường chứng khoán Trung Quốc đã được chính thức mở lại.
Ông Gao từng làm phiên dịch cho Đặng Tiểu Bình từ năm 1983-1988. Gao giờ là Phó Chủ tịch Trung tâm Trung Quốc và Toàn cầu hóa, có trụ sở ở Bắc Kinh.
Ông Gao nhớ lại cách tiếp cận thực dụng của ông Đặng. Ông kể về cuộc gặp vào năm 1986 giữa Đặng Tiểu Bình và Chủ tịch Chứng khoán New York (Mỹ) John Phelan. Khi đó nhà lãnh đạo Trung Quốc đã yêu cầu Mỹ giúp họ mở một sàn chứng khoán - ý tưởng này chỉ vài năm trước đó vẫn là điều cấm kỵ.
Ông Gao nói: "Tôi vẫn nhớ hình ảnh sống động này: Trong cuộc gặp, ông Đặng rất khiêm nhường, ông nói với Phelan rằng 'Người Mỹ các ông biết cách kiếm tiền và các ông là những người rất giàu có. Còn chúng tôi ở Trung Quốc thì lại rất nghèo'".
Cuộc chiến thương mại và định hướng kinh tế của ông Tập
Tuy nhiên, trước thềm kỷ niệm 40 năm công cuộc cải cách mở cửa đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phát động một cuộc chiến tranh thương mại bất ngờ và quy mô không hề nhỏ nhằm vào Trung Quốc, khiến Trung Quốc phải xem xét lại đáng kể các phương án kinh tế của mình.
Nhà lãnh đạo Mỹ Trump đã đặt ra hàng rào thuế quan đối với một lượng lớn hàng hóa Trung Quốc (với trị giá lên tới hàng trăm tỷ USD).
Thời ông Đặng, Trung Quốc nhấn mạnh nhiều đến việc đưa ra quyết định mang tính tập thể. Thời ông Tập, quyền lực được tập trung hơn. Và sự điều chỉnh này của ông Tập có vẻ không làm hài lòng giới chức Mỹ.
Trước chính sách kinh tế của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, chính quyền Mỹ đã yêu cầu phía Trung Quốc để cho nước ngoài được tiếp cận nhiều hơn. Họ cũng yêu cầu chính quyền Trung Quốc giảm bớt sự hỗ trợ cho các ngành kinh tế quan trọng.
Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung do Tổng thống Trump phát động đã không chỉ phủ bóng đen lên hoạt động kỷ niệm 40 năm cải cách mở cửa của Trung Quốc mà còn ảnh hưởng không tốt tới các kế hoạch kinh tế của ông Tập Cận Bình. Trong cuộc chiến này, phía Mỹ có nhiều lợi thế và công cụ hơn khi họ là bên nhập siêu từ Trung Quốc./.
Trung Hiếu/VOV.VN
Theo VOV
Ý sẽ tham gia Vành đai và Con đường? Ý có thể sẽ trở thành nền kinh tế lớn nhất ủng hộ Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc, CNN cho hay. Ảnh: International Business Time. Theo nhiều báo cáo, chính phủ Ý có thể ký một biên bản ghi nhớ trong vòng vài tuần, với hy vọng thu hút đầu tư lớn hơn của Trung Quốc vào...