Đột kích quán karaoke giải thoát cô gái bị ép kích dục
Sau nhiều lần đến kiểm tra nhưng quán karaoke, nơi có cô gái kêu cứu vì bị ép kích dục cho khách, luôn đóng cửa, trưa 10/7, Công an tỉnh Bình Định đã đột kích vào trong giải thoát cho 11 cô gái.
Trước đó, ngày 9/7, Công an Bình Định nhận được điện thoại cầu cứu của Linh (20 tuổi, ngụ Cần Thơ) với nội dung đang bị ép bán dâm tại quán Karaoke Ngọc Bích (thị trấn Tuy Phước). Ngay lập tức lực lượng chức năng đã đến kiểm tra nhiều lần nhưng quán karaoke này luôn cửa đóng then cài đến 3 lớp như nhà vắng chủ.
Những nữ tiếp viên trong quán karaoke kích dục. Ảnh: Danh Toại
Khoảng 12h ngày 10/7, hơn 20 trinh sát Công an Bình Định phối hợp với Công an huyện Tuy Phước bất ngờ đột kích quán Karaoke Ngọc Bích. Tại căn phòng tối và ẩm thấp có 11 nữ tiếp viên của quán đang trú ngụ, trong đó có Linh.
Video đang HOT
Làm việc với cơ quan điều tra, Linh cho biết 2 tháng trước được bạn bè rủ ra đây để xin việc làm, công việc chủ yếu là bưng bê, phục vụ các quán ăn. Tuy nhiên từ khi vào quán karaoke Ngọc Bích, cô liên tục bị ép kích dục cho khách và bị ngược đãi. Nhiều lần Linh xin về nhưng chủ quán không cho, canh giữ gắt gao nên cô không thể bỏ trốn.
Vụ việc đang được điều tra, làm rõ.
Theo VNE
'Cơ sở ngược đãi' bị phát hiện hàng loạt sai phạm
Sau 4 ngày bị bắt giam với cáo buộc Giữ người trái pháp luật, ông Phong còn bị thanh tra toàn diện cơ sở gỗ được cho là "ngược đãi" công nhân với hàng loạt sai phạm.
Cơ sở sản xuất đồ gỗ của ông Phong bị phát hiện hàng loạt sai phạm. Ảnh: Nguyệt Triều.
Ngày 8/7, ông Nguyễn Công Danh - Chánh thanh tra huyện Dầu Tiếng (Bình Dương) cho biết đã phát hiện hàng loạt sai phạm sau khi thanh tra toàn diện "cơ sở ngược đãi" tại ấp Cà Tong, xã Thanh An do ông Trần Tấn Phong (51 tuổi) làm chủ. Đây cũng là nơi xảy ra vụ "đào thoát" chết người của công nhân Sơn Bồ Rót (25 tuổi, ngụ Sóc Trăng) vì không chịu nổi môi trường làm việc khắc nghiệt.
Theo kết quả thanh tra, ngoài việc có nộp thuế, các hoạt động khác của cơ sở gỗ Tấn Phong như: hợp đồng lao động, thang bảng lương, giờ giấc làm việc... cho công nhân đều có những sai phạm nghiêm trọng. Trong năm 2012 ông Phong thuê 10 lao động bằng việc ký kết các bộ hồ sơ ảo. Tuy nhiên, những người này sau đó đều đã bỏ trốn khỏi xưởng gỗ vì không chịu được cảnh giam hãm, hà khắc và được người dân cứu giúp.
Riêng trong 6 tháng của năm 2013, ông Phong thuê 6 lao động khác nhưng không được ký kết hợp đồng, trong số đó có anh Sơn Bồ Rót. Những công nhân này đều không được chủ đăng ký tạm trú tại địa phương trong suốt thời gian làm việc. Việc tuyển dụng được ông Phong khai nhận trước đó là thông qua một số người môi giới thường xuyên cung cấp lao động là người Kh'mer. Khi vào làm việc họ phải gánh món nợ mà ông Phong trả cho môi giới, bị chủ thu giữ giấy tờ tùy thân, điện thoại di động, nhốt vào ban đêm cho đến ngày làm việc hôm sau.
"Chúng tôi đang hoàn chỉnh kết luận để đề nghị mức xử lý đối với cơ sở này và chuyển cho cơ quan điều tra củng cố hồ sơ vụ án", ông Danh nói.
Ông Phong bị bắt vì có hành vi Giữ người trái pháp luật hôm 4/7. Ảnh: Nguyệt Triều
Về việc xuất hiện nhiều tờ rơi cho rằng "ông Phong là người tốt và đang bị oan" gây xôn xao dư luận địa phương, bước đầu Đảng ủy xã Thanh An cho biết một trong những nguồn phát tán là do ông Lê Đại Lượng, Trưởng công an xã. Giải trình về hành vi của mình, ông Lượng thừa nhận đã mang những tờ rơi đưa cho đại biểu tại cuộc họp tổng kết 6 tháng HĐND xã. Ông này cho rằng "thấy lính lấy trên mạng đọc thấy hay hay nên đem vào đưa cho mọi người kham khảo, sau đó được nhiều người phát tán cho người dân đọc". Sau vụ việc này, người dân bày tỏ bức xúc, khiến công an xã phối hợp cùng Công an huyện Dầu Tiếng phải tổ chức họp mặt lắng nghe ý kiến quần chúng.
Thiếu tá Hồ Văn Dũng, Phó Công an huyện Dầu Tiếng cho biết, về động cơ phát tán tờ rơi và bài báo có nội dung bóp méo sự thật, bênh vực ông Phong, cơ quan điều tra đang củng cố thêm chứng cứ để xem xét xử lý. "Những thông tin này đã gây hoang mang dư luận và làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự tại địa phương. Cơ quan an ninh điều tra đang tiếp tục làm rõ", ông Dũng cho hay.
Theo VNE
Chủ 'cơ sở ngược đãi' bị bắt Ông Phong được cho là có dấu hiệu Giữ người trái pháp luật khi cơ quan điều tra xác định hàng chục công nhân làm việc trong xưởng gỗ của ông này có cuộc sống "như tù binh". Ngày 4/7, Công an huyện Dầu Tiếng (Bình Dương) đã bắt giam ông Trần Tấn Phong (51 tuổi, chủ cơ sở gỗ Tấn Phong ở...