Đột nhập quán cà phê “tươi mát” xập xệ nhưng lắm… “chân dài”
Mặc dù trưng biển hiệu giải khát, cà phê, nhưng thực chất nhiều quán ven Quốc lộ 50, xã Đa Phước, huyện Bình Chánh, TP.HCM hiện chủ yếu kinh doanh “dịch vụ tươi mát”.
Hoạt động rầm rộ của loại hình tệ nạn này không chỉ gây mất an ninh trật tự mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống người dân nơi đây.
Sẵn sàng… tới bến
Quốc lộ 50 là một trong những trục đường chính nối TP.HCM với Long An. Vì thế mỗi ngày đêm, cung đường này có rất đông người xe qua lại. Đây là điều kiện thuận lợi để các quán cà phê trá hình hoạt động xôm tụ. Theo quan sát của chúng tôi, chỉ trên đoạn đường ngắn chừng 300 mét gần dốc cầu Ông Thìn, giáp ranh hai xã Đa Phước và Qui Đức – huyện Bình Chánh, hiện tồn tại hơn chục quán cà phê có “chân dài” phục vụ. Hầu hết quán xá ở đây đều xập xệ, tồi tàn.
Điểm dễ nhận biết là quán nào cũng đặt một vài chậu cây kiểng phía trước để làm ám hiệu, bên trong kê mấy bộ bàn ghế bằng nhựa cũ kỹ, vào sâu hơn là những căn buồng tồi tàn, diện tích khoảng 4 – 6 mét vuông được quây bằng ván ép hoặc các loại vật liệu tạm bợ. Đây là không gian riêng để tiếp viên và khách có thể thoải mái mua vui. Điều khá đặc biệt, các quán cà phê loại này không bao giờ mở nhạc, cũng chẳng bán cà phê mà chỉ toàn nước giải khát đóng chai, nhưng số lượng và chủng loại rất khiêm tốn, nghèo nàn.
Khu vực này tập trung nhiều quán cà phê tệ nạn.
Trưa 20/12/2013, chúng tôi đến quán Hồng Vân (ở ấp 4, xã Đa Phước). Đang ngồi vắt chân chữ ngũ giũa móng tay, canh chừng xe cho khách, thấy tôi vào, cô chủ quán trạc ngoài 30 tuổi, mặt trét dày son phấn nở nụ cười cầu tài, vồn vã như gặp người thân đi xa về. Chẳng cần hỏi khách uống gì, cô ta vào trong khui một chai Number One và ly đá đặt xuống bàn. “Ủa, anh uống cà phê mà”. Nghe tôi phàn nàn, cô gái quàng vai tôi nũng nịu: “Anh thông cảm, quán em… hổng có cà phê, chỉ có thứ này không hà”. Lúc này ở gian buồng phía trong, vị khách quê Long An và cô tiếp viên của quán cũng vừa “hành sự” xong đi ra. Cầm tờ bạc 100.000 đồng của nhân viên đưa, bà chủ móc túi thối lại 50.000 đồng. Hỏi thêm vài câu xã giao cho có lệ, cô gái ngồi cùng tôi nắm tay nài nỉ: “Vào trong mát-xa cho khỏe đi anh”. “Mát-xa gì?”. Nghe tôi hỏi, cô chủ bật cười khanh khách rồi thản nhiên trả lời: “Anh thích mát chỗ nào em cũng chiều hết, được chưa?”.
Rời quán Hồng Vân, chúng tôi tiếp tục ghé quán Ngọc Trinh chỉ cách đấy chừng hơn 100 mét. Xét về quy mô, mặt bằng quán này rộng rãi hơn nhiều và “quậy” cũng bạo hơn. Thấy tôi đậu xe trước sân, cô chủ quán tên Trang bước ra đon đả: “Anh chạy xe vào trong nhà luôn cho an toàn”. Lấy nước và khăn lạnh cho khách xong, Trang cứ luôn miệng nài nỉ: “Mát-xa nghe anh, em chỉ tính 80 ngàn thôi. Sáng giờ ế quá, ủng hộ dùm em đi mà. Hay anh muốn… tới bến cũng được, hai trăm chớ mấy, tới luôn đi anh”. “Lỡ công an kiểm tra thì sao?”. “Anh yên tâm đi, em đóng cửa lại, khóa trong, làm sao biết được. Mà có kiểm tra đi nữa, em sẽ mở cửa hậu để anh ra phía sau nhà ngồi nhậu với ông già em. Ai hỏi thì em nói anh là người thân ghé thăm, họ cũng chẳng làm gì được đâu”. Nghe những lời trấn an của Trang, tôi chỉ biết lắc đầu.
Cùng kiểu hoạt động trá hình như hai quán trên, khu vực này còn hàng loạt quán khác với những tên gọi khá mỹ miều như: Hồng Thúy, Thảo My, Ngọc Dung, Kiều Ngân… Theo tìm hiểu, hầu hết những tiếp viên ở các quán này đều có mối liên hệ, khi quán này có khách vào đông, họ có thể gọi điện để chi viện lẫn nhau.
Chú Mười To, một người dân địa phương sinh sống lâu năm ở đây, bức xúc: “Từ hồi mọc lên mấy cái quán cà phê kích dục, an ninh trật tự ở vùng quê nghèo này cũng phức tạp hẳn. Người lớn còn hư nói gì đến thanh niên mới lớn. Quán nào cũng hoạt động công khai, vậy mà hổng hiểu sao mấy ổng không dẹp được cho bà con đỡ lo”.
Chính quyền địa phương nói gì?
Video đang HOT
Ông Phạm Thanh Hùng, Phó chủ tịch UBND xã Đa Phước, cho biết: “Theo kết quả khảo sát của địa phương, thời điểm trước đây trên địa bàn xã tập trung gần 30 quán cà phê có biểu hiện hoạt động kích dục, trong số này nhiều quán kinh doanh không có giấy phép. Trước thực trạng trên, UBND xã đã xây dựng kế hoạch tấn công, triệt phá, đặc biệt tập trung kiểm tra, chấn chỉnh các nhóm nghề kinh doanh dịch vụ nhạy cảm dễ phát sinh tệ nạn xã hội như nhà hàng, quán ăn, karaoke, quán cà phê…
Song song với công tác kiểm tra hành chính, công an xã đã mời các chủ quán làm việc, ký cam kết đảm bảo về an ninh trật tự, không tổ chức, chứa chấp tệ nạn. Chỉ tính trong năm 2013, Tổ kiểm tra liên ngành văn hóa xã hội của xã đã kiểm tra 79 lượt quán cà phê giải khát, nhắc nhở 31 lượt quán và đề xuất Chủ tịch UBND xã ra quyết định xử phạt 48 lượt quán với tổng số tiền 34.400.000 đồng, thu giữ hàng trăm bộ bàn ghế, bảng hiệu. Đề xuất UBND huyện ra quyết định xử phạt quán cà phê Thủy Ngân 15.400.000 đồng về các hành vi không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, dùng đèn không đủ ánh sáng, sử dụng tiếp viên không ký hợp đồng, hoạt động kích dục”.
Từ những biện pháp mạnh tay trên, theo đánh giá của ông Hùng, các quán cà phê trá hình đã có sự chuyển biến đáng kể, hiện trên địa bàn chỉ còn khoảng chục quán và nhiều quán trong số này chỉ hoạt động cầm chừng. Khó khăn lớn nhất hiện nay theo ông Hùng, một số quán đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của Sở Kế hoạch – Đầu tư thành phố, hoạt động theo luật doanh nghiệp nên chính quyền địa phương rất khó kiểm tra. Ngoài ra, một số quán còn sử dụng chiêu thay tên đổi chủ nhằm đối phó, lẩn tránh việc đóng phạt…
Nói về phương hướng sắp tới, ông Nguyễn Thanh Bạch, Bí thư xã Đa Phước, khẳng định: “Nhất quyết phải triệt xóa hoàn toàn các điểm đen tệ nạn này. Song song với việc kiểm tra liên tục, UBND xã sẽ bố trí lực lượng chốt chặn cạnh những quán cà phê có biểu hiện hoạt động kích dục”.
Hy vọng với quyết tâm và sự nỗ lực của chính quyền địa phương xã Đa Phước, thời gian tới loại hình “cà phê tươi mát” tại địa bàn này sẽ bị triệt tiêu nhằm trả lại môi trường sống trong lành cho người dân.
Theo Công an TP.HCM
Trinh sát "hóa" "khách làng chơi" truy phạm
Để tìm được manh mối, lần theo tung tích của những đối tượng truy nã, những trinh Phòng Cảnh sát truy nã tội phạm đã phải băng đèo vượt suối vất vả.
Ảnh minh họa
Họ hóa thân thành thợ hồ, bán vé số thậm chí cả khách làng chơi với mong muốn, nỗ lực sớm phá án để đưa đối tượng về xử lý trước pháp luật.
Gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn
Khoảng 14h ngày 18/8/2011, Bùi Văn Cường (SN 1985, ngụ xã Ngũ Hiệp, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) điều khiển xe máy lưu thông trên tỉnh lộ 868 đến ấp Phú Thuận, xã Long Khánh, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, do không làm chủ tay lái nên đã va chạm, gây tai nạn với xe máy do Huỳnh Văn Huệ điều khiển lưu thông ngược chiều.
Tai nạn xảy ra làm anh Huệ bị chấn thương với tỷ lệ tạm thời là 87%. Tại thời điểm gây tai nạn, Cường không có giấy phép lái xe theo quy định, có nồng độ cồn trong máu là 9,52g/l. Không những thế, Cường còn bỏ trốn, không cấp cứu nạn nhận, không khắc phục hậu quả.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an (CSĐT CA) huyện Cai Lậy ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với Bùi Văn Cường, về tội: Vi phạm các qui định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.
Tuy nhiên, tên Cường đã nhanh chân bỏ trốn, Cơ quan CSĐT CA Cai Lậy ra Quyết định truy nã đối với Bùi Văn Cường, thuộc loại truy nã nguy hiểm và truy nã toàn quốc.
Ngày 01/02/2013 Phòng PC52 đề nghị Công an huyện Cai Lậy bàn giao hồ sơ truy nã tên Bùi Văn Cường cho Phòng Cảnh sát truy nã tội phạm Tiền Giang (PC52). PC52 Tiền Giang đã xác lập chuyên án để truy bắt đối tượng truy nã Bùi Văn Cường.
Sau khi bỏ trốn Cường có thời gian chung sống như vợ chồng với một người phụ nữ có biệt danh là "lùn". Người phụ nữ này chuyên ghi số đề tại khu vực ngã ba Bãi Vân thuộc huyện Long Điền tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và thường xuất hiện tại các quán cafe ở khu vực trên vào lúc khoảng 19h để thu tiền đề của "đại lý" cấp dưới.
Cường thường hộ tống nhân tình đi thu tiền đề, nhưng đối tượng là người rất cảnh giác nên hắn chỉ lén lút xuất hiện vào buổi tối và ngụy trang cẩn thận bằng quần áo, mũ, kính và kiểu tóc.
Trinh sát Phòng PC52 công an tỉnh Tiền Giang đã phối hợp Công an cơ sở xác minh các nơi làm việc và ở trọ của nhân tình Cường. Qua đó được biết, người phụ nữ trên quê gốc miền Tây. Trước chị ta đã làm tiếp viên ở nhiều quán cafe trên địa bàn... Nhưng hiện nay thì làm gì, ở đâu không ai rõ.
Vào "hang" bắt "cọp"
Một nguồn tin khác cũng cho rằng Cường thỉnh thoảng thường xuất hiện một quán cafe thuộc xã Phước Hưng, huyện Long Điền do chị ruột của đối tượng làm chủ.
Trinh sát quyết định xâm nhập vào quán cafe trên để tìm hiểu. Tuy nhiên đây là quán cafe trá hình, khách ra vào quán ít có nhu cầu giải khát mà chủ yếu họ đến với mục đích kém lành mạnh.
Do phương thức kinh doanh kiểu "xôi thịt" nên nhân viên của quán rất nhạy cảm với công an. Thoáng thấy vị khách nào có dáng "hình sự" là họ đề phòng ngay. Do vậy để xâm nhập được vào "ổ nhền nhện" này, các trinh sát phải sắm vai những "anh hai" thứ thiệt.
Một chiều đầu tháng 5/2013 có hai người khách nam còn khá trẻ ghé quán. Nhìn những vị khách phong độ, lịch sự, các "em út" trong quán tíu tít tiếp đón. Các vị khách thân thiện cho biết họ ở Sài Gòn ra đây đi chơi biển. Tuy nhiên, do buổi chiều còn đi thăm bạn bè và hơi mệt nên hiện giờ không thể vui vẻ cùng với các tiếp viên.
Họ đề nghị tiếp viên ngồi uống nước nói chuyện. Sau vài câu chuyện làm quen sôi nổi là màn xin số điện thoại. Những người khách trẻ hẹn tối nay sẽ quay lại để chở các cô gái ra biển "hóng mát".
Tối đó, trinh sát điện thoại rủ hai tiếp viên hồi chiều ra biển ăn nhậu để moi thông tin. Thế nhưng không biết có phải thấy "động" không, khi được khách rủ đi chơi riêng, tiếp viên ở quán này đều từ chối, không chịu đi, lấy lý do là không đi với người lạ mặt và sợ bà chủ quán la...
Phương án trên thất bại, tổ công tác đành tìm phương án khác.
"Hốt trọn "con mồi"
Hôm sau, một trinh sát quyết định lấy số điện thoại lạ điện vào số di động của nữ tiếp viên của quán cafe, thân thiện như người từng quen biết "Cường nó có gửi tiền cho anh chỗ em không?. Nó nợ anh tiền mà mấy bữa nay biến đâu mất".
Cô tiếp viên thấy nói đến tiền thì sợ liên lụy liền nhanh nhảu: "Ủa thằng Cường mới về còn ở đây mà, đâu có đi đâu đâu, mà tiền gì vậy anh?". Từ đó, trinh sát nhận định tên Cường hiện vẫn còn lẩn trốn ở khu vực ngã ba Bãi Vân.
Kết hợp với các nguồn thông tin do quần chúng tốt cung cấp, đồng thời trinh sát quyết định ém quân giám sát gần quán cafe chị của Cường. Vào khoảng 19h30 ngày 09/5/2013, tên Cường dùng xe máy chở theo một người phụ nữ, từ trong hẻm đối diện chạy băng qua lộ vào quán cafe nói trên. Sau đó người phụ nữ xuống xe đi gom tiền số đề, còn Cường chạy xe đi nơi khác.
Lập tức tổ công tác liền cho trinh sát đi vào dãy nhà trọ bên trong và được biết Cường đã ra ngoài với người tình, đêm mới về.
3h ngày 10/5/2013 lực lượng truy bắt đã đến dãy nhà trọ nên trên. Cường vẫn còn thức và đang ngồi nhậu với chủ nhà trọ trước cổng. Khi thấy lực lượng công an ập đến, tên Cường bỏ chạy vào bên trong và đóng cửa phòng lại, đồng thời lấy giấy CMND trong bóp của mình ra đưa cho "vợ" vào nhà vệ sinh để phi tang.
Thế nhưng, lực lượng phối hợp đã kịp thời khống chế và tuyên bố bắt giữ tên Cường theo Quyết định truy nã và áp giải đối tượng về công an xã làm thủ tục bắt giữ đối tượng truy nã theo quy định.
Cường khai, khi biết mình đang bị truy nã, hắn đã lẩn trốn đến tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sống nhờ ở nhà của chị ruột.
Thời gian này, Cường đã một lần đánh lại lực lượng công an xã Phước Hưng vào khoảng giữa tháng 03/2013, nên sau đó phải rời khỏi địa bàn trên, trốn về TP.HCM và Bình Dương làm thuê. Thời điểm bị bắt, Cường mới quay về tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu - để thăm vợ khoảng 3 ngày .
Theo Xahoi
Triệt phá hàng chục ổ mại dâm ở Hà Nội Cảnh sát Hà Nội truy quét nhiều điểm mại dâm ẩn nấp trong các quán mát xa, cắt tóc ở các huyện ngoại thành, trong đợt cao điểm trấn áp tội phạm đang diễn ra. "Mại dâm luôn là vấn đề 'đau đầu' với lực lượng chức năng, gây mất trật tự an ninh xã hội", Công an Hà Nội cho biết vào...