Đột nhập cơ sở vũ khí hạt nhân bí mật của Mỹ
Các cơ sở bí mật dưới đây từng là nơi chế tạo loạt vũ khí hạt nhân đầu tiên của Mỹ trong thời kỳ Chiến tranh lạnh với Liên Xô.
Những cơ sở chế tạo vũ khí hạt nhân đầu tiên của Mỹ nằm ở các khu vực bí mật tại Los Alomos thuộc bang New Mexico và Oak Ridge thuộc bang Tennessee và Hanford của bang Washington. Ảnh: hầm Mosler được xây dựng để đánh giá khả năng tàn phá của vũ khí hạt nhân. Nó đã được thử nghiệm chịu được sức công phá của quả bom nguyên tử công suất 37 kiloton vào năm 1957. Hiện hầm này đang nằm tại khu An ninh quốc gia Nevada Mỹ.
Các khu vực trên đều được Mỹ thiết lập vào thời kỳ Chiến tranh lạnh. Lúc đó Mỹ và Liên Xô đang có cuộc chạy đua khốc liệt về vũ khí, đặc biệt là vũ khí hạt nhân. Ảnh: dấu tích trường cấp 2 Hanford từng là nơi được sử dụng để làm chất plutonium cho vũ khí hạt nhân. Hiện đây là nơi có độ nhiễm xạ hạt nhân nhiều nhất tại khu vực này.
Trong đó khu vực Los Alomos là nơi chế tạo và thử nghiệm bom hạt nhân, Oak Ride là nơi sản xuất và làm giàu uranium, còn Hanford là nơi sản xuất chất plutonium. Ảnh: trang phục dùng để xử lý nhiên liệu hạt nhân cho tên lửa tại khu chế tạo vũ khí hạt nhân bí mật của Mỹ.
Hình ảnh Phòng điều khiển lò phản ứng chì X-10 tại Phòng thí nghiệm quốc gia Oak Ridge. Đây từng là nơi cung cấp nguyên liệu cho các nhà khoa học chế tạo vũ khí tại Los Alomos.
Phòng điều khiển X-10 được nhìn từ bên ngoài cửa sổ.
Video đang HOT
Khu thử nghiệm vũ khí hạt nhân Trinity Mỹ thu hút rất nhiều khách du lịch sau khi Bộ Quốc phòng Mỹ cho phép công chúng tới đây 2 ngày trong một năm. Nơi đây từng được các nhà khoa học thử nghiệm quả bom nguyên tử đầu tiên vào ngày 16/7/1945.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa đã nghỉ hưu Titan II tại Bảo tàng tên lửa Titan.
Ngoài các cơ sở nghiên cứu và sản xuất vũ khí hạt nhân, các khu trên còn bao gồm cả các cơ sở để cho các sĩ quan, quan chức cao cấp Mỹ sinh sống và trú ẩn. Ảnh: Căn phòng từng là nơi hội họp của Hạ viện Mỹ trong trường hợp có chiến tranh hạt nhân. Nơi này có đủ giường ngủ, vật tư phục vụ đủ các quan chức hạ viện Mỹ.
Còn đây là hầm trú ẩn hạt nhân bí mật với các cánh cửa và tường miễn nhiễm hạt nhân dành cho các nghị sĩ Quốc hội Mỹ.
Đây là nơi từng đảm nhiệm vai trò là Phòng hỗ trợ điều khiển phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa Minuteman của Mỹ.
Một loạt nút điều khiển trong lò phản ứng hạt nhân B ở Hanford. Đây là một trong những lò phản ứng hạt nhân trang bị đầy đủ đầu tiên trên thế giới.
Hình ảnh logo vụ nổ bom hạt nhân được gắn trên Trường Richaland nhằm tôn vinh vai trò của những người ở Richaland trong việc phát triển loại vũ khí này.
Du khách thăm quan căn cứ Delta 01, từng là nơi điều khiển phóng tên lửa Minuteman.
Radar hình kim tự tháp được thiết lập vào năm 1975 để theo dõi và phát hiện các cuộc phóng tên lửa hạt nhân của Liên Xô.
Du khách ngắm lò phản ứng hạt nhân B qua khung cửa kính.
Hàng rào sắt bao quanh khu phế tích của cơ sở phóng tên lửa hạt nhân Minuteman. Hiện chính phủ Mỹ đã phê duyệt kế hoạch xây dựng một công viên lịch sử quốc gia theo dự án Manhattan để bảo tồn ba khu phức hợp hạt nhân trên.
Theo_Kiến Thức
Mỹ cảnh báo hậu quả nghiêm trọng với Triều Tiên
Mỹ hôm qua cảnh báo Triều Tiên sẽ phải đối mặt với hậu quả nghiêm trọng nếu nước này thực hiện quyết định tái khởi động một lò phản ứng hạt nhân.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry. Ảnh: Reuters.
Triều Tiên ngày 15/9 thông báo tái khởi động lò phản ứng hạt nhân Yongbyon sau nhiều tháng tạm ngừng. Lò phản ứng này có thể tạo ra plutonium cấp độ chế tạo vũ khí. Bình Nhưỡng còn dọa phóng tên lửa, động thái giới chức Mỹ coi là thử công nghệ tên lửa đạn đạo.
"Sẽ có hậu quả nghiêm trọng nếu Triều Tiên không kiềm chế những hành động khiêu khích vô trách nhiệm khiến khu vực thêm quan ngại, kém an toàn và từ chối thực hiện nghĩa vụ quốc tế", AFP dãn lời Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nói. "Quan điểm của chúng tôi rất rõ ràng. Chúng tôi sẽ không chấp nhận DPRK, tức Triều Tiên, là một quốc gia hạt nhân".
Khi được hỏi Mỹ sẽ làm gì nếu Triều Tiên vẫn phát triển chương trình hạt nhân và tên lửa, Ngoại trưởng Kerry cho biết chính quyền Kim Jong-un đã phải nếm trải sự cô lập ngoại giao ngày càng tăng.
"Trung Quốc đã có những bước đi nghiêm túc trong năm ngoái, một năm rưỡi sau khi chúng tôi trao đổi với Trung Quốc về vấn đề này và khuyến khích họ hành động nhiều hơn", ông Kerry nói. Ông cũng bàn với người đồng cấp Nga Sergei Lavrov về sự thách thức của Triều Tiên.
Triều Tiên đóng cửa lò phản ứng Yongbyon năm 2007 theo hiệp ước 6 nước giải trừ vũ khí để nhận viện trợ và cho cải tạo nơi này sau khi Bình Nhưỡng thử hạt nhân năm 2013. Khi hoạt động hết công suất, lò phản ứng Yongbyon có thể sản xuất khoảng 6 kg plutonium mỗi năm, đủ chế tạo một quả bom hạt nhân, theo giới chuyên gia.
Như Tâm
Theo VNE
Công nghệ hạt nhân Triều Tiên mạnh đến đâu Triều Tiên sở hữu bom nguyên tử nhưng không nắm trong tay các điều kiện cần thiết để khai hỏa chúng bằng tên lửa, theo các chuyên gia. Lò phản ứng cung cấp plutonium cho chương trình vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng. Ảnh: Science Photo Library Vào các năm 2006, 2009 và 2013, Bình Nhưỡng tuyên bố thực hiện thành công...