Đột nhập căn cứ quân sự Mỹ lớn nhất ở Afghanistan (1)
Hóa ra căn cứ quân sự Mỹ lớn nhất nằm tại Afghanistan từng được Liên Xô đầu tư xây dựng trong giai đoạn 1979-1989.
Bagram là căn cứ quân sự lớn nhất của Quân đội Mỹ tại Afghanistan kể từ năm 2001 cho tới nay. Đây cũng có thể được xem là đại bản doanh của liên quân do Mỹ đứng đầu tại quốc gia Trung Á này. Theo thiết kế, Bagram có sức chứa từ 3.000-13.000 binh sĩ cùng một lúc.
Bagram có vị trí khá thuận lợi khi nằm tại tỉnh Parwan, miền đông Afghanistan, nằm ở phía bắc thủ đô Kabul 47km.
Tuy nhiên Mỹ không phải quốc gia đầu tiên sở dụng Bagram như một đại bản doanh tại Afghanistan. Trong những năm 1980, Liên Xô cũng từng sử dụng Bagram như một sân bay quân sự và hậu cần chiến lược với đường băng dài tới 3.000m đủ khả năng tiếp nhận mọi loại máy bay của Liên Xô lúc đó.
Hình ảnh bên trong căn cứ quân sự Mỹ lớn nhất ở Afghanistan luôn hạn chế công bố với giới truyền thông quốc tế nhất là trong giai đoạn các chiến dịch quân sự của liên quân tại Afghanistan đang ở thời kỳ đỉnh điểm.
Trong ảnh là một nhân viên kỹ thuật đang bảo dưỡng một chiếc F-16C tại Bagram.
Quân đội Mỹ tái xây dựng lại Bagram từ năm 2006 với việc cải tạo lại đường băng do Liên Xô xây dựng cùng với đó là các khu phức hợp quân sự hổ trợ việc đóng quân lâu dài của Mỹ tại Afghanistan và biến nơi này một pháo đài bất khả xâm phạm.
Dù vậy không có nghĩa Bagram an toàn trước các đợt tấn công của Taliban, mặc dù Mỹ đã bảo hàng chục triệu USD để xây dựng hệ thống tường bê tông vành đai bảo vệ căn cứ này.
Hình ảnh căn cứ không quân Bagram nhìn từ trên cao với 2 đường băng chính, một do Liên Xô xây dựng và cái thứ hai được Mỹ xây mới vào năm 2006. Đến năm 2009, Mỹ tiếp tục chi 200 triệu USD để mở rộng Bagram.
Video đang HOT
Với quy mô của mình Bagram hoạt động như một thị trấn giữa vùng hoang mạc Afghanistan, tuy nhiên điều kiện sinh hoạt ở Bagram được binh sĩ Mỹ đóng quân tại đây mô tả là khá tệ.
Bagram cũng là một trong những căn cứ quân sự hiếm hoi của Mỹ tại nước ngoài được Tổng thống Mỹ Barack Obama ghé thăm nhiều lần trong suốt hai nhiệm kỳ của mình.
Tương lai của Bagram phụ thuộc khá nhiều vào kế hoạch rút quân của Mỹ khỏi Afghanistan. Trước đó vào năm 2015 Tổng thống Barack Obama cũng tuyên bố sẽ rút toàn bộ binh sĩ nước này khỏi Afghanistan vào cuối năm 2016 tuy nhiên kế hoạch này bị tạm hoãn cho đến cuối năm 2017.
Bagram còn được ví như nước Mỹ thu nhỏ ở Afghanistan và các binh sĩ đóng quân ở đây có thể mua mọi thứ như ở quê nhà từ những chiếc Hamburger từ một cửa hành Burger King cho đến những chiếc Pizza của Pizza Hut.
Các binh sĩ cũng có thể thư giãn với một tiệm cắt tóc được đặt ngay trong căn cứ.
Đời sống tinh thần của binh sĩ khá quan trọng đối với Quân đội Mỹ và họ luôn đáp ứng mọi nhu cầu được đề xuất tất nhiên nếu nó hợp lý. Trong ảnh là một binh sĩ Mỹ trong một cửa hành cho thuê đĩa phim bên trong căn cứ Bagram.
Một nhóm binh sĩ Mỹ chơi bóng ném bên trong một khu thể thao trong nhà.
Theo_Kiến Thức
Đột nhập căn cứ quân sự liên hợp Nga ở Bắc Cực
Khu căn cứ quân sự liên hợp "The Shamrock" của Quân đội Nga tại Bắc Cực đã sẵn sàng đi vào vận hành chỉ sau một thời gian ngắn xây dựng.
Theo Bộ Quốc phòng Nga, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu vừa có chuyến thăm chính thức đến "The Shamrock" - khu căn cứ quân sự
liên hợp lớn nhất của Nga tại cửa ngõ dẫn vào Bắc Cực nằm trên quần đảo Franz Joseph. Nguồn ảnh: Vadim Savitsky-Bộ Quốc phòng Nga
Quần đảo Franz Joseph có thể được xem là đảo tiền tiêu của Nga tại cửa ngõ Bắc Cực, nó nằm hoàn toàn biệt lập và các cư dân duy nhất trên quần đảo này là binh sĩ Nga. Trong ảnh là người đứng đầu "The Shamrock" đón tiếp Bộ trưởng Sergei Shoigu tại một sân bay dã chiến gần căn cứ quân sự này. Nguồn ảnh: Vadim Savitsky-Bộ Quốc phòng Nga
Được biết tổng diện tích của toàn bộ căn cứ "The Shamrock" lên tới 14.000 mét vuông với cùng với đó hàng chục km đường ống dẫn khí đốt và nhiên liệu phục vụ cho khu liên hợp này. Nguồn ảnh: Vadim Savitsky-Bộ Quốc phòng Nga
"The Shamrock" có thiết kế giống như tên gọi của nó (cỏ ba lá) với ba khu phức hợp chính được nối với nhau tạo thành một tổ hợp lớn nổi bật giữa vùng đất trắng xóa quanh năm bị băng tuyết bao phủ như trên Franz Joseph. Có một điều khá thú vị là "The Shamrock" được sơn theo màu quốc kỳ của nước Nga và nhìn từ trên cao nó giống như một lá cờ khủng lồ. Nguồn ảnh: Vadim Savitsky-Bộ Quốc phòng Nga
Hình ảnh bên trong trung tâm của tổ hợp chính thuộc "The Shamrock", hiện tại Hải quân Nga vẫn là đơn vị quản lý căn cứ quân sự này và nó được điều hành trực tiếp bởi Hạm đội Biển Bắc. Nguồn ảnh: Vadim Savitsky-Bộ Quốc phòng Nga
Khu liên hợp này được thiết kế dành cho 150 binh sĩ và sĩ quan thường trú tại đây trong vòng 18 tháng mà không cần tiếp tế. Thậm chí khi bị phá hủy hoàn toàn, "The Shamrock" vẫn có thể tiếp tục hoạt động thêm 16 tháng nữa. Nguồn ảnh: Vadim Savitsky-Bộ Quốc phòng Nga
Có một điều dễ dàng nhận thấy là mọi toàn nhà ở "The Shamrock" đều được xây dựng cách biệt hoàn toàn với mặt đất kể cả các đường ống dẫn nhiên liệu. Trong ảnh là một tòa nhà phụ thuộc tổ hợp trung tâm của "The Shamrock" nhưng vẫn chưa được xây dựng xong. Nguồn ảnh: Vadim Savitsky-Bộ Quốc phòng Nga
Hình ảnh khu căn-tin bên trong "The Shamrock". Nguồn ảnh: Vadim Savitsky-Bộ Quốc phòng Nga
Theo đại diện Bộ Quốc phòng Nga, về cơ bản "The Shamrock" đã gần như hoàn thiện và có thể đưa vào vận hành tất nhiên vẫn còn một số công trình phụ vẫn chưa được hoàn thành theo đúng tiến độ. Nguồn ảnh: Vadim Savitsky-Bộ Quốc phòng Nga
Để di chuyển giữa các tòa nhà chính là một hành lang dài được xây dựng nối tất cả các khu phức hợp lại với nhau hạn chế thấp nhất việc binh sĩ phải di chuyển ra môi trường bên ngoài. Nguồn ảnh: Vadim Savitsky-Bộ Quốc phòng Nga
Để vận hành "The Shamrock" cần tới một nguồn năng lượng không nhỏ, do đó căn cứ quân sự này còn duy trì một kho chứa nhiên liệu khá lớn không chỉ phục vụ cho nó mà còn cho các hoạt động quân sự khác của Nga tại Bắc Cực. Nguồn ảnh: Vadim Savitsky-Bộ Quốc phòng Nga
Trong ảnh là mẫu xe SUV Trekol - một trong những phương tiện di chuyển chủ yếu của Quân đội Nga tại Bắc Cực. Nguồn ảnh: Vadim Savitsky-Bộ Quốc phòng Nga
Toàn bộ tổ hợp chính của "The Shamrock" khi nhìn từ bên ngoài. Nguồn ảnh: Vadim Savitsky-Bộ Quốc phòng Nga
Và dù ở vùng cực xa xôi này nhu cầu về tín ngưỡng và tôn giáo của binh sĩ Nga cũng được đáp ứng. Nguồn ảnh: Vadim Savitsky-Bộ Quốc phòng Nga
Bộ trưởng Sergei Shoigu đến kiểm tra một trung tâm chỉ huy tác chiến bên trong "The Shamrock". Nguồn ảnh: Vadim Savitsky-Bộ Quốc phòng Nga
Do nằm gần vùng biên của Bắc Cực, trong tương lai "The Shamrock" sẽ là nơi khởi đầu của mọi chuyến tuần tra của Quân đội Nga tại các vùng lãnh thổ của nước này ở Bắc Cực. Nguồn ảnh: Vadim Savitsky-Bộ Quốc phòng Nga
Theo_Kiến Thức
14 kỷ lục về ngành đường sắt thế giới Báo Telegraph liệt kê một loạt các kỷ lục trong ngành đường sắt thế giới như tuyến hầm đường sắt dài nhất thế giới, mạng lưới đường sắt lớn nhất thế giới. Hầm đường sắt dài nhất thế giới thuộc về tuyến hầm đường sát Gotthard dài 57,1 km mới khai trương ngày 1/6/2016. Đây là một kỷ lục mới xác lập trong...