Đột phá đổi mới mô hình tăng trưởng
Đổi mới mô hình tăng trưởng ngày càng đặt ra như vấn đề tất yếu mang tính quy luật trong quá trình hội nhập và là yêu cầu tự thân trong quá trình phát triển của TP Hà Nội. Đó cũng là yếu tố đột phá mang tính quyết định để Hà Nội hướng tới những mục tiêu đầy khát vọng, nhằm hiện thực hóa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XVI và Nghị quyết Đại hội XII của Đảng.
Dây chuyền sản xuất hiện đại tại Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P.Việt Nam (KCN Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, Hà Nội). Ảnh: Viết Thành
Từ xác định mục tiêu
Theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XVI, giai đoạn 5 năm tới, Hà Nội chủ trương phát huy tiềm năng và thế mạnh, đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với tái cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, bảo đảm an sinh xã hội, đưa kinh tế Thủ đô phát triển nhanh, bền vững. Đây cũng là cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XII của Đảng với định hướng “kết hợp có hiệu quả phát triển chiều rộng với chiều sâu, chú trọng phát triển chiều sâu, nâng cao chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh”.
Trước mắt, Thủ đô sẽ hình thành và vận hành đầy đủ, ở cấp độ hoàn thiện đối với các thị trường quan trọng, gồm chứng khoán, tài chính – ngân hàng, bảo hiểm, khoa học – công nghệ, giáo dục, y tế và lao động. Theo TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, việc hình thành và hoạt động đồng bộ các thị trường trên là yếu tố quan trọng, phát triển một nền kinh tế theo hướng thị trường đúng nghĩa, tạo môi trường thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp (DN) phát triển. Các DN thuộc lĩnh vực dịch vụ sẽ tập trung phát huy sức sáng tạo, đổi mới, tạo ra những sản phẩm có sức hấp dẫn và mang đậm dấu ấn Hà Nội. Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu, quyết định sự phát triển của DN nói chung, từ đó đóng góp vào chất lượng tăng trưởng của kinh tế Thủ đô.
Hà Nội cũng chủ động phát triển một số ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm có hàm lượng chất xám và giá trị gia tăng cao như dược phẩm, vật liệu mới, điện tử – bán dẫn, quang học, linh kiện cơ khí chính xác… Đồng thời, giảm thiểu các hoạt động sản xuất sử dụng nhiều tài nguyên, mặt bằng, năng lượng và lao động. Đây là phương cách nhằm bảo vệ môi trường kết hợp gia tăng giá trị của sản phẩm – nền tảng cho việc cải thiện sức cạnh tranh, phát triển bền vững nền kinh tế Thủ đô.
Lãnh đạo UBND thành phố chủ trương điều hành theo nguyên tắc, chính quyền thiết lập thể chế, làm tốt trách nhiệm kiến tạo, nhất là phát triển thị trường, tạo lập môi trường thuận lợi cho đầu tư, kinh doanh, khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển và cạnh tranh bình đẳng. Đồng thời, thành phố đề ra các công cụ điều tiết và kiểm soát thị trường hiệu quả, bảo đảm nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững và bảo đảm công bằng xã hội. Theo Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung, Hà Nội đặc biệt quan tâm đến mục tiêu xây dựng chính quyền vì dân, vì DN; hoạt động theo hướng chuyên nghiệp, phấn đấu đi đầu trong việc xây dựng chính quyền điện tử, thượng tôn pháp luật và sự liêm chính trong thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức; lấy sự hài lòng của DN làm thước đo hiệu quả công việc.
Video đang HOT
Đến biện pháp đồng bộ
Theo kết quả điều tra chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam công bố năm 2015, chỉ số PCI của Hà Nội đạt 59 điểm, xếp ở vị trí 24/63, tăng 2 bậc so với năm 2014, thuộc nhóm địa phương có chất lượng điều hành khá. Cần lưu ý, năm 2015 là năm thứ 3 liên tiếp, chỉ số PCI của Hà Nội thăng hạng và xếp hạng cao nhất từ ngày công bố chỉ số PCI của các địa phương. Kết quả đó đã ghi nhận sự nỗ lực của các cấp, các ngành trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của kinh tế Thủ đô. Ngày 30-5 vừa qua, UBND TP Hà Nội tiếp tục ban hành Kế hoạch số 101/KH-UBND nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của TP Hà Nội trong năm 2016. Với kế hoạch này, Hà Nội đặt mục tiêu tăng từ 7 đến 10 bậc xếp hạng đối với 4 chỉ số cụ thể là các chỉ số: “Gia nhập thị trường”; “Tính minh bạch và tiếp cận thông tin”; “Chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước”; “Tính năng động và tiên phong của chính quyền”. Đồng thời phấn đấu tăng từ 5 đến 7 bậc đối với 4 chỉ số khác là: “Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất”; “Chi phí không chính thức”; “Thiết chế pháp lý”; “Môi trường cạnh tranh bình đẳng”. Các sở, ngành, quận, huyện phải công khai và hướng dẫn rõ ràng các quyết định, chính sách, thủ tục hành chính cho công dân và DN. Các hồ sơ đăng ký của DN qua mạng được giải quyết trong 2 ngày làm việc (giảm 33% so với quy định chung); phấn đấu giải quyết đúng thời hạn 100% hồ sơ đăng ký qua mạng; duy trì tỷ lệ DN kê khai thuế điện tử trên 95%, nộp thuế điện tử tối thiểu đạt 90%, thời gian nộp thuế và bảo hiểm không quá 168 giờ/năm, giảm thời gian hoàn thành thủ tục xuất khẩu xuống dưới 10 ngày và đối với nhập khẩu dưới 12 ngày…
Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông, dự báo khu vực ngoài nhà nước trên địa bàn sẽ chiếm hơn 70% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Do đó, Hà Nội cần rà soát hiện trạng quỹ đất để có biện pháp sử dụng hiệu quả tối đa nguồn quỹ đất trên địa bàn. Theo ông Đặng Huy Đông, đây là nguồn lực rất lớn mà Hà Nội còn nhiều cơ hội để tận dụng, tạo nguồn thu thông qua đấu giá đất, phục vụ mục tiêu đầu tư các dự án, công trình phát triển KT-XH, công ích và hạ tầng trên địa bàn; trong khi DN dân doanh cơ hội nhận được mặt bằng để sản xuất, kinh doanh.
Cùng với đó, một số chuyên gia gợi ý, cảnh quan thiên nhiên, nét đặc trưng và bề dày truyền thống Thăng Long – Hà Nội không phải đô thị nào cũng có như Thủ đô. Xuất phát từ điều kiện cụ thể này, Hà Nội cần nghiên cứu chiến lược xây dựng hình ảnh một cách độc đáo, quảng bá rộng rãi tới DN trong và ngoài nước để mời gọi đầu tư phát triển. Về lâu dài, phát triển du lịch từ nguồn vốn của DN dân doanh và DN đầu tư nước ngoài sẽ tạo ra lợi ích tổng hợp, như tạo ra nguồn thu ngân sách, phát triển nguồn nhân lực tại chỗ, kết hợp quảng bá văn hóa Thủ đô…
Những tiền đề và mô hình dựa trên tư duy đổi mới và sáng tạo, phù hợp xu thế phát triển đang giúp cho Hà Nội nhanh chóng hiện thực hóa mục tiêu là đầu tàu trong sự phát triển quốc gia, là động lực cho phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và vùng Đồng bằng sông Hồng.
Hà Nội đang hướng tới mục tiêu tăng trưởng GDP bình quân đạt 8,5-9%/năm, thu nhập bình quân đạt 6.700-6.800 USD/người/năm, tổng mức huy động vốn đầu tư toàn xã hội đạt 2.500-2.600 nghìn tỷ đồng. Đến nay, Hà Nội đã xác định quyết tâm chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu, với định hướng hiện đại, phù hợp với đặc điểm, tiềm năng, thông qua cơ cấu: Dịch vụ – Công nghiệp, Xây dựng – Nông nghiệp; trong đó tỷ trọng dịch vụ chiếm 61-62% GDP, công nghiệp và xây dựng chiếm 35-36,5% GDP vào năm 2020. Cơ cấu này cho thấy sự tập trung phát triển các ngành dịch vụ, phát huy thế mạnh về nguồn lực chất xám; cũng là tiền đề cho việc bước vào giai đoạn phát triển kinh tế tri thức tiếp theo.
Theo_Hà Nội Mới
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng: Coi doanh nghiệp là đối tác
Phát biểu với hàng trăm doanh nghiệp có mặt tại Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cam kết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư luôn là người bạn đồng hành, là đối tác tin cậy và có trách nhiệm của cộng đồng doanh nghiệp.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng
Là Bộ trưởng đầu tiên đăng đàn tại Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đã thẳng thắn chia sẻ quan điểm, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của quốc gia chỉ có được khi chúng ta có một lực lượng doanh nghiệp phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng; có nhiều doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, năng suất lao động cao.
"Khu vực doanh nghiệp tư nhân còn gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận các nguồn lực cũng như các chính sách hỗ trợ của Chính phủ. Các yếu tố này ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của cả quốc gia", Bộ trưởng Dũng nói.
Chính bởi vậy, mục tiêu tăng trưởng GDP bình quân 6,5-7% giai đoạn 5 năm tới đang đặt ra cho Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam yêu cầu cấp thiết phải nâng cao chất lượng tăng trưởng, nâng cao hiệu quả của nền kinh tế, qua đó cải thiện năng lực cạnh tranh của quốc gia lên một bước.
Tuy nhiên, Bộ trưởng khẳng định, chất lượng, hiệu quả phải bắt đầu từ chính mỗi doanh nghiệp, mỗi cán bộ và cả nền hành chính. Và hành động lúc này là có giải pháp cụ thể tháo gỡ các khó khăn, tạo điều kiện hơn nữa cho doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển.
"Trong bối cảnh những lợi thế so sánh truyền thống đang mai một dần, dư địa để phát triển không còn nhiều, chúng ta cần phải tạo ra động lực mới cho tăng trưởng, phát triển theo chiều sâu, dựa trên đổi mới sáng tạo, nền tảng tri thức và công nghệ, trong đó khu vực doanh nghiệp là yếu tố then chốt. Chúng ta cần phải nhìn nhận và đánh giá đúng vai trò của khu vực doanh nghiệp - phải coi đó chính là nền tảng, là động lực tạo sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới. Cũng chính với ý nghĩa đó, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định tổ chức Hội nghị hôm nay như một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự của Chính phủ nhiệm kỳ mới", Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.
Đồng thời Bộ trưởng cũng cam kết coi phát triển doanh nghiệp là nhiệm vụ ưu tiên bằng cách triển khai tích cực các hành động cụ thể nhằm tháo gỡ các khó khăn, tạo điều kiện hơn nữa cho doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển.
Tạo sân chơi bình đẳng giữa các doanh nghiệp, đảm bảo doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế dù là DNNN, doanh nghiệp FDI hay doanh nghiệp khu vực tư nhân trong nước đều được tiếp cận công bằng, minh bạch tới các nguồn lực về đất đai, tài nguyên và vốn của quốc gia; đảm bảo nguồn lực được phân bổ tới người sử dụng hiệu quả nhất. Đặt DNNN cạnh tranh bình đẳng cùng doanh nghiệp các thành phần kinh tế khác.
Trong giai đoạn 2016-2020 Bộ Kế hoạch & Đầu tư cũng sẽ tập trung cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt trong triển khai thực thi những tư tưởng đổi mới rất mạnh mẽ đã được thể hiện trong Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp; áp dụng triệt để, nhất quán tinh thần của Hiến pháp 2013 về việc tôn trọng quyền tự do kinh doanh của người dân, doanh nghiệp, đảm bảo thực hiện đúng quan điểm "Người dân được tự do kinh doanh những gì mà pháp luật không cấm".
Trong đó, ngoài các giải pháp hỗ trợ căn bản về môi trường đầu tư kinh doanh, thông tin, thị trường, mặt bằng sản xuất, tín dụng... dự thảo Luật còn đưa ra các chương trình hỗ trợ DNNVV theo mục tiêu như: hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện đổi mới sáng tạo thông qua các mô hình vườn ươm doanh nghiệp, quỹ khởi nghiệp, quỹ đầu tư mạo hiểm; hỗ trợ tham gia cụm liên kết ngành; hỗ trợ các cá nhân, nhóm cá nhân hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh nhằm khơi dậy mạnh mẽ tinh thần khởi nghiệp trong toàn xã hội.
Cùng với nỗ lực chung của Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cam kết sẽ tiếp tục giữ vững ngọn lửa đổi mới, tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa vai trò tham mưu giúp Chính phủ kiến tạo những bước đột phá trong cải cách môi trường đầu tư kinh doanh; đổi mới phương thức hỗ trợ doanh nghiệp.
Theo đó, thay đổi quan điểm từ hỗ trợ chung chung, đại trà tất cả các doanh nghiệp sang hỗ trợ có lựa chọn theo ngành, lĩnh vực và mục tiêu dài hạn nhất định. Ưu tiên tập trung vào khu vực các doanh nghiệp trong các ngành sản xuất có lợi thế cạnh tranh quốc gia, có ứng dụng đổi mới sáng tạo, định hướng xuất khẩu, doanh nghiệp liên kết trong các chuỗi giá trị, cụm liên kết tạo giá trị gia tăng cao. Qua đó, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng theo chất lượng, hiệu quả và bền vững.
"Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định luôn là người bạn đồng hành, và đối tác tin cậy và có trách nhiệm đối với các doanh nghiệp", Bộ Trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng định.
Theo Gia Huy
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
GPBank ra mắt hệ thống nhận diện thương hiệu mới GPBank vừa công bố nhận diện thương hiệu mới, ghi dấu ấn cho sự chuyển đổi có ý nghĩa lớn lao trong quá trình phát triển của ngân hàng. Nhận diện này được đánh giá hiện đại, chuyên nghiệp, thân thiện và khác biệt hơn. Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Dầu Khí Toàn Cầu quyết định thay đổi toàn bộ bộ nhận...