“Đột nhập” căn nhà sắp bị thu hồi của ông Trần Văn Truyền
Sau khi Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng có kết luận dấu hiệu vi phạm về thực hiện chính sách nhà, đất đối với ông Trần Văn Truyền. Nhóm phóng viên đã tìm đến địa chỉ căn nhà của ông Truyền sắp bị thu hồi để tìm hiểu nguồn gốc của những căn nhà đó và ghi nhận thông tin.
Xin mua nhà công để…cho mướn!
Một trong những ngôi nhà của ông Truyền ở Bến Tre.
Kết luận nêu, năm 2003, khi đã chuyển ra Hà Nội công tác, ông Trần Văn Truyền gửi đơn lên UBND TP.HCM trình bày hoàn cảnh khó khăn do công tác xa và có nhu cầu nhà ở tại TP.HCM. Ông Truyền xin thuê nhà và đã được UBND TP.HCM giải quyết cho thuê căn nhà số 105 Nguyễn Trọng Tuyển (Phường 15, quận Phú Nhuận).
Năm 2008, do thời hạn hợp đồng gần hết, ông Truyền làm đơn và được Công ty Quản lý – Kinh doanh nhà TP đồng ý chuyển tê trong hợp đồng sang tên con gái Trần Thị Ngọc Huệ tiếp tục thuê căn nhà trên. Đến tháng 3/2011, ông Truyền làm đơn trình bày hoàn cảnh khó khăn, bức xúc về nhà ở và đề nghị TP bán căn nhà này cho ông và để con gái đứng tên.
Sự thật thì ông Truyền có “bức xúc” về nhà ở hay không, hay lại sở hữu căn nhà trên để cho thuê lại?
Căn nhà số105 đường Nguyễn Trọng Tuyển rộng khoảng 60m2 1 lầu, 1 trệt, phía trên có sân thượng. Căn nhà vốn chung thửa với nhà liền kề số 107. Trước đây hai căn nhà thuộc sở hữu của gia đình người Hoa chuyên bán hàng hủ tiếu. Sau năm 1975, chủ nhà tách làm hai như hiện nay. Chủ cũ ra nước ngoài định cư, hiến căn nhà cho nhà nước, còn nhà số 107 bán lại cho một người họ hàng. Khoảng năm 1982, chủ nhà 107 cũng hiến luôn căn nhà này.
Căn nhà số 105 Nguyễn Trọng Tuyển của ông Trần Văn Truyền, hiện đang là cửa hàng chuyên kinh doanh trái cây.
Bà Huỳnh Thị Dư (65 tuổi, tổ trưởng tổ 17, phường 15, đã sống ở địa phương 55 năm nay), cho biết: Sau những năm 1980, nhà 107 được bán qua nhiều chủ. Riêng căn nhà số 105 đóng cửa nhiều năm liền. Bà tổ trưởng xác nhận thường xuyên có người lui tới, trông nom nhà số 105 nhưng không rõ ai là chủ nhân. Những người lui tới ngôi nhà này không vào gặp quản lý khu phố đăng ký như những hộ khác. Bà Dư có hỏi công an khu vực, hỏi chủ nhà kế bên cũng không ai biết, chỉ nghe là “nhà của nhà nước”.
Gần 2 năm lại đây, bà Dư thấy nhiều người dọn đến ở tại căn nhà 105, mở quán cà phê, sau đó chuyển sang buôn bán trái cây, sinh tố. Hiện ngôi nhà trên vẫn đang kinh doanh trái cây. “Mấy ngày vừa qua, khi thông tin căn nhà này bị đề nghị thu hồi xuất hiện trên các phương tiện đại chúng, chúng tôi quan sát thấy hoạt động kinh doanh tại đây vẫn diễn ra bình thường. Tôi cũng không rõ những người ở trong nhà đó nữa, họ thay đổi liên tục. Những người đến ở trong nhà đó đều không đến đăng ký tạm trú rõ ràng, hoặc đăng ký tại tổ trưởng như các hộ khác”, bà Dư nói.
Video đang HOT
Cách đây hơn tháng, công an phường 15 cùng bà Dư đến kiểm tra hành chính căn nhà số 105. Qua kiểm tra, xác định tại đây có 8 người đang tá túc nhưng chưa đăng ký tạm trú đầy đủ, chủ nhà tên Huệ (tức Trần Thị Ngọc Huệ, con gái nguyên Tổng thanh tra Chính Phủ, Trần Văn Truyền).
Sau khi bị nhắc nhở, hai phụ nữ nhận thuê nhà đã lên chính quyền đăng ký tạm trú. Hai người này cho biết thuê căn nhà số 105 giá 17 triệu/tháng. Để tiết kiệm chi phí, họ cho một số người khác thuê lại một phần diện tích nhà. Bà Dư cho biết ngôi nhà số 105 cơ bản giữ nguyên bản từ lúc được xây dựng. Còn giá thành, người dân ước tính “xêm xêm” ngôi nhà liền kề: “Căn kế bên có diện tích nhỏ hơn khoảng 4m2, lần gần nhất được bán với giá 6 tỷ”, một hàng xóm nói.
Biệt thự bỏ hoang
Cũng theo kết luận thanh tra, ông Truyền còn có căn nhà số 465/48C, khu phố Phước Hậu, phường Long Phước, Quận 9, TP.HCM.
Ông Truyền quen biết gia đình bà lão (SN 1930), ngụ Quận 9 và được nhận làm con nuôi. Tháng 7.2000, bà lão lập di chúc để lại tài sản cho con gái Phạm Thị Kim Anh (SN1967). Trong di chúc có nội dung chia tài sản cho các con nuôi và các cháu.
Căn nhà 3 tầng số 465/48C ở khu phố Phước Hậu, phường Long Phước, quận 9 do bà Phạm Thị Thủy, vợ ông Trần Văn Truyền đang đứng tên sở hữu.
Sau khi mẹ mất, bà Kim Anh mở di chúc chia số tài sản thừa kế cho một số người, trong đó có ông Truyền. Năm 2008, bà Kim Anh tặng cho vợ ông Truyền căn nhà 3 tầng, diện tích xây dựng 211,8 m2 , tổng diện tích sàn 505,1 m2 tại số 465/48C khu phố Phước Hậu. Từ khi được tặng căn nhà, ông Truyền chưa sử dụng. Theo kết luận, hiện căn biệt thự đã giao lại cho bà Kim Anh quản lý, đổi lại ông Truyền lấy 4 tỉ đồng để làm nhà biệt thự ở Bến Tre.
Căn nhà có diện tích hơn 500 m2 này được xác định là tài sản thừa kế ông Truyền nhận được từ người mẹ nuôi là bà Trần Thị Lý. (Bà Lý mất để lại di chúc và năm 2008 con ruột bà Lý là Phạm Thị Kim Anh đã thực hiện di chúc và tặng căn nhà này cho vợ ông Truyền).
Ngày 23.11, phóng viên tìm đến địa chỉ căn biệt thự trên tìm hiểu thông tin. Đa số người dân ở đây không hề biết ông Truyền là chủ căn nhà. Căn nhà nằm trong khu biệt thự gồm 6 căn. Người đàn ông tên Thành, giới thiệu là bảo vệ dãy biệt thự cho rằng: “Không có nhà nào của ông Truyền cả. Tôi làm công ở đây mấy năm rồi có biết ông Truyền là ông nào đâu. Toàn bộ khu nhà này là của bà Kim Anh”.
Căn nhà bề thế được đánh số bằng bút xóa nhỏ xíu, tạm bợ trên chiếc cổng, phải để ý kỹ mới nhận ra. Hiện căn biệt thự ông Truyền từng sở hữu không có người ở. Theo tìm hiểu tại địa phương, căn biệt thự được xây dựng vào năm 2008. Lúc đó các vật liệu từ đá hoa cương đến gạch ngói, gỗ chuyển về đều được đóng gói, bên ngoài ghi “gửi ông Truyền”.
Liên quan đến các tài sản của ông Truyền. Ngày 24/11, ông Võ Thành Hạo, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre cho biết đã ký quyết định về việc thu hồi “quyết định công nhận quyền sử dụng đất cho hộ ông Trần Văn Truyền” (nguyên tổng thanh tra chính phủ) để làm nhà ở tại thử đất số 43, diện tích hơn 350m2 ở phường Phú Khương TP.Bến Tre (hiện là số 598B5, đường Nguyễn Thị Định).
Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Truyền dược xác định là không đúng quy định của pháp luật. Đây là thửa đất được Ủy ban Kiểm tra Trung ương vừa yêu cầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bến Tre chỉ đạo các cơ quan chức năng thu hồi dứt điểm.
Tại Bến Tre, ngoài thửa đất trên ông Truyền cũng bị điều tra 2 khu bất động sản khác là căn biệt thự ở xã Sơn Đông, TP. Bến Tre có diện tích hơn 16.500m2 và tại số 6, Lê Quý Đôn, phường 1, TP.Bến Tre với tổng diện tích hơn 260m2.
Theo kết luận thanh tra, căn biệt thự là của con trai ông Truyền. Căn nhà tại số 6 Lê Quý Đôn nhiều năm nay được sử dụng làm trụ sở cho một doanh nghiệp làm đại lý phân phối, bia rượu, nước giải khát đã bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu thu hồi vì đã được cấp sai quy định.
Về căn nhà số 105 Nguyễn Trọng Tuyển, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Hữu Tín cho biết: UBND TP.HCM đã ban hành quyết định thu hồi. Sở xây dựng đang tiến hành các thủ tục để thực hiện quyết định.
Ngày 21.11, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã công bố kết luận xác minh 6 căn nhà do ông Truyền và gia đình đứng tên, đồng thời yêu cầu tỉnh Bến Tre và TP.HCM thu hồi thử đất tại số 598B5 Nguyễn Thị Định, phường Phú Khương (thị xã Bến Tre, Bến Tre), căn nhà số 6, Lê Quí Đôn, phường 1, TP.Bến Tre với tổng diện tích hơn 260m2 và căn nhà 105 Nguyễn Trọng Tuyển, phường 15, quận Phú Nhuận, TP.HCM
Ủy ban đánh giá ông Truyền đã thiếu trung thực, vi phạm những điều đảng viên không được làm, gây phản cảm, tạo dư luận xấu. Đồng thời yêu cầu Ban thường vụ Tỉnh ủy Bến Tre và Thành ủy TP.HCM chỉ đạo kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm các tổ chức, cá nhân có liên quan trong vụ việc trên.
Theo Xa Lộ Pháp Luật
Con ông Truyền lấy tiền đâu xây dinh thự?
Theo ông Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp của Quốc hội, phải làm rõ nguồn tiền ở đâu mà con trai ông Trần Văn Truyền dùng để xây dựng dinh thự trị giá nhiều chục tỉ đồng.
Ông Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp của Quốc hội.
* Phóng viên: Ông đánh giá thế nào về việc Ủy ban Kiểm tra trung ương công bố kết luận kiểm tra đối với một cán bộ cấp cao như ông Trần Văn Truyền, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ?
- Ông Đinh Xuân Thảo: Tôi cho đó là việc làm tốt, đặc biệt sau khi Quốc hội chất vấn tại nghị trường thì Tổng Thanh tra Chính phủ nói rằng việc này thuộc thẩm quyền của Ban Bí thư. Ủy ban Kiểm tra trung ương đã làm việc rất kịp thời và đưa ra kết luận rõ ràng. Việc này phần nào đã đáp ứng niềm tin của nhân dân. Còn việc xử lý tiếp theo có thể cần cơ quan pháp luật của Chính phủ làm. Tôi cho rằng cần phải xác định rõ tiền mua, xây dựng những ngôi nhà đó lấy ở đâu ra.
Ông Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp của Quốc hội.* Trong khối tài sản của gia đình ông Truyền, dư luận đặc biệt chú ý tới khu dinh thự trị giá nhiều chục tỉ đồng đứng tên con trai ông - một đại úy CSGT công tác ở Công an tỉnh Bến Tre. Theo ông, Tỉnh ủy Bến Tre có nên làm rõ con trai ông Truyền lấy tiền đâu ra để xây dinh cơ hoành tráng này?
- Việc đó là cần thiết. Bất cứ tài sản nào trong diện nghi vấn thì phải điều tra cho rõ để chứng minh cho được nguồn gốc tài sản đó là chính đáng, tiền phải là tiền sạch. Về việc kê khai tài sản, con ông Truyền là một cán bộ, đảng viên thì cũng phải xem có kê khai không và nếu thuộc thẩm quyền phải khai mà không thực hiện là sai. Nếu có khai thì phải làm rõ nguồn tiền xây dựng ở đâu ra.
* Trường hợp ông Truyền với nhiều nhà đất được cấp rất dễ dàng khiến dư luận băn khoăn liệu có "vấn đề gì" không và có phải điều tra, xử nghiêm trách nhiệm của những cán bộ liên quan?
- Khi xử lý một vụ việc thì phải xem xét mọi khía cạnh. Cũng có thể ông Truyền chứng minh nhà đất đó quá rẻ thì ông mua bằng lương nên có thể ông nói điều đó là đúng. Nhưng trách nhiệm ở đây thuộc về cơ quan quản lý, cơ quan cấp nhà cho ông Truyền. Rõ ràng, phải quy trách nhiệm của đơn vị cấp nhà, chí ít cũng là cố ý làm trái gây thiệt hại tài sản của nhà nước, phải xử lý.
Nếu anh cấp đúng thì bây giờ làm gì có chuyện đi thu hồi tài sản? Còn nếu đã thu hồi thì rõ ràng là làm sai, mà đã làm sai thì phải truy trách nhiệm.
* Việc ông Trần Văn Truyền ký quyết định bổ nhiệm hơn 60 trường hợp trước lúc về hưu, dù không được nhắc tới trong kết luận của Ủy ban Kiểm tra trung ương nhưng theo ông, có cần làm rõ trách nhiệm?
- Cái đó cũng nên làm vì nó thuộc quy định của nhà nước rồi - những người giữ chức vụ thì trong vòng 6 tháng cuối cùng trước lúc nghỉ hưu không đưa ra quyết định về công tác tổ chức nhân sự. Quy định đã có mà anh vẫn làm là sai. Dù anh là cán bộ, đảng viên đã nghỉ hưu rồi cũng phải kiểm điểm, cũng có thể có hình thức kỷ luật.
Đối với những người được bổ nhiệm vào thời điểm đó cũng cần phải rà soát lại. Nếu trường hợp nào không đúng với điều kiện, tiêu chuẩn - như không có trong quy hoạch hoặc không đủ trình độ năng lực - thì phải xem xét lại.
Đại úy Trần Hoàng Anh chỉ kê khai tài sản năm 2014
Ngày 24/11, nguồn tin của phóng viên Báo Người Lao Động cho biết đại úy Trần Hoàng Anh (SN 1981, con trai ông Trần Văn Truyền, hiện công tác tại Phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt Công an tỉnh Bến Tre) chỉ kê khai tài sản năm 2014 vào ngày 6-3 khi báo chí đã đăng tải thông tin về khối tài sản của ông Truyền. Những năm trước đó, đại úy Trần Hoàng Anh không kê khai tài sản.
Theo nguồn tin này, đại úy Trần Hoàng Anh khai mình là chủ sở hữu biệt thự ở xã Sơn Đông, TP Bến Tre. Thửa đất số 598B5 Nguyễn Thị Định mà Ủy ban Kiểm tra trung ương chỉ đạo thu hồi cũng do đại úy này đứng tên. Ngoài ra, ông Trần Hoàng Anh còn khai mình góp vốn để Kinh doanh đại lý bia Trần Hoàng Dũng với số tiền 3 tỉ đồng. Hằng ngày, người dân còn thấy đại úy Trần Hoàng Anh đi làm bằng một ô tô hạng sang nhưng không thấy kê khai tài sản.
Một lãnh đạo Công an tỉnh Bến Tre xác nhận trong năm 2014, đại úy Trần Hoàng Anh có kê khai tài sản nhưng không tiết lộ tài sản gồm những gì vì cho rằng đó là thông tin bí mật cá nhân.
Theo Đời Sống Pháp Luật
Hàng xóm khu nhà công vụ tiết lộ 'sốc' về ông Truyền Tổ trưởng khu nhà công vụ Hoàng Cầu ngạc nhiên khi biết người hàng xóm Trần Văn Truyền vốn chặt chẽ khi làm từ thiện lại sở hữu khối tài sản "khủng" đến thế. Theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra T.Ư, năm 2004, ông Trần Văn Truyền được Cục Quản trị A, Ban Tài chính quản trị T.Ư hợp đồng với...