“Đột nhập” căn cứ của dàn máy bay ném bom khổng lồ Nga
Engel”s là căn cứ quân sự chiến lược ở Nga, nằm cách Saratov 14km. Engel”s hiện là nơi đóng quân của 2 Trung đoàn không quân ném bom cận vệ 184 và 121 trang bị máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS và Tu-160. Ngoài ra, còn có một số lượng nhỏ máy bay ném bom Tu-22M3 và máy bay vận tải Il-62.
Engel”s là căn cứ quân sự chiến lược ở Nga.
Engel’s có đường băng dài đến 3.500m cùng 10 khu vực đỗ cho máy bay, đủ sức chứa mọi loại máy bay lớn nhỏ của Không quân Nga.
Các nhân viên kĩ thuật căn cứ trước giờ chuẩn bị cho chuyến baymáy bay ném bom chiến lược Tu-95MS.
Tại căn cứ Engel’s đang duy trì khoảng 20 chiếc Tu-95MS cho hoạt động huấn luyện chiến đấu.
Để nâng cả máy bay có trọng lượng cất cánh tối đa 188 tấn, nhà thiết kế Tupolev đã trang bị cho Tu-95 4 động cơ NK-12MV lắp cánh quạt kép quay ngược chiều nhau cho tốc độ 925km/h ngang ngửa máy bay ném bom phản lực, tầm bay 15.000km.
Video đang HOT
Tu-95 có thể mang tới 15 tấn vũ khí trong khoang thân gồm bom và các loại tên lửa hành trình không đối đất/đối hải tầm xa như Kh-20, Kh-22, Kh-26 và Kh-55.
Trực thăng vận tải Mi-26 xuất hiện tại căn cứ.
Xạ thủ đuôi máy bay ném bom Tu-95MS chuẩn bị cho chuyến bay dài. Trên Tu-95MS vẫn duy trì ụ pháo đuôi để phòng thủ chống máy bay tiêm kích truy đuổi phía sau.
Buồng lái máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS tại căn cứ.
Máy bay ném bom chiến lược Tu-160lăn bánh trên đường băng căn cứ Engel’s.
Ở căn cứ Engel’s có khoảng 14 chiếc Tu-160 – đây có lẽ là căn cứ chính của loại máy bay ném bom siêu âm nhanh nhất thế giới này.
Tu-160 được thiết kế với 2 khoang vũ khí trong thân chứa tổng cộng 40 tấn bom, tên lửa. Trong kho vũ khí của Tu-160 đáng lưu ý là có tên lửa hành trình đối đất tầm siêu xa Kh-55 đạt tầm bắn 2.500-3.000km.
Các cán bộ kĩ thuật phụ trách kiểm tra, bảo dưỡng chiếc Tu-160.
Kiểm tra động cơ phản lực NK-32 – Tu-160 được trang bị 4 động cơ loại này cho phép đạt tốc độ 2.220km/h. Đây tiếp tục là một kỷ lục của Tu-160, máy bay ném bom hạng nặng nhanh nhất thế giới (vượt xa máy bay ném bom siêu âm B-1B của Mỹ).
Ngoài Tu-160 và Tu-95MS, tại căn cứ Engel’s, Nga còn duy trì một số máy bay huấn luyện phi công ném bom Tu-134UBL.
Thi thoảng, tại căn cứ cũng có sự xuất hiện của máy bay vận tải khổng lồ Il-76.
Theo Kiến Thức
Trung Quốc điều oanh tạc cơ H-6K tới Nam Kinh làm gì?
Trung Quốc đã triển khai máy bay ném bom chiến lược H-6K tới Quân khu Nam Kinh tại vùng bờ biển Đông Nam sát gần không phận của Đài Loan.
Trung Quốc đã triển khai máy bay ném bom chiến lược H-6K tới Quân khu Nam Kinh tại vùng bờ biển Đông Nam sát gần không phận của Đài Loan.
Cụ thể, Không quân Trung Quốc đã hoàn thành đợt tập trận bay tầm xa đầu tiên trên vùng biển Tây Thái Bình Dương bằng các máy bay ném bom chiến lược H-6K vào cuối tháng 3/2015.
Hoạt động này của Trung Quốc diễn ra ngay cả khi phía Bắc Kinh và Đài Bắc đang không ngừng mở rộng giao lưu kinh tế. Song phía Trung Quốc đã tiếp tục điều các máy bay ném bom kiểu mới tới các đơn vị không quân đóng tại Quân khu Nam Kinh, bao gồm các tỉnh An Huy, Giang Tô, Chiết Giang, Giang Tây và Phúc Kiến, kể từ sau khi ông Mã Anh Cửu được bầu làm Chủ tịch Đài Loan vào năm 2008.
Máy bay ném bom tầm xa H-6 của Trung Quốc.
Theo Tạp chí Quốc phòng Khán Hòa tại Canada cho hay, trong số 3 máy bay ném bom H-6K thuộc các sư đoàn của KQ Trung Quốc triển khai mới đây, có máy bay xuất phát từ Sư đoàn máy bay ném bom số 10 ở căn cứ không quân An Khánh thuộc tỉnh An Huy. Đây cũng là căn cứ đã nhận được loại máy bay H-6K khá sớm. Vào năm 2013, căn cứ không quân này đã bắt đầu được cải tạo lại. Hiện đây cũng là sân bay duy nhất có các cơ sở vũ khí dưới lòng đất ở Trung Quốc.
Điều đáng nói, An Khánh chỉ cách Đài Loan khoảng 700 km và đảo Okinawa của Nhật Bản khoảng 1.100 km. Giới phân tích nhận định, với bán kính chiến đấu 3.500 km, các máy bay ném bom H-6K khi triển khai tới Quân khu Nam Kinh sẽ có thể tấn công các mục tiêu ở Đài Loan và Okinawa nếu có bất kỳ cuộc xung đột tiềm năng nào diễn ra trên eo biển Đài Loan hoặc vùng biển phía Đông Trung Quốc. Không những thế, H-6K còn được cho có thể bắn các tên lửa hành trình CJ-10 với một phạm vi tấn công xa 1.500-2.000 km.
Một số nguồn tin cho biết, Trung Quốc đang phát triển loại máy bay ném bom chiến lược mới hứa hẹn phạm vi hoạt động 12.070 km nhằm thay thế cho H-6K.
Văn Biên
Theo_Kiến Thức
"Soi" vũ khí trên tàu hộ tống Buyan của Nga Tàu hộ tống Dự án 21360 Buyan được trang bị hệ thống vũ khí khá mạnh, cho khả năng tác chiến hiệu quả tại các khu vực nước nông ở vùng biển Caspian. Arms-expo đưa tin, tàu hộ tống Dự án 21360 Buyan mang tên Makhachkala là chiếc thứ 3 của đề án được tăng cường cho đội tàu Caspian nhằm nâng cao...