Đột nhập “thánh địa” sản xuất rượu vang “dởm” phục vụ Tết
Chủ cơ sở đã mua hoa hibiscus về ủ chua để lên men, chắt lấy nước cốt. Nguyên liệu như cồn, màu thực phẩm và các loại hoa quả được mua không chứng minh được nguồn gốc.
Thông tin mà PV nhận được, sáng ngày 9/12, đoàn kiểm tra liên ngành Phòng An ninh kinh tế CATP Hà Nội và Đội QLTT số 14 kiểm tra việc chấp hành pháp luật thương mại đối với cơ sở kinh doanh rượu có địa chỉ tại số 11A, ngõ 15, phố Ba La, quận Hà Đông, Hà Nội.
Được ngụy trang thành một cửa hàng kinh doanh bánh kẹo tổng hợp nhưng bên trong lại là một xưởng sản xuất rượu thủ công quy mô lớn. Mỗi ngày, cơ sở phải sản xuất được hàng nghìn chai rượu “dởm”để xuất ra thị trường.
Ông Nguyễn Thành Năm, chủ cơ sở khai nhận, cách đây 2 tháng, ông này đã nhập dây chuyền sản xuất rượu vang, rượu nếp về để tự sản xuất. Vỏ chai được ông thu mua cũ từ nhiều nguồn. Sau đó, ông thuê nhân công đánh sạch, phơi khô để đựng rượu.
Lực lượng chức năng phát hiện cơ sở sản xuất hàng vạn chai rượu giả
Để tạo màu và mùi giống với rượu vang, ông Năm đã mua hoa hibiscus về ủ chua để lên men, chắt lấy nước cốt. Chủ cơ sở còn khai nhận, cồn, màu thực phẩm và các loại hoa quả được mua từ nhiều nguồn khác nhau.
Video đang HOT
Công thức sản xuất ra 1.000 lít rượu vang là dùng khoảng 150 lít cồn pha với nước, màu thực phẩm và men được ủ từ hoa hibiscus trộn đều, đổ vào thùng lớn. Rượu vang sau đó được múc bằng tay ra ca nhựa, đổ vào chai, dán tem nhãn, đóng thùng và xuất ra thị trường.
Trả lời báo chí, Phó Đội trưởng Đội QLTT số 14 – ông Lê Việt Phương cho biết, tại thời điểm kiểm tra, chủ cơ sở chỉ xuất trình được giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh do UBND quận Hà Đông cấp ngày 20-5-2015.
Ông Nguyễn Thành Năm cũng không xuất trình được giấy chứng nhận đăng ký sản xuất kinh doanh rượu, không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc nguyên liệu đầu vào và không công bố đăng ký chất lượng theo quy định.
Rượu là mặt hàng được làm giả “ nóng” nhất thị trường. Ảnh minh họa
Ông Lê Việt Phương còn cho biết thêm, các trinh sát của Phòng An ninh kinh tế phát hiện cách xưởng sản xuất gần 1km, sâu trong các ngõ của phố Ba La là kho tập kết hàng của cơ sở.
Kiểm đếm số lượng hàng trong kho có khoảng 2.000 thùng rượu các loại gồm rượu nếp, rượu vang nổ giỏ màu đỏ, vang nho, vang nổ (Champagne) với số lượng gần 21.000 chai các loại.
Đáng chú ý, trong số này, có loại rượu vang nho sử dụng vỏ chai của một thương hiệu có uy tín. Tại thời điểm kiểm tra, trong cơ sở sản xuất trên chỉ có 2 người đang ngồi rửa chai.
Chiều 09/12, tổ công tác liên ngành tiếp tục phát hiện một kho hàng nữa của cơ sở này tại một địa điểm gần đó. Tại đây, có gần 3.000 thùng rượu thành phẩm các loại.
Vì đây là thời điểm giáp Tết nên nhu cầu sử dụng rượu, bia, bánh kẹo… của người dân tăng cao. Lợi dụng nhu cầu này, nhiều cơ sở sẵn sàng bấp chấp pháp luật để hòng kiếm lợi nhuận từ hàng giả, hàng kém chất lượng.
Vụ việc đang được lực lượng chức năng điều tra mở rộng và xử lý.
Hoàng Thị
Theo_Người Đưa Tin
Vừa ra tù lại đi trộm lợn lấy tiền mua ma túy
Vừa ra tù, để có tiền mua ma túy, Châu đột nhập vào nhà người dân trộm 10 con lợn sữa đi bán lấy tiền mua ma túy.
Chiều 8/12, Công an huyện Quảng Xương (Thanh Hóa) cho biết, vừa bắt giữ đối tượng Nguyễn Đăng Châu (SN 1971, trú tại xã Quảng Đại, huyện Quảng Xương) về hành vi trộm cắp.
Nguyễn Đăng Châu tại cơ quan điều tra
Trước đó, do không có tiền mua ma túy, Châu đã đột nhập vào chuồng lợn nhà anh Đối Sĩ Giáp (ở xã Quảng Hải, huyện Quảng Xương) trộm 10 con lợn sữa trị giá khoảng 5 triệu đồng.
Theo điều tra, Nguyễn Đăng Châu là đối tượng nghiện ma túy và vừa ra tù. Do không có tiền mua ma túy nên đi trộm lợn.
Hiện Công an huyện Quảng Xương đang điều tra, làm rõ./.
CTV Nguyễn Hải
Theo_VOV
Cảnh giác trộm đột nhập táo tợn giữa ban ngày Thời gian gần đây, tình trạng kẻ gian đột nhập nhà dân trộm cắp tài sản có chiều hướng gia tăng. Phương thức và thủ đoạn của loại tội phạm này không chỉ xảy ra vào ban đêm mà còn diễn ra giữa "thanh thiên bạch nhật". Trăm phương nghìn kế Ngày 30-11, ông Nguyễn Hữu Bạo (SN 1971), ở xóm Mát, xã...