“Đột nhập” làng nuôi loài “chim tiền tỷ” quy mô khủng nhất đất Việt
Nghề dẫn dụ và khai thác sản phẩm của chim yến xuất hiện từ năm 2003 tại huyện Cần Giờ (TP.HCM). Từ đó đến nay, nghề này đã phát triển mạnh ra nhiều tỉnh thành trên cả nước.
Rừng ngập mặn ở Cần Giờ là điều kiện lý tưởng cho chim yến phát triển. Ngành du lịch sinh thái với các tour, tuyến tham quan kết hợp thưởng thức sản phẩm yến sào sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế huyện.
Theo tìm hiểu của PV Dân Việt, xã Tôn Thôn Hiệp (Cần Giờ) là một trong những làng yến lớn nhất Việt Nam. Đây cũng là nơi đặt vị trí tọa lạc của Trung tâm Triển lãm Yến Sào Việt Nam (VBEC).
Trung tâm Triển lãm Yến Sào Việt Nam sở hữu nhà yến lớn nhất huyện Cần Giờ cũng là nhà yến hợp pháp đầu tiên trong nước.
Chạng vạng tối, chim yến mới kéo về nhà nuôi, quây kín cả một vùng.
Trao đổi với PV Dân Việt, bà Đỗ Tú Quân – Chủ Tịch HĐQT VBEC cho biết, hiện Trung tâm vẫn tiến hành thu mua sản phẩm thô về chế biến từ các hộ dân ở Cần Giờ cũng như khắp cả nước.
“Tuy nhiên, nguồn thu mua chỉ giới hạn trong hội viên. Biện pháp này nhằm kiểm soát tốt hơn chất lượng và nguồn gốc tổ yến đưa vào làm nguyên liệu”, bà Quân cho biết thêm.
Video đang HOT
Từ xưa, yến sào đã được xem là một món cao lương mỹ vị để bồi bổ sức khỏe.
Khác với yến thiên nhiên, thu hoạch yến nhà có phần nhẹ nhàng hơn nhưng vẫn đòi hỏi sự tỉ mỉ và cẩn trọng.
Thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp đồng thời giải quyết việc làm cho lao động, UBND huyện Cần Giờ đã tạo nhiều điều kiện hỗ trợ cho ngành nghề này phát triển. Đơn cử như việc tổ chức chuyển giao máy sấy yến cho các cơ sở sơ chế yến trên địa bàn; tiến hành xây dựng nhãn hiệu chứng nhận Cần Giờ cho sản phẩm yến.
Sau khi thu hoạch, tổ yến được sơ chế để loại bỏ bụi bẩn, vỏ trứng, tạp chất và tiến hành phân loại.
Việc làm sạch tổ yến vẫn theo phương pháp truyền thống với nước sạch và nhíp, không sử dụng hóa chất, phụ gia phụ liệu.
UBND huyện cũng phối hợp Sở Du lịch phát triển các loại hình du lịch đường sông kết hợp ẩm thực và tham quan Trung tâm Triển lãm yến sào tại xã Tam Thôn Hiệp.
Thợ yến tiến hành bóc tách sợi và dùng nhíp gắp lông tỉ mẫn sau đó rút từng sợi lông li ti ghim trong phần sợi vụn.
Ông Lê Minh Dũng – Chủ tịch UBND huyện Cần Giờ cho biết, thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục hỗ trợ cho người dân phát triển bài bản, có quy hoạch nghề nuôi và chế biến yến thô để phục vụ khách du lịch đến với địa phương.
Mẻ yến sau khi làm sạch.
Yếu sau khi làm sạch được mang đi ép khuôn tạo hình.
Tổ yến được đóng gói theo quy cách yêu cầu và đóng hộp hoàn chỉnh.
Điều làm nên giá trị của yến sào không chỉ là nguồn dinh dưỡng cao mà còn bởi quy trình khai thác và chế biến yến sào hết sức tỉ mẩn và công phu.
Nuôi và chế biến tổ yến là ngành nghề có giá trị kinh tế, góp phần nâng cao tiêu chí thu nhập cho người dân huyện Cần Giờ.
Theo Danviet
UBND TP.HCM: Lựa chọn đơn vị khai thác phà biển phải công khai
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, ông Võ Văn Hoan đã có văn bản gửi Sở GTVT TP.HCM và các đơn vị liên quan về việc lựa chọn doanh khiệp khai thác tuyến vận tải phà biển Cần Giờ - Vũng Tàu.
Cụ thể, trước đề nghị của Sở GTVT TP.HCM về việc thành lập tổ công tác lựa chọn doanh nghiệp khai thác tuyến vận tải hành khách - hàng hóa bằng phà biển Cần Giờ - Vũng Tàu; cùng với ý kiến của Sở Tài chính, UBND huyện Cần Giờ, UBND TP có ý kiến như sau:
Chấp thuận đề nghị của Sở GTVT và các sở, ngành liên quan về việc xây dựng tiêu chí, tổ chức lựa chọn đơn vị khai thác tuyến vận tải hành khách - hàng hóa bằng phà biển từ Cần Giờ - Vũng Tàu theo đúng quy định. Giao Sở GTVT thành lập tổ công tác, do Sở GTVT làm tổ trưởng, các thành viên gồm Sở KH&ĐT, Sở Tài chính, UBND huyện Cần Giờ. Tổ công tác này sẽ xây dựng tiêu chí, thẩm định, đánh giá hồ sơ và tổ chức lựa chọn đơn vị khai thác vận tải, bao gồm tính công khai, minh bạch, theo đúng quy định hiện hành.
Hiện Sở GTVT TP.HCM đang tiến hành lựa chọn đơn vị khai thác. Ảnh: ĐÀO TRANG
Trao đổi với PLO, đại diện Sở GTVT TP.HCM cho biết hiện nay tổ công tác đang lập kế hoạch thẩm định và lựa chọn đơn vị khai thác vận tải theo đúng quy định hiện nay. Sau khi lựa chọn được đơn vị khai thác, Sở GTVT TP.HCM sẽ đưa ra quy mô, lộ trình tuyến cho người dân nắm rõ.
Trước đó, PLO có đăng tải bài viết "TP.HCM sẽ phát triển phà biển để giảm kẹt xe đường bộ" về việc Sở GTVT TP.HCM đã tiến hành khảo sát tuyến vận tải hành khách, hàng hóa bằng phà biển tuyến Cần Giờ - Vũng Tàu. Bởi nhiều tuyến đường kết nối TP.HCM - Vũng Tàu thường xuyên rơi vào tình trạng kẹt xe, Sở GTVT TP.HCM đã tiến hành khảo sát tuyến vận tải hành khách, hàng hóa bằng phà biển từ Cần Giờ đi Vũng Tàu nhằm giảm áp lực giao thông đường bộ phát triển giao thông đường thủy.
Tuyến phà biển Cần Giờ - Vũng Tàu có cự ly vận chuyển khoảng 15 km, di chuyển khoảng 30 phút, có thể vận chuyển hành khách, xe máy, ô tô, xe tải và hàng hóa. Dự kiến phà biển sẽ có tải trọng hơn 103 tấn, chứa khoảng 350 hành khách, 150 xe máy, 20 xe bốn chỗ/bảy chỗ...
ĐÀO TRANG
Theo PLO
Nắng nóng, dân ở đây vô rừng ngập mặn bắt la liệt đặc sản biển ngon Sau những ngày mưa, thời tiết chuyển sang nắng nóng, nông dân ở vùng biển Quỳnh Lưu, thị xã Hoàng Mai (Nghệ An) tìm về những khu rừng ngập mặn để săn "đặc sản". Vào những ngày tháng đầu tháng 7, những cánh rừng ngập mặn giáp biển ở Quỳnh Lưu là điểm đến lý tưởng cho những người chuyên săn tìm con...