“Đột nhập” trại 12.000 con gà trống thiến bán Tết lớn nhất tỉnh Bắc Giang
Chuẩn bị cho thị trường dịp Tết Nguyên Kỷ Hợi 2019, gia đình chị Nông Thị Lợi, thôn Thanh Văn 1, xã Tân Hoa, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) nuôi hơn 12.000 con gà trống thiến các loại. Đây cũng là trang trại lớn nhất của tỉnh Bắc Giang nuôi loại gà trống thiến.
Trong một lần đến huyện Tiên Yên (Quảng Ninh), chị Lợi nhận thấy người dân nuôi gà trống thiến cho hiệu quả kinh tế cao. Vậy là, năm nay chị đặt mua giống gà ở cơ sở uy tín và chọn lựa toàn bộ gà trống. Sau nuôi 20 ngày, chị bắt đầu thiến cho gà. Do tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật, chăm sóc tỉ mỉ từng khâu, nhất là chống nhiễm khuẩn sau thiến nên gà có tỷ lệ sống cao, đạt hơn 95%.
Trang trại gà trống thiến lớn nhất tỉnh Bắc Giang của gia đình chị Lợi hiện đang nuôi 12.000 con gà trống thiến các loại để bán trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi năm 2019.
Theo chị Lợi, nuôi gà trống thiến không khác so với gà ta thả vườn song phải chủ động phòng, chống dịch bệnh. Định kỳ chị tiêm vắc xin, phun thuốc khử trùng chuồng trại. Nơi nuôi gà luôn sạch sẽ, thoáng khí, giữ ấm về mùa đông.
Video đang HOT
Đến thăm trang trại của gia đình chị vào thời điểm này, nhiều người cảm thấy thích thú bởi khắp vườn là màu đỏ tươi của những “chú” gà trống thiến béo chắc; bình quân nặng 3 kg/con. “Khó nhất khi nuôi gà trống thiến là khâu tuyển chọn gà. Gà cần bảo đảm khỏe, mã đẹp… Do vậy tôi phải nhờ người có kinh nghiệm chọn giúp và mua giống với giá cao hơn”, chị Lợi nói.
Để gà trống thiến săn chắc, sau 2 tháng nuôi, chị Lợi chỉ cho gà ăn ngô, thóc. Thời gian nuôi kéo dài 7-8 tháng. Hiện tại, gà của gia đình chị đã có một số người đặt hàng, giá dao động từ 100-120 nghìn đồng/kg; trừ chi phí, có thể thu lãi hơn 100 triệu đồng. Sau lứa nuôi này, thời gian tới chị tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa sản phẩm của gia đình.
Theo Trường Sơn (Báo Bắc Giang)
Chàng trai khuyết tật kiếm chục triệu/tháng chỉ bằng... 1 ngón tay
Vượt lên sự nghiệt ngã của số phận, chàng trai Nguyễn Minh Nhật (SN 1980) ở thôn Khánh Vân, xã Đoan Bái, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) khiến nhiều người cảm phục nghị lực khi anh chiến thắng thương tật, làm chủ cuộc sống. Với nghề buôn tóc qua mạng, mỗi tháng chàng trai khuyết tật Nguyễn Minh Nhật kiếm được cả chục triệu đồng.
Vượt lên số phận
Tốt nghiệp Đại học Mỏ Địa chất, Nguyễn Minh Nhật công tác trong một công ty thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường. Vừa lấy vợ được hơn 1 tháng và đang học thạc sĩ thì bất ngờ anh bị tai nạn giao thông. Tỉnh dậy trong bệnh viện, toàn thân Nhật bất động vì chấn thương cột sống. Sau lần cận kề cái chết và gần 1 năm điều trị ở nhiều bệnh viện tuyến T.Ư, Nhật trở về quê, mọi việc sinh hoạt phải nhờ người thân trợ giúp. Hằng ngày phải chống chọi với những cơn đau, không nói được, không cử động được khiến anh tuyệt vọng.
Nguyễn Minh Nhật cùng mẹ.
Không thể nằm yên, Nhật nhờ bố làm cho một bộ dụng cụ thể dục, hằng ngày anh dành thời gian tập luyện bằng việc nẹp cổ vào sợi dây ròng rọc, dùng bao tải đá tạo sức kéo giãn phần đốt sống cổ và các cơ bắp. Nhật bắt đầu tập nói, bàn tay mềm dẻo hơn, có thể giơ lên.
Vụ tai nạn không chỉ cướp đi của Nhật sức khỏe mà còn khiến gia đình anh kiệt quệ về kinh tế. Điều này thôi thúc anh phải làm gì đó ngay cả khi nằm liệt. Năm 2008, nhà người thân lắp Internet, Nhật nhờ mẹ gõ phím lên mạng tìm cách kiếm việc làm. Chọn đi chọn lại, việc thích hợp nhất với Nhật là bán vé máy bay và anh tự in áp phích quảng cáo cho dịch vụ của mình, rồi nhờ bố đem treo ở các xã, thị trấn trong huyện.
Nắm được tâm lý khách hàng, nhiều đêm Nhật không ngủ, trực cả đêm trên mạng để săn vé rẻ. Anh còn nhờ họ hàng treo áp phích quảng cáo cho dịch vụ của mình ở tỉnh Bình Dương để đón luồng khách gốc Bắc về quê ăn Tết. Nhờ đó, hằng tháng doanh thu từ bán vé máy bay dao động từ 300 - 400 triệu đồng, riêng những tháng hè, tháng Tết doanh thu lên tới 600 triệu đồng, thu nhập từ 5-10 triệu đồng/tháng.
Đang bán vé máy bay, Nhật đọc được quảng cáo bán tóc trên mạng và gia đình anh trở thành đại lý thu mua tóc. Chỉ với một ngón tay cử động, nghề buôn tóc của quê anh đã vươn ra thị trường của Nga, Hàn Quốc, Nam Phi... Có tháng, Nhật lãi vài chục triệu đồng từ buôn tóc.
Truyền lửa về nghị lực sống
Toàn thân bất toại, chỉ bằng lời nói nhưng không ai có thể nghĩ hơn 10 năm nay Nguyễn Minh Nhật lại tự tin làm "thầy giáo làng" truyền đạt kiến thức cho hàng chục em nhỏ trong thôn, xã. Năm 2006, khi bàn tay có thể lật được, thấy mấy đứa cháu bị hổng kiến thức, anh dạy kèm các môn Toán, Lý, Hóa và tiếng Anh. Chỉ sau một vài năm, cả mấy đứa cháu của Nhật đều đạt học sinh giỏi cấp trường, cấp huyện. Đặc biệt có đứa đạt giải Nhất cấp tỉnh, giải Nhì quốc gia môn tiếng Anh.
Tiếng lành đồn xa, nhiều gia đình trong thôn, xã đã đem con đến gửi Nhật dạy kèm. Lớp học của anh cũng đặc biệt như chính bản thân người thầy này, mọi bài giảng đều qua lời nói của thầy, có lúc lại miệt mài luyện tập với cái ròng rọc, còn các trò ở mọi lứa tuổi từ cấp 1 đến cấp 3 thì làm phép tính, đọc tiếng Anh theo hướng dẫn của thầy. Bằng chính nghị lực và ý chí của người thầy đặc biệt đã truyền cảm hứng, thái độ sống tích cực cho các em học sinh. Tính đến nay, Nhật đã dạy học, ôn thi đại học miễn phí cho gần 100 học sinh, trong đó có gần một nửa đạt học sinh giỏi cấp huyện trở lên và đỗ đại học.
13 năm qua, Nguyễn Minh Nhật vẫn nuôi ước mơ được một lần ôm con vào lòng, được đứng trên đôi chân mình bằng sự hỗ trợ của một khung xương. Anh lập ra Blog Spinalcornguyenminhnhat.wordpres với slogan: "Tôi chia sẻ là tôi tồn tại". Nhật chia sẻ: "Không ai có quyền lựa chọn số phận nhưng bản thân mỗi người có quyền chọn cho mình cách sống thế nào. Do đó, tôi luôn cố gắng để thích nghi và hơn hết là sống sao có ích cho đời".
Theo Phương Nhung (Báo Bắc Giang)
Ly kỳ chuyện săn mật của loài ong hung dữ nơi rừng Tây Yên Tử Rừng Khe Rỗ, xã An Lạc, huyện Sơn Động (Bắc Giang) mùa này có muôn loài hoa dại đua hương, khoe sắc. Đàn ong khoái cũng theo đó mà kéo nhau về xây tổ và luyện mật. Đồng bào dân tộc Tày, Nùng theo hướng bay của ong khoái đi săn mật ngọt. Để lấy được sản vật có giá trị cao này,...