“Đột nhập” trại nuôi la liệt loài trăn đột biến “khủng” ở miền Tây
Dù chỉ mới bén duyên với nghề nuôi trăn nhưng một 8X ở TP. Cần Thơ đã sở hữu cả “gia tài” với gần cả ngàn con trăn đột biến, có màu sắc bắt mắt, từ trăn gấm, trăn vàng, cho đến trăn bạch tạng… trong số đó, có vài chục con trăn khủng dài trên 7m và nặng vài chục kg.
Hãy cùng phóng viên Báo Điện tử DANVIET.VN tìm hiểu về trại trăn đặc biệt này.
Chủ trang trại đặc biệt này chính là anh Lương Đoàn Linh Bảo ngụ quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ. Vốn xuất thân là một kỹ sư cơ khí, nhưng anh Bảo lại đam mê nuôi trăn. Vào năm 2016, anh bén duyên với mô hình nuôi trăn khi tình cờ tham quan một trang trại nuôi trăn. Nhận thấy mô hình cho hiệu quả kinh tế cao, lại ít tốn công chăm sóc nên anh đã mạnh dạn khởi nghiệp với vật nuôi này.
Anh Bảo đến với nghề nuôi trăn từ đam mê. Ảnh: M.A.
Trao đổi với phóng viên Báo Điện tử DANVIET.VN, anh Bảo cho hay: “Thực chất nuôi trăn rất nhẹ công, nuôi gia súc gia cầm thì tốn nhiều thời gian hơn nhiều. Trăn chỉ cần 1 tháng mình cho ăn khoảng 4 lần, phần vệ sinh cũng vậy, 1 tháng 2 lần. Thời gian chăm sóc cho đàn trăn không nhiều. Một con trăn bình thường sau khi nuôi từ 1-2 năm là có thể xuất bán”.
Những ngày đầu thử sức với loài vật nuôi mới lạ lẫm, anh đã tận dụng diện tích 100m2 sau nhà để nhập 350 con trăn mới nở với giá 150.000 đồng/con về nuôi thử.
Anh Bảo giới thiệu với phóng viên Báo Điện tử DANVIET.VN con trăn đột biến ở trang trại của mình.
Anh Bảo đã tận dụng diện tích 100m2 sau nhà để nuôi trăn. Ảnh: M.A.
Video đang HOT
Vốn là loài động vật hoang dã, phần chưa hiểu về tập tính nên thời điểm đầu anh cũng gặp nhiều khó khăn, và nhiều lần thất bại. Nhờ học chịu khó hỏi kinh nghiệm, 1 năm sau đó, anh đã xuất bán được lứa trăn đầu tiên với thu nhập cao. Từ đó, anh quyết định mở rộng quy mô trang trại lên đến hàng ngàn con trăn lớn nhỏ.
Theo anh Bảo, trăn là loài dễ nuôi, ít công chăm sóc, lại nhẹ vốn… Về chuồng nuôi, anh chọn làm bằng gỗ, xung quanh bao lưới chắc chắn. Điều quan trọng là diện tích chuồng phải rộng, thoáng. Còn thức ăn chủ yếu là đầu gà, vịt, chuột hay thịt sống được sơ chế kỹ lưỡng.
Theo anh Bảo, trăn dễ chăm sóc và nhẹ công. Ảnh: M.A.
Sau khoảng 3 năm đến với nghề nuôi trăn hiện anh Bảo sở hữu gần cả ngàn con trăn đột biến. Ảnh: M.A.
Để nâng cao thu nhập, anh đã lai tạo ra những con trăn đột biến như: Trăn vàng, trăn bạch tạng. Giá trị của trăn đột biến không nằm ở cân nặng mà ở hoa văn, màu sắc, sự đặc biệt, độ hiếm có. Đây cũng là những yếu tố khiến cho giá trăn đột biến luôn cao hơn gấp nhiều lần so với trăn thương phẩm. Vì có khi một trăm con trăn mới có một con đột biến.
Anh Bảo cho biết: “Giá trị của trăn đột biến chủ yếu nằm ở hoa văn của nó, hoa văn càng đẹp, màu càng đẹp, nổi bật thì càng giá trị. Ở chỗ tôi có 3 loại trăn: Bạch, vàng và trăng gấm đen. Con lớn nhất ở đây trên 50kg. Tổng cộng có khoảng 30 con trên 50kg, có con dài trên 6m”.
Con trăn đột biến lớn nhất trong trại trăn của anh Bảo trên 50kg. Ảnh: M.A.
Với 3 loại trăn: Bạch, vàng và trăng gấm đen. Ảnh: M.A.
Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Điện tử DANVIET.VN, hiện ngoài việc cung cấp trăn giống, anh Bảo còn bán trăn thương phẩm. Trăn đạt trọng lượng 5-6kg có giá từ 110.000 – 120.000 đồng/kg, còn trăn đạt trọng lượng khoảng 35kg bán với giá 240.000/kg. Ngoài ra, anh còn bán được thịt trăn, mỡ trăn và mật trăn cho người tiêu dùng.
Trong quá trình sản xuất, anh Bảo tìm đến những cơ sở làm sản phẩm dây nịt bóp, ví nữa, túi xách nữ, dày dép làm từ da trăn, để mở rộng tiêu thụ sản phẩm của mình. Theo anh Bảo hiện nay trăn được nuôi chủ yếu để bán lấy da là chính. Với giá bán ổn định như hiện nay, sau khi trừ chi phí mỗi năm anh thu lợi nhuận vài trăm triệu đồng.
Giá trị của con trăn đột biến nằm ở màu sắc, hoa văn của nó. Ảnh: M.A.
Sau nhiều năm theo nghề, hiện trang trại của anh Bảo đã trở thành điểm tham quan, chia sẻ kinh nghiệm cho những ai có cũng đam mê.
Theo Danviet
Chung tay phòng chống đuối nước
Trong năm 2019, Cần Thơ thực hiện cuộc phát động toàn dân tập luyện môn bơi, phòng chống đuối nước trên địa bàn thành phố với hơn 40.000 người ở 85 xã, phường thị trấn hưởng ứng.
Cuộc phát động đã góp phần phát triển phong trào tập bơi trong học sinh, nâng cao ý thức, trách nhiệm của cộng đồng trong việc phòng chống đuối nước ở trẻ em.
Nhiều trẻ em đến học bơi ở khu hồ bơi Nam Long, quận Cái Răng.
Vào tháng 6-2019, Cần Thơ đã phát động toàn dân tập luyện môn bơi, phòng chống đuối nước, với 85/85 xã, phường, thị trấn tham gia. Đáng ghi nhận sau lễ phát động, huyện Cờ Đỏ, quận Ninh Kiều, quận Cái Răng và huyện Phong Điền đã tổ chức các lớp dạy bơi cho học sinh, tổ chức cuộc thi tìm hiểu kiến thức về phòng, chống đuối nước, các hoạt động dưới nước...
Thực tế, phong trào dạy bơi cho trẻ em đã phát triển rộng khắp ở Cần Thơ từ nhiều năm qua và trở nên rầm rộ hơn trong thời gian gần đây, nhất là từ khi các cơ quan, ban, ngành cùng phối hợp thực hiện Công văn số 969/UBND-KGVX, ngày 28-3-2019, của UBND TP Cần Thơ, về việc tăng cường các biện pháp phòng chống đuối nước trẻ em. Ông Phạm Văn Luận, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP Cần Thơ, cho biết: Cuối tháng 5-2018, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động- Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, Ban Thường vụ Thành đoàn và Ban An toàn giao thông TP Cần Thơ đã ký kết kế hoạch phối hợp triển khai các hoạt động phòng chống đuối nước và tai nạn thương tích trẻ em, giai đoạn 2018-2022.
Từ đó đến nay, kế hoạch được thực hiện tích cực, việc tuyên truyền về lợi ích, tác dụng của việc tập luyện môn bơi, các kỹ năng an toàn trong môi trường nước được đẩy mạnh. Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, từ khi thực hiện kế hoạch tổ chức phát động toàn dân tập luyện môn bơi, phòng chống đuối nước trên địa bàn thành phố, có 1.363 băng rôn, 4.032 lá cờ in nội dung tuyên truyền về cuộc phát động được treo khắp nơi, sự kiện cũng được tuyên truyền thường xuyên. Công tác tổ chức tuyên truyền trong các ban, ngành, đoàn thể và nhân dân 9 quận, huyện diễn ra sôi nổi, với 95 cuộc, có hơn 4.700 lượt cán bộ và nhân dân tham dự.
Theo báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo TP Cần Thơ, công tác giáo dục thể chất ngày càng được nâng cao. Cơ sở vật chất được đầu tư nâng cấp, giáo viên dạy thể dục đều đạt chuẩn và được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ thường xuyên; các trường đều có sân chơi, bãi tập, số lượng giáo viên, học sinh tham gia hoạt động ngày càng tăng.
Trên 80% trường phổ thông có câu lạc bộ thể thao với hơn 640 câu lạc bộ phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và thế mạnh của nhà trường. Công tác xóa mù bơi được chú trọng. 640/664 giáo viên dạy giáo dục thể chất được tập huấn phương pháp dạy bơi, kỹ năng phòng, chống tai nạn, thương tích và đuối nước theo chương trình tập huấn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đạt 96%. Thành phố hiện có 10 trường tiểu học, 8 trường mầm non có hồ bơi, 15 hồ bơi trong cộng đồng. Tỷ lệ học sinh phổ thông biết bơi là 75,2% (tăng 6,2% so với năm học 2017 - 2018).
Ông Phạm Văn Luận, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP Cần Thơ, cho biết: "Điều kiện thuận lợi là khi triển khai phát động toàn dân tập luyện môn bơi phòng chống đuối nước đã nhận được sự quan tâm của nhân dân, nhiều phụ huynh chủ động đưa con đến học bơi, từ các lớp dạy bơi, số lượng trẻ biết bơi tăng và khả năng ứng cứu của các em cũng dần nâng cao, rất đáng phấn khởi.
Trong điều kiện cho phép, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo thường xuyên tổ chức tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ chương trình bơi an toàn cho cán bộ, giáo viên, hướng dẫn viên cơ sở, phát triển mở rộng phong trào dạy bơi, học bơi phòng chống đuối nước. Sự chung tay của toàn xã hội sẽ góp phần giảm thiểu rủi ro đuối nước ở trẻ em".
Bài, ảnh: AN CHI
Theo baocantho
Cần Thơ: 4 người nhảy sông thoát khỏi đám cháy dữ dội Căn nhà bất ngờ bốc cháy dữ dội, tạo cột khói cao. Lúc này bên trong có 4 người đã nhảy xuống sông thoát nạn. Khoảng 14h ngày 23/12, căn nhà lợp gỗ nằm cạnh bờ sông, thuộc Lộ Vòng Cùng (phường An Bình, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) bất ngờ bốc cháy dữ dội, tạo thành cột khói đen. Hiện trường...