Đột nhập công trường tận thu sa khoáng cày nát dòng sông
Một dòng sông vốn trong vắt, hiền hòa, bỗng cả tháng nay đục ngầu như lũ bùn từ đỉnh Trường Sơn trút về dữ dội. Tình trạng này bắt nguồn từ đại công trường khai thác, tận thu cát, sa khoáng lớn nhất miền thượng Kỳ Anh, Hà Tĩnh.
Tan nát dòng sông
Lời kêu cứu của người dân Kỳ Thượng, huyện Kỳ Anh gửi tới cơ quan chức năng mong vào cuộc ngăn chặn đại công trường khai thác cát, sa khoáng trên thượng nguồn con sông Rào Trổ, để cứu lấy môi trường tự nhiên, đã thúc giục chúng tôi nhập cuộc.
11h trưa, sau khi vượt hơn 100km từ TP Hà Tĩnh, nhóm PV Dân trí đã có mặt tại Kỳ Thượng, xã vùng cao thuộc loại khó khăn nhất huyện Kỳ Anh. Người dân đã chuẩn bị sẵn trang phục giúp chúng tôi cải trang đê đột nhập đại công trường đang cày nát con sông Rào Trổ.
Hai người dân dùng xe máy chở chúng tôi băng qua con đường đất lô nhô đá, băng qua những đồi cao su tới tận khúc sông đang bị “hành quyết”. Cách khu vực vàng tặc khai thác sa khoáng chừng 1km, chúng tôi đã giật mình bởi tiếng mày đào, máy xúc gầm rú, xé tan sự tĩnh mịch vôn có của môt cùng núi cao.
Sông Rào Trổ bị cày xới
Chúng tôi giâu xe máy, bí mât lân tới bưởng vàng. Càng tiến gần công trường khai thác cát, sa khoáng, tiếng máy đào bới dưới dòng sông càng chát chúa. Dòng sông Rào Trổ đục ngầu, đặc quánh, tanh đặc mùi bùn đất. Có chô lòng sông đã bị đá, cát lấp hẳn.
Máy xúc múc cát, đá giữa lòng sông Rào Trổ phục vụ tuyển sa khoáng
Nhóm phóng viên chúng tôi bò sát bụi rậm, tiến lên trên một ngọn đồi để quan sát. Thấp thoáng trước những tán cây là hai người đàn ông đang đứng chỉ đạo tại công trường. Người dân đi cùng cho biết, hai người này được chủ bưởng vàng thuê bảo vệ, giám sát công trường khai thác. Ngoài ra còn có một số người mặt mũi bặm trợn thường đi lại bằng ô tô.
Video đang HOT
Quan sát công trường khai thác, rất dễ nhận ra giàn tuyển sa khoáng này hoạt động rất quy mô. Ngoài hai máy đào cỡ lớn phục vụ xúc cát đá, chủ bưởng vàng còn kéo vào đây cả giàn tuyển sa khoáng ( vàng cám) hiện đại. Hỗ trợ cho giàn tuyển là một chiếc máy phát điện cỡ lớn đặt ngay mép nước, cạnh đó là những chiếc ống hút, xả nước dài loằng ngoằng.
Một giàn tuyển vàng cám ngay giữa dòng sông
Lòng sông Rào Trổ bị lật xới để đầu nậu tận thu cát, sỏi và sa khoáng
Hoạt động hết công suất nên dù cách khoảng hơn 300m chúng tôi vẫn liên tục bị tra tấn bởi tiếng gàu xúc va đập với đá cát dưới lòng sông, tiếng sàng giật tuyển. Cũng vì sự quy mô bằng máy móc, mà chỉ trong tích tắc cả một khúc sông lởm chởm đá, cát đã bị nuốt gọn. Không biết lượng vàng cám ở lại với giàn tuyển được bao nhiêu, chỉ biết khúc sông nơi chúng tôi đứng ghi hình đục ngầu, đặc quánh bùn đất. Không xa phía dưới công trường khai thác sa khoáng này, người dân Kỳ Thượng đang kêu cứu.
Giáp mặt bưởng vàng
Sau khi bí mật ghi lại hình ảnh công trường khai thác sa khoáng tận diện con sông Rào Trổ và tàn phá môi trường nghiêm trọng, chúng tôi liên hệ với Chủ tịch UBND xã Kỳ Thượng – ông Nguyễn Văn Tiến – đê nghị được hỗ trợ lực lượng đê tiếp cận bưởng vàng. Bên kia đâu dây, ông Tiến cho biết đang bận đi họp ở huyện nên không thể hỗ trợ. Phóng viên đê xuât cử cán bộ hoặc lực lượng an ninh xã giúp đỡ, ông Tiến cho biết, chủ nhật là ngày nghỉ nên xã không thể huy động anh em.
Nhờ sự hỗ trợ của lực lượng liểm lâm, nhóm PV có cơ hội tiếp cận “bưởng” vàng và tận mục sở thị công trường tận thu sa khoáng
Nhóm PV liên hệ với một trạm kiểm lâm của Hạt kiểm lâm Kỳ Anh đóng trên địa bàn mong được hỗ trợ. Chỉ ít phút sau, trong vai cán bộ kiểm lâm đi tuần tra rừng tại xã Kỳ Thượng, chúng tôi đã có cơ hội tiếp cận công trường khai thác vàng.
Chiếc xe đưa chúng tôi vào thẳng một lán nhỏ, nơi gần chục con người đủ độ tuổi đang ăn cơm trưa. Giọng nói và chiếc xe ô tô mang biển 30K đậu sát lều cho thấy hầu hết những người đang có mặt tại công trường khai thác này là người Bắc. Một cán bộ kiểm lâm vừa cất lời, đồng loạt những người này dừng bữa cơm, cho biết họ chỉ là người làm thuê, không biết bất cứ chuyện gì liên quan đến công trường khai thác này.
Phát hiện máy quay của phóng viên, một người đàn ông trạc ngoài 40 tuôi tự giới thiệu là người cho chủ bưởng vàng thuê máy đào, tỏ ra khó chịu, lớn tiếng: “Tôi yêu cầu các anh tắt máy, đang là giờ nghỉ trưa của chúng tôi, các anh không được ghi hình. Chúng tôi chỉ là người làm thuê, nếu các anh muốn các anh có thể liên hệ với ông chủ”.
Theo người đàn ông trên, danh tính ông chủ bưởng khai thác sa khoáng, cát sỏi ở đây là ông Dễ, Giám đốc Công ty CPXD Mi Vy, có trụ sở ở tận TP Vũng Tàu. Ông Dễ hiện không có mặt tại công trường.
(Còn tiếp)
Theo Dantri
Cả xã chen nhau ngâm mình dưới lòng sông
Bất chấp mối nguy có thể bị nước cuốn, bệnh tật đeo bám, hàng trăm con người ở xã Kroong, TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum vẫn ngày ngày dầm mình dưới chân cầu Kroong, đãi vàng sa khoáng.
Những ngày này, ngược tỉnh lộ 675 nối liền từ Kon Tum - Sa Thầy, đoạn qua cầu Kroong dễ dàng bắt gặp cảnh hàng trăm người trầm mình dưới dòng nước đục ngầu để đãi vàng sa khoáng dưới lòng sông Pô Kô
Những đứa trẻ cũng theo đi đãi vàng
Đứng trên cầu nhìn xuống, đoạn sông nước cạn để lộ ra những ụ đá lởm chởm, dưới lòng sông, hàng trăm con người đủ mọi lứa tuổi, từ những cụ già tóc bạc đến những em nhỏ mới chỉ đứng đến hông người lớn, đều đang hì hục lặn ngụp, đào cát, đãi vàng dưới dòng nước đục ngầu.
Tất cả đều làm theo phương pháp thủ công, dụng cụ đãi vàng rất thô sơ, chỉ là một cái xẻng và một chiếc nón sắt. Họ phải lặn xuống dưới lòng sông, xúc lên từng xẻng cát rồi đưa vào nón đãi tới khi chỉ còn lại một lớp cát đen, làm sạch lớp cát đen đó với hy vọng gạn được những vảy vàng.
Ông A Nun (64 tuổi, thôn 4 xã Kroong) vừa ngoi từ dưới nước lên, run cầm cập vì lạnh, lau tay châm vội điếu thuốc, vừa hút thuốc vừa cầm chai rượu mang theo uống một ngụm lớn, cho biết: "Phải mang theo rượu uống cho ấm người không chết lạnh mất. Một ngày cũng chỉ được 50-70 nghìn đồng, đủ tiền uống rượu thôi. Thanh niên khỏe lặn được sâu thì kiếm được tiền hơn".
Cũng theo ông A Nun, toàn bộ những người đãi vàng ở đây đều là người đồng bào dân tộc Rơ Ngao ở xã Kroong, họ đã đãi vàng ở đây được hơn một tuần nay.
Vợ chồng anh H'Rin (40 tuổi) và chị Y Chinh (36 tuổi) miệt mài đãi vàng từ sáng tới chiều cũng được 500-700 ngàn đồng. Anh H'Rin cho biết: "Nhà mình có rẫy nhưng đã bị ngập nước do thủy điện Pleikrong rồi, thấy mọi người trong làng đãi vàng nhiều mình cũng theo ra, buổi trưa mang cơm đi ở lại đây ăn rồi tranh thủ làm luôn, có người còn làm cả buổi tối nữa, nhưng mình phải về nhà chăm cho 4 đứa con".
Một đôi chân ngâm cả ngày dưới nước
Một người đàn ông cho biết thêm, chính quyền địa phương đã ngăn cấm nhưng không làm gắt, chỉ cảnh báo khi thủy điện xả nước khỏi bị cuốn trôi.
Trong ba ngày 7, 8, 9/5, PV đã nhiều lần tìm gặp lãnh đạo Phòng Tài nguyên - Môi trường TP Kon Tum để làm việc về vấn đề trên nhưng đều không gặp được. Riêng ngày 9/5, PV đã đặt lịch làm việc với ông Đào Duy Hà - trưởng phòng, nhưng khi tới nơi thấy phòng ông này đóng cửa, gọi điện thoại ông không bắt máy.
Theo Dantri
Cho nổ bom lấp hang ngăn chặn "vàng tặc" Nạn khai thác vàng sa khoáng đã nhiều lần tái diễn tại địa bàn xã Xuân Chinh, huyện Thường Xuân, dù cơ quan chức năng đã nhiều lần vào cuộc giải quyết và dùng những biện pháp mạnh. Những ngày đầu tháng 5 vừa qua, bất chấp những quy định của pháp luật, hàng chục đối tượng ngang nhiên vào rừng đầu nguồn...