“Đột nhập” trang trại trồng nấm bào ngư lớn nhất huyện đảo Phú Quốc
Đó là mô hình trồng nấm bào ngư của gia đình bà Nguyễn Hồng Thoa, ngụ khu phố 10, thị trấn Dương Đông (Phú Quốc, Kiên Giang).
Gia đình bà Thoa trồng nấm bào ngư khoảng 10 năm trước. Những năm gần đây, bà Thoa tiếp tục mở rộng diện tích trồng nấm bào ngư trên phần đất vườn của gia đình, với tổng diện tích trồng nấm hiện nay trên 500 mét vuông, ươm trồng khoảng 50.000 bịch phôi nấm giống.
Thu hoạch nấm bào ngư.
Để xây dựng mô hình trồng nấm bào ngư được như ngày hôm nay, gia đình bà Thoa làm từng công đoạn, dần mở rộng diện tích và quy mô trồng nấm hàng năm. Tổng số tiền bà Thoa đầu tư cho việc trồng nấm như: làm kệ cố định bịch phôi nấm, hệ thống tưới nước, làm mát không khí, giữ ẩm… tổng số tiền trên 1 tỷ đồng. Ngoài ra, chi phí tái đầu tư nguồn phôi nấm giống mỗi năm khoảng trên 200 triệu đồng.
Khi tai nấm có đường kính từ 3 – 5cm là có thể thu hoạch. Hái cả cụm nấm, vặn sát gốc, nếu để gốc lại dễ gây nhiễm bệnh cho bịch phôi nấm.
Nấm bào ngư mọc ra từ bịch phôi nấm.
Kiểm tra sự phát triển của nấm bào ngư. Thông thường, khi nấm con mọc ra từ bịch phôi khoảng 5 ngày sau sẽ cho thu hoạch.
Mô hình trồng nấm bào ngư của gia đình bà Thoa hiện là một trong số ít mô hình trồng nấm bào ngư quy mô lớn nhất tại huyện đảo Phú Quốc. Bà cũng là người tiên phong trồng nấm bào ngư ở Phú Quốc. Nhờ áp dụng khá khoa học quy trình kỹ thuật trồng nấm bào ngư, mô hình trồng nấm của gia đình bà Nguyễn Hồng Thoa đã và đang cho thu hoạch đều đặn hàng ngày, năng suất khá.
Video đang HOT
Hiện mỗi ngày, mô hình trồng nấm của gia đình bà Thoa cho thu hoạch khoảng 50 kg nấm.
Nấm bào ngư vừa được thu hoạch.
Hiện mỗi ngày, gia đình bà Thoa thu hoạch khoảng 50kg nấm bán cho thương lái và người dân trên địa bàn huyện Phú Quốc, giá mỗi kg nấm 35 nghìn đồng. Như vậy, mỗi ngày gia đình bà Thoa thu nhập trên 1,7 triệu đồng từ bán nấm. Làm phép tính nhân, mỗi năm gia đình bà Thoa thu nhập trên 500 triệu đồng. Đây là khoảng thu nhập lớn và mơ ước của rất nhiều hộ nông dân nơi vùng đất đảo này.
Vào mỗi buổi chiều hàng ngày, hoạt động thu hoạch nấm của gia đình bà Thoa diễn ra khá khẩn trương.
Cắt bỏ phần gốc nấm trước khi bán nấm thành phẩm.
Công đoạn cắt bỏ phần gốc nấm được thực hiện đơn giản và khá nhanh.
Một thương lái (đứng) đến chào mua nấm bào ngư của gia đình bà Thoa.
Cân nấm bán cho thương lái. Mỗi kg nấm có giá 35 nghìn đồng.
Những bịch phôi nấm giống không còn sản xuất (hết khả năng cho ra nấm) sẽ được thu gom và dùng làm phân bón lót để trồng cây xanh, hoa màu.
Nấm bào ngư là loại nấm tươi chứa nhiều dinh dưỡng và dược tính, nên được người dùng khá ưu chuộng.
Một người đàn ông chọn lại những tai nấm quá lứa không bán được, dùng để chế biến thức ăn.
Theo Hoàng Giám (NNVN)
Nam Định: 8x bỏ túi 20 triệu/tháng nhờ loài nấm trắng như bông
Với niềm khao khát làm giàu trên chính mảnh đất quê hương, chị Nguyễn Thị Huyền, sn 1980, xóm 10, xã Hải Tây, huyện Hải Hậu (Nam Định) đã quyết tâm xây dựng mô hình trồng nấm bào ngư-loài nấm trắng như bông, đem lại nguồn lãi ổn định hàng tháng lên tới 20 triệu đồng.
Trước khi đến với nghề trồng nấm, chị Huyền từng làm nhiều nghề, nuôi trồng nhiều loại cây con khác nhau nhưng hiệu quả kinh tế không cao. Qua sách báo chị biết được mô hình trồng nấm bào ngư cho hiệu quả kinh tế cao, sau đó chị lên mạng tự tìm hiểu về loại nấm đặc biệt này.
Trong quá trình tìm hiểu, chị nhận thấy, đây là loại nấm khá dễ trồng, thị trường tiêu thụ rộng lớn. Mặt khác nguồn nguyên liệu để trồng loài nấm này cũng rất dồi dào từ rơm rạ, mùn cưa...dễ kiếm, dễ tìm, dễ vận chuyển.
Anh Trần Tuấn Hữu - Chủ tịch Hội Nông dân xã Hải Tây đang dẫn phóng viên báo Dân Việt đi thăm quan mô hình trồng nấm bào ngư của gia đình chị Huyền.
Sau khi nắm được kỹ thuật trồng nấm, đầu năm 2012, chị Huyền bắt tay vào xây dựng lán trại, đầu tư trang thiết bị để trồng nấm bào ngư với quy mô lớn. Những năm đầu khởi nghiệp, chị Huyền gặp rất nhiều khó khăn từ về kinh nghiệm cho đến kỹ thuật, thậm chí cho đến cả thiên tai khiến gia đình chị nhiều lúc trắng tay.
Do nhà gần biển nên thường xuyên bị bão thổi bay mất hết cả lán cũng như phôi nấm. Có bốn năm trồng nấm mà gia đình tôi phải ba lần dựng mới lại lán trại, cũng bằng đấy lần phải vay mượn khắp nơi để gây dựng lại cơ ngơi chị Huyền nhớ lại.
Trong quá trình trồng nấm, chị Huyền không ngừng học hỏi thêm kinh nghiệm, tham gia vào các lớp tập huấn kiến thức, kỹ thuật trồng nấm, cũng như đi thăm quan các mô hình trồng nấm lớn ở trong và ngoài tỉnh để tích luỹ kinh nghiệm.
Nấm bào ngư của gia đình tôi được trồng theo quy trình khép kín và không dùng các chất kích thích nên sản phẩm luôn đảm bảo, nhằm đưa ra thị trường sản phẩm nấm chất lượng, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng chị Huyền chia sẻ.
Sau nhiều năm lăn lộn với nghề trồng nấm, đến nay quy mô trồng nấm bào ngư của gia đình chị Huyền đã lên tới gần 1.000 m2. Trung bình, mỗi tháng cơ sở sản xuất nấm của gia đình chị Huyền xuất bán ra thị trường gần 5 tấn nấm bào ngư với giá trên dưới 25.000 đồng/1kg. Sau khi trừ hết chi phí, mỗi tháng gia đình chị Huyền lãi 20 triệu đồng.
Chia sẻ với Dân Việt, chị Huyền cho biết, nấm bào như hầu như trồng được quanh năm, chỉ mất 2 tháng là nóng nhất vào mùa hè là nấm phát triển hơi chậm. Trung bình trồng khoảng 1 tháng là bắt đầu cho thu hoạch và thu hái liên tục trong vòng hơn 4 tháng liền mới phải trồng mới lại. Sau khi trừ hết chi phí, mỗi một bịch trồng nấm lãi khoảng 10.000 đồng.
Sản phẩm sau khi thu hoạch về sẽ được đóng gói và được bán với giá 25 ngàn đồng/kg.
Chị Nguyễn Thị Huyền khẳng định, so với trồng các loại cây khác, trồng nấm thương phẩm có năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều, không phải suy nghĩ nhiều, vốn đầu tư ban đầu cho mô hình cũng không lớn lắm. Nguồn nguyên liệu để trồng nấm cũng dễ kiếm, chủ yếu là rơm rạ mùn cưa... nên chi phí khá thấp.
Quan trọng là ngày càng có nhiều người tiêu dùng tìm tới nấm như là 1 sự lựa chọn dinh dưỡng tốt nhất cho bữa ăn của gia đình. Thêm vào đó, nhu cầu làm lẩu nấm ở các nhà hàng, khách sạn ngày càng lớn. Một nguồn tiêu thụ nấm cũng khá lớn và ngày càng phát triển đó là chế biến thành đồ ăn chay..., chị Huyền phân tích.
Chia sẻ về kỹ thuật trồng nấm bào ngư, chị Huyền cho hay, nấm là loại khá khó tính nên muốn trồng thành công phải hiểu về nó, cũng như nắm bắt được kỹ thuật trồng. Trong quá trình trồng nấm nói chung và nấm bào ngư nói riêng, khâu quan trọng nhất là khâu xử lý được nguyên liệu đầu vào, khâu này quyết định đến tỷ lệ thành công là 50%.
Nhờ trồng nấm bào ngư mà mỗi tháng gia đình chị Huyền bỏ túi đều đặn 20 triệu/tháng.
Nói về mô hình trồng nấm bào ngư của gia đình chị Huyền, anh Trần Tuấn Hữu-Chủ tịch Hội Nông dân xã Hải Tây cho biết, gia đình chị Huyền là một trong những hộ đi đầu và đang phát triển nghề trồng nấm ở xã Hải Tây. Đây là một mô hình cho hiệu quả thu nhập khá cao và giải quyết được công ăn việc làm cho rất nhiều lao động trên địa bàn xã.
Theo Danviet
Bỏ buôn bán về trồng nấm, gái xinh phố núi bỏ túi nửa tỷ đồng/năm Khơi nghiêp tư con sô 0, nhưng chi một thơi gian ngăn chị Trần Thị Bích Phương đa trở thành chủ nhân của trại nấm lớn nhất TP Pleiku (Gia Lai) với doanh thu hơn nửa ty đồng/năm. Trước đây chị Trân Thi Bich Phương (37 tuôi, xa Chư A, TP.Pleiku, Gia Lai) buôn bán rau củ quả ở chợ đầu mối. Năm...