Đột nhập “tàu ma” Hồ Tây
Trên Hồ Tây (Hà Nội) xuất hiện con tàu vô chủ, cũ nát, “u ám” nằm vật vờ ở phía góc vườn hoa Lý Tự Trọng.
“Con tàu ma” bị bỏ hoang từ năm 2009 khi UBND TP Hà Nội ra lệnh di dời tất cả các nhà thuyền trên Hồ Tây và hồ Trúc Bạch, với lý do xả thải xuống Hồ Tây gây mất vệ sinh môi trường. Từ đó, con tàu này bị bỏ hoang và được giới trẻ đặt tên “con tàu ma” cùng rất nhiều câu chuyện được thêu dệt.
Dù nằm giữa những nhà hàng nổi sang trọng nhưng con tàu này lại toát lên vẻ hoang vu, lạnh lẽo. Một bên đáy bị thủng, nước tràn trong khiến con tàu không thể nổi thẳng. Dáng vẻ nằm nghiêng càng khiến con tàu trở nên kì bí. Đặt chân lên tàu, nếu không cẩn thận rất dễ bị thương hoặc ngã xuống nước.
Mưa gió, thời gian gần như đã biến con tàu thành một đống sắt vụn. “Con tàu này nằm ở đây cũng vài năm rồi, trước đây nó cũng giống như những nhà hàng nổi sang trọng khác, nhưng không hiểu sao sau một thời gian thì nó lại bị bỏ hoang, mà cũng chẳng có ai đến di chuyển nó đi cả, vậy là nó cứ nằm lỳ ở đó những năm qua…”, chị Thanh – một người bán hàng nước gần Hồ Tây cho biết.
Theo tìm hiểu của phóng viên, vì nhiều lý do nên chủ tàu không muốn đầu tư cải tạo. Gần 4 năm nay, con tàu có trị giá lên tới vài tỷ đồng vẫn nằm “vật vờ”, nhếch nhác ở một góc Hồ Tây (đoạn sát vườn hoa Lý Tự Trọng).
Tàu “ma” cũ nát, tối tăm
“Tàu ma” trước đây từng là một nhà thuyền cà phê có tiếng trên Hồ Tây
Video đang HOT
Hình ảnh huy hoàng một thời của “tàu ma”
Tuy nhiên, thời gian, mưa nắng đã khiến boong tàu bong tróc, vật dụng đổ nát
… biến con tàu thành một đống sắt vụn.
Phía trong con tàu u tối, xập xệ
Khu vực thờ Thần Tài âm u
Khu vực buồng lái hoang tàn
Những vật dụng lấp ló trong đống đổ nát khiến nhiều người giật mình
Xương động vật nằm lăn lóc trong khoang chứa đồ
Cầu thang hư hỏng nặng
Toàn bộ thân tàu hoen gỉ…
… cửa kính có vỡ vụn, boong tàu, lối vào ngổn ngang các thanh sắt, mảnh gỗ.
Tờ giấy cảnh báo được chủ tàu dán sơ sài
Người đàn ông này được chủ tàu thuê làm bảo vệ. Những người tò mò muốn khám phá tàu “ma” thường phải “bồi dưỡng” tiền cho ông.
Theo 24h
Bàn cách "lách" luật xử lý tàu "ma"?
Theo Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT), giải pháp sửa Luật Bảo vệ môi trường để xử lý tàu biển neo đậu lâu ngày không còn khả năng khai thác là không khả thi, vì thời gian sẽ kéo dài quá lâu.
(Ảnh minh họa)
Đó là thông tin từ cuộc họp do các cơ quan chức năng của Bộ GTVT cùng một số doanh nghiệp (DN) tổ chức ngày 14/3 để bàn giải pháp xử lý tàu neo đậu lâu ngày không còn khả năng khai thác (tàu "ma"). Cuộc họp đã đưa ra giải pháp là phải tìm cách... lách luật để có thể "xử lý" được những con tàu này nhanh hơn, tránh tăng thêm thiệt hại.
Phá tàu, vướng luật
Báo cáo của Cục Hàng hải tại cuộc họp cho biết, hiện có 101 tàu biển các loại của chủ tàu VN neo đậu lâu ngày, trong đó có 22 tàu treo cờ quốc tịch nước ngoài. Theo văn bản của Cty cho thuê tài chính 1 thuộc Agribank - ký đầu tháng 3, thì: Nếu không có giải pháp, cơ chế cho phá dỡ tàu biển quốc tế.... thì việc phá dỡ tàu "chui" có thể xảy ra hoặc phải đưa tàu ra nước ngoài để phá dỡ, gây tốn kém và thường bị phía nước ngoài ép giá. Đề nghị Chính phủ cho phép phá dỡ tàu biển treo cờ nước ngoài của chủ tàu VN ở trong nước. Và đây cũng là đề nghị của Cục Hàng hải VN.
Tuy nhiên, báo cáo của Vụ Vận tải gửi Bộ GTVT thì lại vướng mắc lớn nếu đồng ý với đề xuất từ DN. Bởi muốn làm được việc phá dỡ trong nước những con tàu nêu trên thì phải sửa đổi Điều 42 Luật Bảo vệ môi trường - là việc thuộc thẩm quyền của Quốc hội. Do đó, chưa thể thực hiện ngay việc cho phép phá dỡ ở trong nước các tàu của chủ tàu VN nhưng treo cờ quốc tịch nước ngoài.
Việc chờ đợi giải pháp xử lý tàu "ma" đã đẩy khá nhiều DN và cơ quan quản lý vào tình huống "tù mù". Tại Hải Phòng, tàu Hufa Star 01 và Green Viship treo cờ Mông Cổ, khi phá dỡ trong nước đã bị các cơ quan chức năng lập biên bản, yêu cầu đình chỉ, thậm chí giao cơ quan CA điều tra hành vi nhập lậu tàu biển để phá dỡ chui. Dù có lệnh đình chỉ, hai con tàu này vẫn được phá dỡ xong. Rõ ràng các cơ quan chức năng của Hải Phòng đã cố tình "lờ" cho DN được phá dỡ tàu.
Tuy nhiên, điều không được bàn tại cuộc họp ngày 14.3 của Bộ GTVT là quy định cho việc phá dỡ tàu biển treo cờ VN ở trong nước, và không hề có ý kiến nào bàn tới vấn đề này.
Luật Bảo vệ môi trường đã có hiệu lực thi hành được gần 6 năm, nhưng cho đến nay Bộ TNMT vẫn chưa xây dựng quy chuẩn kỹ thuật, quy chuẩn môi trường dành cho việc phá dỡ tàu biển ở trong nước. Hiện VN có thừa các NM đóng tàu biển, nhưng lại không có NM phá dỡ tàu. Thậm chí, tại Hải Phòng, Cty Lê Quốc mất 2 năm xin thủ tục lập khu phá dỡ tàu cũ mà vẫn... không được cấp phép. Điều này cũng đồng nghĩa với việc ngay các tàu biển treo cờ VN cũng không đủ điều kiện để "được" phá dỡ ở trong nước.
Nhiều cách lách luật
Trong khi ngành đóng tàu được xây dựng thành chiến lược quốc gia, thì phá dỡ tàu không được coi là một ngành kinh tế. Theo ông Nguyễn Hữu Bôn - Tổng GĐ Cty Việt Thắng (Hải Phòng) - ngành đóng tàu gây ô nhiễm môi trường không kém gì hoạt động phá dỡ. Nhưng, trong khi đóng tàu được khuyến khích, thì phá dỡ lại bị cấm. Tàu biển VN đang dở dở ương ương trong tình thế được khuyến khích ra đời, nhưng cấm không được "chôn" trong nước. Vì bị cấm, nên tàu biển phá dỡ tại VN từ năm 2006 đến nay đều là phá ... chui. Chủ tàu VN đang trong tình cảnh phá... trộm tài sản của mình, trên đất nước mình.
Tại cuộc họp ngày 14.3, một cán bộ của Bộ GTVT đề xuất giải pháp "lách luật" để cứu các chủ tàu. Theo vị cán bộ này, Bộ luật Hàng hải VN đã giao Chính phủ quy định về đăng ký mua bán tàu biển. Do vậy, chỉ cần bổ sung quy định tàu thuộc sở hữu của DN VN nhưng treo cờ nước ngoài thì vẫn được phá dỡ trong nước là có thể giải quyết được bế tắc về cơ chế.
Hoặc cũng có thể "làm" theo cách, Cảng vụ Hàng hải có thể khởi kiện các chủ tàu (treo cờ quốc tịch VN và nước ngoài) để yêu cầu tòa án bắt giữ và sau đó bán các tàu đã neo đậu lâu ngày. Tòa án sẽ cho phát mại tài sản là các tàu này, và DN mua tàu sẽ được treo cờ VN để được... phá dỡ trong nước. Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Công, hiện nhiều ngân hàng lại muốn giữ nguyên giá trị tàu trên sổ sách để tránh trách nhiệm thiệt hại vốn vay nếu bán tàu với giá sắt vụn. "Mấu chốt là, mấy tàu đó để nguyên thì bảng cân đối kế toán vẫn sạch, nếu bán lỗ, chênh lệch giá, thì sẽ quy trách nhiệm (cán bộ)" - ông Công nói.
Đó lại là một rào cản nữa với việc xử lý các tàu biển đã neo đậu lâu ngày. Mà với rào cản này, nếu Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ không "bật đèn xanh", thì sẽ còn lâu mới có giải pháp cho phá dỡ tàu biển ở trong nước. Vậy sẽ chờ sửa luật, hay là lách luật để xử lý?
Theo Dantri
Giới trẻ Hà thành 'hẹn hò' cuối năm ở phiên chợ trời Hanoi Flea Market là nơi yêu thích của các bạn trẻ muốn mua những món đồ độc và rẻ. Ngày 30/12, giới trẻ Hà thành nô nức kéo đến phiên chợ cuối năm này. Phiên chợ diễn ra từ 7h đến 19h ở khu vực đường Tô Ngọc Vân, quận Tây Hồ. Không chỉ có các gian hàng của người Việt, người nước...