Đột nhập “công xưởng giặt tay lớn nhất thế giới”
Tất cả mọi thứ có thể may mặc, như quần, áo sơ mi, khăn, ga, vỏ gối, đồ lót và thậm chí là đồng phục được giặt tại đây, nhưng không phải bằng máy, mà bằng sức người.
Trong chiếc quần soóc và áo ba lỗ, Surajbali Kanaugia đứng trong bể giặt bê tông kích thước 2×2m với màu nước xám đục. Anh đập đi đập lại một miếng vải vào phiến đá cho đến khi khô sạch nước. “Vào ngày đẹp trời, tôi có thể giặt được 100 chiếc, nhưng vào những ngày kém may mắn hơn thì số lượng ít hơn”, anh cho biết. “Đầu tiên tôi làm mềm vải bằng xà bông và chà bằng bàn chải. Sau đó tôi đập vải lên phiến đá cho đến khi mọi vết bẩn đều được tẩy sạch, rồi mang vải đi phơi.”
Người đàn ông 36 tuổi đã làm ở cơ sở giặt ngoài trời tại Mumbai này từ năm 13 tuổi, tức đã được gần 1/4 thế kỷ. Hàng ngày anh dậy từ 4h30 sáng và làm việc đến 7h tối, tức 14 tiếng một ngày, và 7 ngày một tuần.
Giống như những người thợ giặt khác ở Dhobi Ghat (tiếng Hindu có nghĩa là nơi giặt), Kanaugia xuất thân từ bang Uttar Pradesh, miền bắc Ấn Độ. Hơn 5.000 người đàn ông làm việc ở đây bên 826 bồn giặt, để phục vụ cho các khách sạn, nhà hàng, bệnh viện và cả nhà dân. Khách hàng trả 4 xu cho một vật được giặt và 2 xu cho vỏ gối.
Mặc dù có điện ở Dhobi Ghat, nhưng phụ nữ ở đây vẫn là quần áo bằng bàn là than và chỉ có vài cái máy sấy điện. “Chúng tôi chủ yếu dùng chúng trong mùa mưa, giữa tháng 6 và 9″, Kanaugia cho hay.
Ở Mumbai có muôn vàn sự đối lập khiến người ta phải “thất kinh”. Một bên là một Ấn Độ hiện đại, giàu có, với một bên là nghèo đói đến thê thảm. Hàng triệu người tìm kiếm việc làm từ khắp nơi ở Ấn Độ đổ về thành phố Mumbai. Hầu hết họ là những người nghèo khổ. Trong khi ở Marine Drive gần đó, hàng chục tòa nhà chọc trời mọc lên lấp lánh như những chiếc gương dưới ánh sáng mặt trời. Xa hơn nữa vài km là Bandra và Bollywood rực rỡ.
Video đang HOT
Cách không xa đại công xưởng giặt tay Dhobi Ghat là Antilia, ngôi nhà lớn nhất và đắt nhất trên thế giới. Ngôi nhà là của ông trùm kinh doanh Ấn Độ Mukesh Ambani, chủ tịch Reliance Industries Limited. Ngôi nhà có giá ước tính 50-70 triệu USD.
Xã hội Ấn Độ đang thay đổi rất nhanh vì vậy mà sự phân tầng cũng trở nên ngày một lớn. Hệ thống giai tầng vẫn quyết định việc lựa chọn bạn đời và loại công việc của nhiều triệu người Ấn Độ, trong đó có Kanaugia. Anh thuộc về Dhobi, thợ giặt. Giống như hầu hết những người làm ở xưởng giặt tay này, anh sống ở một khu ổ chuột gần đó, chung tiền phòng với 15 người khác hoặc hơn.
Trong những giờ đầu buổi sáng, thợ giặt cầu nguyện ở ngôi đền được trang trí tềnh toàng gần xưởng giặt. Sau khi uống một chén trà và một ít cháo dal (gồm đậu và gạo), họ tới nơi làm việc.
Các bồn giặt họ làm việc thuộc về thành phố và phải thuê. “Giá thuê là 300 rupee/tháng”, Kanaugia cho biết, tương đương với 5,6USD. “Tôi kiếm được bao nhiêu phụ thuộc vào việc tôi giặt được bao nhiêu. Bình thường tôi kiếm được khoảng 10.00 rupee một tháng”. Khoản đó tương đương với 186 USD.
Ở đại thành phố Mumbai, nơi giá thuê thuộc vào hàng tăng nhanh nhất thế giới, nhưng thù lao lại rẻ mạt. Trong khi đó, điều kiện làm việc lại khắc nghiệt. Giống như hầu hết những đồng nghiệp khác, Kanaugia không có bảo hiểm xã hội hay bảo hiểm y tế, mặc dù anh cũng bị thương, bị bỏng axit ở tay và chân do dùng hóa chất để tẩy giặt quần áo.
Người ở xưởng giặt mù mịt về tương lai của họ. Nhiều người chấp nhận sự thật họ không có đường thoát nào khác. “Tôi không được học hành. Đó là lý do vì sao tôi sẽ làm thợ giặt suốt cả cuộc đời, giống như ông và cha tôi”, Kanaugia nói. Nhưng anh cảm thấy hài lòng vì những gì mình có vì cho rằng tình cảnh của anh còn có thể tồi tệ hơn thế này rất nhiều. “Tôi ít nhất cũng có một ít tiền mua thức ăn và có một mái nhà che trên đầu. Nhiều người khác trong thành phố không có.”
Theo Dantri
Ấn Độ làm phim về nạn hiếp dâm
Một tên "yêu râu xanh" rình rập một cô gái suốt nhiều ngày liền. Cuối cùng, khi phá cửa xông vào nhà của cô, y sập bẫy và bị cô khống chế. Tuy nhiên, lúc này, cô gái rơi vào tình trạng khó xử.
Một cảnh trong phim Kill the Rapist. Ảnh: Guardian
Cô băn khoăn không biết nên xử lý thế nào với kẻ định hiếp dâm mình, gọi cho cảnh sát - những người có thể sẽ tha bổng y; hay giết và chôn y trong vườn nhà.
Đó là nội dung một bộ phim kinh dị mang tên Kill the Rapist (Giết kẻ hiếp dâm), do một nhà làm phim Bollywood vừa sản xuất nhằm góp phần cảnh báo nạn tấn công tình dục phụ nữ ở Ấn Độ, với ý tưởng nảy sinh từ vụ nữ sinh bị hiếp dâm tập thể trên xe buýt hồi năm ngoái
Tuy gây tranh cãi bởi những hình ảnh có phần rùng rợn, nhóm sản xuất Kill the Rapist cho hay, họ hy vọng bộ phim sẽ khuyến khích phụ nữ Ấn Độ mạnh dạn hơn trong việc tố cáo những kẻ tấn công. Đồng thời, phim cũng sẽ là một lời cảnh báo khiến những tên "yêu râu xanh" phải sợ hãi khi nảy sinh ý định thực hiện hành vi đồi bại.
"Vụ việc hồi tháng 12 đã lay động tâm can tôi", nhà sản xuất của hãng phim Siddhartha Jain nói, với ý nhắc đến vụ một nữ sinh 23 tuổi bị 6 người cưỡng hiếp tập thể trên xe buýt ở New Delhi hồi tháng 12/2012 rồi qua đời sau đó. "Tôi không muốn vụ việc lại là một câu chuyện nữa bị lãng quên. Phim của tôi là một cái cớ để khuyến khích việc thảo luận về an toàn của phụ nữ và hy vọng nó sẽ mang lại những thay đổi tích cực".
Poster phim "Kill the rapist". Ảnh: Telegraph
Tuy nhiên, nhiều nhà hoạt động cho rằng, có rất ít chuyển biến tích cực trong cách đối xử với phụ nữ ở Ấn Độ. Tháng trước, một nữ phóng viên ảnh ở Mumbai trở thành nạn nhân của một vụ cưỡng hiếp tập thể gây chấn động thành phố được xem là an toàn này. 5 kẻ tấn công sau đó đã bị bắt giữ và xét xử.
Ấn Độ cũng chứng kiến nhiều vụ cưỡng hiếp khác trong suốt 9 tháng qua, dù các nhà chính trị và cảnh sát tuyên bố rằng những vụ việc tương tự không được phép lặp lại. Một làn sóng biểu tình mạnh mẽ đã dấy lên khắp Ấn Độ đòi thắt chặt pháp luật với những kẻ hiếp dâm và thay đổi cách đối xử với phụ nữ.
Hôm nay, một thẩm phán dự kiến sẽ công bố bản án dành cho 4 nghi phạm trong vụ cưỡng hiếp tập thể trên xe buýt. Một nghi phạm vị thành niên đã được xét xử riêng và lĩnh án 3 năm tù vào tháng trước. Kẻ còn lại được tìm thấy đã chết trong nhà giam.
Bollywood là tên gọi không chính thức của ngành công nghiệp điện ảnh Ấn Độ, vốn gắn liền với thành phố Mumbai. Bollywood là tên ghép giữa Bombay (tên cũ của Mumbai) và Hollywood (kinh đô điện ảnh Mỹ).
Nhân Mã
Theo VNE
"Mụ người" vì vàng "Nếu Ấn Độ hắt hơi, ngành công nghiệp vàng cả thế giới sẽ bị cảm lạnh", một thành viên của Hội đồng vàng thế giới khẳng định. Ngoài việc là một biểu tượng cho sự giàu có và địa vị xã hội, vàng còn là tín ngưỡng, văn hóa của người dân Ấn Độ. Tất cả điều đó đã làm cho Ấn Độ...