Đột phá công nghệ AI giúp chẩn đoán COVID-19 chính xác 98%
Các nhà khoa học đã tìm ra phương pháp chẩn đoán COVID-19 mới bằng tia X-quang, có thể cho kết quả chính xác đến 98% sau vài phút.
Nhóm chuyên gia tại Đại học Tây Scotland (UWS) đã đi tiên phong trong lĩnh vực sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để thay thế xét nghiệm PCR. Chương trình nghiên cứu của họ có thể phát hiện virus SARS-CoV-2 nhanh hơn khi chỉ mất vài phút là có kết quả. Trong khi đó, xét nghiệm PCR cần ít nhất 2 tiếng mới có kết quả.
Nhóm nhà nghiên cứu đã sử dụng công nghệ X-quang để so sánh phim chụp với cơ sở dữ liệu gồm gần 3.000 hình ảnh của bệnh nhân mắc COVID-19, người khỏe mạnh và bệnh nhân viêm phổi.
Sau đó, một quy trình AI sẽ vận dụng thuật toán để phân tích hình ảnh trực quan và đưa ra chẩn đoán. Kỹ thuật này có độ chính xác lên đến 98%.
Video đang HOT
Người ta hy vọng rằng công nghệ trên có thể được sử dụng để hỗ trợ nhân viên y tế tại các khoa cấp cứu trên khắp nước Anh.
Giáo sư Naeem Ramzan, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Môi trường SMART về Máy tính và Con người tại UWS, là người dẫn đầu nhóm nghiên cứu trên cùng với hai đồng nghiệp là Gabriel Okolo và Stamos Katsigiannis.
Ông nói: “Chúng ta từ lâu đã mong muốn có một loại xét nghiệm COVID-19 nhanh chóng, đáng tin cậy. Và điều này càng trở nên đúng với sự phát triển của biến thể Omicron”.
Theo ông Ramzan, một số quốc gia không thể xét nghiệm toàn dân do hạn chế thiết bị, song kỹ thuật AI mới lại sử dụng công nghệ dễ tiếp cận nên có thể nhanh chóng phát hiện người mắc.
Đáng lưu ý, các triệu chứng trong giai đoạn đầu mắc COVID-19 không thể quan sát được trên phim X-quang. Do vậy, công nghệ này không thể thay thế hoàn toàn các xét nghiệm PCR.
Tuy nhiên, nó vẫn có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc hạn chế virus lây lan, đặc biệt là khi không có sẵn xét nghiệm PCR.
Giáo sư Milan Radosavljevic, Phó Giám đốc Nghiên cứu, Đổi mới và Tương tác tại UWS, đánh giá phương pháp chẩn đoán qua tia X-quang này có nhiều tiềm năng thay đổi công tác chẩn đoán và điều trị trong tương lai.
Chile thay đổi biện pháp đối phó với biến thể Omicron
Ngày 17/1, Bộ Y tế Chile đã thông báo quyết định thay đổi quy trình cách ly đối với những người được xác định mắc COVID-19 và những trường hợp tiếp xúc gần khi diễn biến dịch đã có những thay đổi với sự xuất hiện của biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2.
Nhân viên y tế tiêm mũi vaccine ngừa COVID-19 thứ 4 cho người dân tại Santiago, Chile, ngày 10/1/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại khu vực Nam Mỹ, thời gian cách ly bắt buộc đối với những người mắc COVID-19 sẽ giảm từ 10 ngày xuống còn 7 ngày, trong khi những trường hợp tiếp xúc gần sẽ không phải cách ly, đồng thời xác lập một nhóm có nguy cơ mới được gọi là "người trong tình trạng cảnh báo COVID-19" gồm những người sống chung hoặc đứng cùng với ca mắc COVID-19 dưới 1 mét và sử dụng khẩu trang sai cách.
Các đối tượng thuộc diện "người trong tình trạng cảnh báo COVID-19" phải xét nghiệm PCR ngay lập tức nếu có triệu chứng và tăng cường các biện pháp tự bảo vệ, tránh tham gia các hoạt động đông người. Trong trường hợp không có triệu chứng, họ chỉ phải xét nghiệm nhanh hoặc PCR vào ngày thứ 5 sau khi tiếp xúc với ca bệnh.
Quyết định trên được đưa ra trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 tại Chile tăng tới 530% trong những tuần gần đây sau sự xuất hiện của biến thể Omicron. Tuy nhiên, số ca bệnh nặng và tử vong vẫn ở mức thấp. Thứ trưởng Y tế Alberto Dougnac khẳng định biến thể Omicron hoạt động khác so với những biến thể trước đây và giới chức y tế đã quyết định thay đổi quy trình đối phó để phù hợp với tình hình thực tế, trong đó tập trung vào các đối tượng mắc bệnh.
Chile là một trong những nước có tỷ lệ tiêm vaccine ngừa COVID-19 cao nhất thế giới với 88,4% dân số đã hoàn tất phác đồ cơ bản và 71,5% đã được tiêm mũi vaccine bổ sung. Hiện Chile cũng đã khởi động chương trình tiêm mũi vaccine thứ 4 cho những người có vấn đề về suy giảm hệ miễn dịch, cũng như chuẩn bị triển khai tiêm cho người trên 55 tuổi và những người làm việc ở tuyến đầu vào đầu tháng 2 tới.
Trong 24 giờ qua Chile đã ghi nhận 8.904 ca mắc mới COVID-19, trong đó có 32 trường hợp tử vong. Như vậy kể từ khi dịch bệnh bùng phát hồi tháng 3/2020 đến nay, quốc gia Nam Mỹ này đã có 1,88 triệu ca mắc COVID-19, trong đó 39.426 ca tử vong.
Đức rút ngắn hiệu lực của chứng nhận phục hồi COVID-19 Chứng nhận phục hồi của những người mắc COVID-19 tại Đức sẽ chỉ còn hiệu lực 3 tháng, thay vì 6 tháng như trước đây. Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 của hãng dược Johnson & Johnson cho người dân tại Gruenau, Đức. Ảnh: AFP/ TTXVN Đây được xem là sự thay đổi quan trọng đối với những người chưa tiêm...