Đốt chết 3 người thân: Nỗi đau được sống
Trần Đình Điệp luôn tránh ống kính PV (ảnh: Tiền Phong)
“Đừng lừa em nữa, con em chết rồi, cháu về báo cho em đấy!”… Những đứa trẻ vô tội chết đi vì mâu thuẫn và sự ngu ngốc và tàn ác của người lớn.
Sảnh trước phòng cấp cứu Viện Bỏng Quốc gia 6h tối, hai người phụ nữ cuống quýt đổi chiếc áo người nhà bệnh nhân cho nhau. Những ngày buồn bã này, mẹ và những chị em gái của Luyến (người vợ trong vụ đốt 6 người trong gia đình) thay nhau thường xuyên túc trực bên giường bệnh. Bị bỏng 26% cơ thể khiến mái tóc chị không còn một sợi, chân tay treo lủng lẳng để tránh thêm trầy xước. Viện Bỏng Quốc gia chẳng thiếu gì bệnh nhân bỏng nặng như chị, có khi còn nghiêm trọng hơn. Nhưng có lẽ những ai chứng kiến sự việc đau lòng này mới thấu hiểu được vết thương sâu nhất, nỗi bất hạnh khủng khiếp nhất của gia đình chị chẳng phải là những vết bỏng cháy đen, tróc lở, lâu lành mà chính là được sống sót lại trên cõi đời.
Đám tang bất hạnh
Đến bây giờ, chị Nguyễn Thị Xuyến (chị gái của Luyến) vẫn còn bàng hoàng sau mọi chuyện khủng khiếp vừa xảy ra. Tối hôm trước vụ tai nạn, ba mẹ con chị Luyến vẫn còn sang nhà bác Xuyến chơi và ngủ lại, ấy thế mà “đùng một cái” chị đã vĩnh viễn mất đi hai đứa cháu nhỏ. Gặp chị Xuyến sau đám tang của hai cháu Ngọc và Huyền, người phụ nữ nhỏ bé chẳng còn sức đâu mà khóc nổi. Vừa dự đám tang xong chị vội vã lên Hà Nội thay ca chăm sóc chị Luyến cho chị Hồng (em gái chị Luyến). Trong góc tối của hành lang bệnh viện, chị xót xa kể về đám tang đau đớn của hai đứa trẻ, bản thân chị cũng chỉ được đứng từ xa để nhìn.
Ngày 18/3 bé Huyền qua đời do ngừng tim, không lâu sai đó ông Trần Định Hậu cũng qua đời do bị bỏng đường hô hấp quá nặng. Hai ông cháu được đưa về ngôi nhà nơi xảy ra vụ cháy. Đám tang của Huyền được tổ chức chóng vánh chưa đến một ngày. Mấy người hàng xóm xì xào, trước ngày xảy ra vụ cháy không lâu ông Hậu đã kịp ra nghĩa trang nhận cho mình phần đất hậu sự vì cảm thấy sức khỏe đã quá tàn tạ do chứng bệnh xơ gan cổ chướng, coi như người ông đã được yên nghỉ. Thi hài của cháu bé 4 tuổi cao 1 mét vẫn quấn cùng với lớp băng trên người được khâm liệm vào một chiếc áo quan bị chật. Từ hôm xảy ra sự việc, gia đình hai bên nội ngoại vẫn hục hặc với nhau, đám tang được gia đình bên nội đứng ra tổ chức nên chị Xuyến chỉ được nhìn cháu mình lần cuối từ xa, mà ngất lịm đi vì xót xa đứt ruột. Bé nằm co quắp cho vừa hậu sự đóng vội từ ván cốp pha, da thịt đã bong ra nhiều lớp.
Bé Ngọc qua đời sau đúng 2 hôm, vì qua đời ở bệnh viện nên xe cứu thương Viện Bỏng Quốc gia chở em ra thẳng nghĩa trang. Chiếc áo quan mỏng manh, thi hài bé Ngọc được chôn cạnh phần mộ của ông Hậu, bé Huyền nằm cách đó một quãng lẻ loi hơn. Người bố đã bị tạm giam, bà nội đang nằm ở bệnh viện, chị Luyến còn chưa biết đến cái chết của con. Hai hình hài bé nhỏ về với đất thiệt thòi. Ngọc và Huyền được thờ chung, bàn thờ được đặt trên một chiếc bàn nhựa cũ, không có một tấm chân dung nào. người thân và láng giềng cũng khóc thương cho số phận hai đứa trẻ tội nghiệp. Đám tang chóng vánh qua đi, ai về nhà nấy, căn nhà với bàn thờ ba ông cháu lại trở nên lạnh ngắt.
Video đang HOT
Chị Xuyến tính rằng, vài hôm nữa nguôi ngoai, chị sẽ cùng các anh chị em ra mộ hai cháu thắp hương. Bây giờ mẹ con chị Xuyến vẫn cố gắng túc trực ở bệnh viện động viên Luyến vượt qua giai đoạn khó khăn nhất. Chị Luyến đã tỉnh táo trở lại, ngoại trừ đôi mắt nhấp nháy được, toàn thân chị vẫn chưa thể cử động. Cả ngày chỉ đòi uống nước, cơm ăn miếng nào lại nôn ra miếng đấy. Cả nhà vẫn động viên chị Luyến cố ăn để về nuôi con, vẫn giấu chị về sự ra đi của hai đứa trẻ. Nhưng có lẽ chẳng thể giấu giếm nổi sự nhạy cảm của người mẹ. Từ lúc tỉnh táo lại đôi mắt của chị lúc nào cũng ngấn lệ, thỉnh thoảng chị mới nói hắt ra: Đừng lừa em nữa, con em chết rồi, cháu về báo cho em đấy!…
Đau lòng người được sống
Xã Hồng Thái, huyện An Dương, Hải Phòng mấy ngày nay trở nên yên ắng, sự việc khủng khiếp xảy ra khiến cho mỗi một người dân đều cảm thấy bàng hoàng, ái ngại. Từ ngày chị Luyến sinh cháu Huyền, mâu thuẫn với bố mẹ chồng bắt đầu xảy ra vì lý do con dâu không đẻ được cháu trai để nối dõi tông đường. Những người hàng xóm đã chứng kiến không biết bao nhiêu vụ cãi vã, to tiếng từ căn nhà nhỏ. Chị Luyến và hai đứa trẻ đã thiếu thốn về vật chất lại còn bị hành hạ về tinh thần và thể xác. Chị Xuyến ngậm ngùi kể lại hết lần này đến lượt khác phải đưa em gái vào bệnh viện điều trị vết thương do nhà chồng gây ra. Ruộng rau muống trước nhà là nơi chứng kiến mẹ con chị Luyến bị đánh vùi xuống đó. Chị nói giá như Huyền là con trai thì chị Luyến đỡ khổ, cháu chị cũng không phải chịu sự ghét bỏ của gia đình bên nội vốn là những người nặng nề về tục con trai – con gái. Mâu thuẫn gia đình quá lớn, người ông thì nghiện rượu sinh ra đánh đập con dâu, anh Điệp cũng đã có lần quẫn trí uống thuốc sâu tự vãn.
Chị Xuyến đã không ít lần giục em gái mình từ bỏ gia đình mà chị đã từng xem đó là may mắn khi có được. Dù cho mẹ con chị có phải chịu đói khổ, thiếu thốn. Với đồng lương công nhân ít ỏi, chị Luyến phải đi làm từ sáng đến 11h đêm mới về. Không có đủ tiền cho cả Ngọc và Huyền đi mẫu giáo, chị đành gửi hai cháu ở nhà trẻ tư cho bà Phạm Thị Đoan trông giúp, mỗi tháng tiền gửi cả hai cháu hết 450 nghìn. Mâu thuẫn là do người lớn gây ra, cuối cùng chỉ những đứa trẻ là phải chịu khổ. Chị Xuyến thương hai cháu Ngọc và Huyền nhất vì từ khi còn sống chưa bao giờ được đầy đủ như những đứa trẻ khác. Đã 5,6 tuổi cũng chưa từng được chụp một tấm hình nào, khi chết các cháu chỉ có một cái tên được viết nguệch ngoạc.
Gia đình 6 người còn lại 3, một người nằm bất động trên giường bệnh, một người ở tù và người mẹ chồng đang thu mình không muốn tiếp xúc với bất kì ai sau tai họa gia đình, hai đứa trẻ là mối rằng buộc tình cảm vợ chồng anh Điệp chị Luyến đã chết, bây giờ dù có trở về ba con người ngày cũng chẳng thể sống được cùng nhau. Có lẽ giờ này anh Điệp, người hất xăng gây ra vụ cháy đang dằn vặt lương tâm mình vì gây ra cái chết thương tâm cho hai con gái mà anh ta sinh ra. Chị Luyến mới tỉnh lại, ú ớ gọi con và khóc. Những đứa trẻ vô tội chết đi vì mâu thuẫn và sự ngu ngốc và tàn ác của người lớn. Chị Xuyến thở dài đau đớn, giá như bỏ đi từ đầu giờ chị vẫn còn nguyên hai đứa cháu.
“Tội” không biết đẻ
Theo lời chị Xuyến kể, ở quê chị gia đình nào không có con trai hoặc chưa đẻ được con trai là ngay lập tức có lời ra tiếng vào. Người thân, gia đình, bạn bè cho tớ hàng xóm láng giềng mỗi người một câu, nhao nhao vun vào cho nhau vài ba lời nhiếc móc, khinh bỉ, coi thường cái bệnh “không biết đẻ”. Bản thân gia đình chị cũng có tới 6 người con: 5 cô con gái và một cậu con trai năm nay mới lên lớp 8 vì cố cho được một thằng con trai làm “mát mặt dòng họ”. Cũng như mẹ mình, chị Luyến sau khi sinh cháu Huyền cũng xác định rằng sẽ sinh thêm con cho đến khi có được một thằng cu nối dõi. Bố mẹ chồng ra lời thúc giục con dâu nhưng không biết rằng khi sinh Huyền bị rách tử cung, muốn có con lại cũng là một khó khăn.
Đã nghèo gia đình chị cứ rơi vào vòng luẩn quẩn của hủ tục sinh con trai – con gái. Đành rằng những đứa trẻ sinh ra được đi học đầy đủ, có cuộc sống lành mạnh nhưng với đồng lương công nhân của bố mẹ và đủ thứ tiền chi tiêu nuôi sống gia đình, chúng đâu có được học hành. Mẹ chị Luyến sinh ra 6 người con, chỉ có chị Hồng và cậu em út được đi học, còn lại cứ học hết lớp 3, lớp 4 là nghỉ học đi làm. Cái xóm nhỏ của chị các gia đình hầu hết đông con, “thi nhau” nghỉ học giữa chừng và quẩn quanh cũng chỉ có cái nghề đóng giày da và làm cốp pha chẳng đủ nuôi nổi gia đình. Có lẽ chị Luyến là mọt người thiếu may mắn nhất trong tất cả những người phụ nữ xã Hồng Thái khi rơi vào bi kịch gia đình khủng khiếp.
Vụ việc cũng là lời cảnh tỉnh cho tất cả những gai đình đang chịu sự chi phối nặng nề của hủ tục con trai nối dõi. Sinh thêm một người con trai nối dõi mà lại không được học hành đến nơi đến chốn, nhận thức kém thì có thể đó cũng là một mối họa cho gia đình và xã hội. Tiếc thay, ở một xã thuộc thành phố Cảng không thể nói là quá lạc hậu mà còn những hủ tục tồn tại đến bây giờ. Đáng buồn hơn, những mâu thuẫn xảy ra ở những gai đình như nhà chị Luyến mà chưa thấy sự tác động, can thiệp hiệu quả của chính quyền và các đoàn thể ở cơ sở.
Trong vòng hơn một tháng, dư luận chưa kịp hết bàng hoàng với cụ cha tẩm xăng đốt con gái đúng ngày Valentine ở Hải Phòng lại xảy ra vụ án thương tâm đốt 6 người trong gia đình. Hai cháu bé ngọc và Huyền và người ông (ông Hậu) đã tử vong vì bỏng sâu không thể cứu chữa. Gia đình 6 người sót lại 3, mỗi đau không thể nào nói hết.
Một cán bộ Công an TP Hải Phòng cho biết nếu xác định rõ ông hậu là thủ phạm tưới xăng đốt cả nhà thì theo quy định thủ phạm đã chết, sẽ khép lại hồ sơ vụ án, không tiếp tục truy cứu hình sự. Khi ấy, nhiều người đặt nghi vấn thủ phạm là anh con trai chứ không phải ông Hậu. Bởi, người chủ động hất xăng sẽ là người có tỉ lệ bỏng ít nhất.
Sau khi xác định rõ đối tượng gây ra vụ án, chiều 22/3/2013, Công an TP Hải Phòng đã khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Điệp để điều tra về hành vi giết người.
Đủ nỗi lo lắng và đau buồn, gia đình chị Luyến còn phải đối mặt với khoản viện phí vài trăm triệu. Đến nay mẹ chị Luyến và 5 chị em gái đã phải cắm xe máy và vay nặng lãi một khoản tiền lớn để lo chi phí điều trị.
Theo 24h
Đốt cả nhà vì sinh 1 bề: Báo động sự kỳ thị
Vụ việc đau lòng tại thôn Xích Thổ, xã Hồng Thái, huyện An Dương, Hải Phòng ngày 17/3 như hồi chuông báo động về sự kỳ thị đối với phụ nữ và trẻ em gái đang diễn ra phổ biến...
"Lời nói đọi máu"
"Tôi đã sinh được 3 đứa con gái và phá thai 4 lần vì thai nhi vẫn là gái. Chồng tôi không cho tôi dùng bất cứ biện pháp tránh thai nào. Mẹ chồng tôi bắt tôi uống rất nhiều thuốc Nam, thuốc Bắc theo lời chỉ dẫn của các ông lang để sinh bằng được con trai. Mỗi khi dự đám cưới, đám giỗ về là chồng tôi lại đánh đập, mắng chửi tôi và 3 đứa con gái, chỉ vì chồng tôi bị giễu cợt "kém cỏi" - chị Nguyễn Thị May (Quế Võ, Bắc Ninh) cho biết.
Không chỉ oán hận chồng và gia đình chồng, chị May còn bức xúc việc mọi người buông lời chọc ghẹo việc sinh con gái của chị, chỉ vì những lời nói đó mà chồng chị đánh đập vợ con và càng cay cú hơn trong việc ép vợ sinh bằng được con trai.
Cháu bé bị đốt cháy đêm 17/3 tại An Dương, Hải Phòng, đang trong tình trạng nguy kịch.
Dự thảo nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế mà Bộ Y tế đang lấy ý kiến đóng góp có điều khoản "Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 - 1.000.000 đồng đối với hành vi có lời nói hoặc hành động xúc phạm danh dự, nhân phẩm người sinh toàn con trai hoặc sinh toàn con gái". Rất nhiều ý kiến cho rằng, điều này là khó khả thi, khó thực hiện vì "lời nói gió bay", nhưng ông Nguyễn Văn Tân - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình cho rằng, đây là cảnh cáo nghiêm khắc đối với những lời nói "gây hậu quả nghiêm trọng".
"Nhiều người cho rằng, việc chế giễu những người sinh con gái một bề là "kém cỏi", "không phải đàn ông đích thực", "không biết đẻ" và những sự phân biệt kỳ thị như "người sinh con gái ngồi chiếu dưới"... chỉ là đùa vui chốc lát. Nhưng thực tế, chính những lời nói này gây nên tâm lý bất ổn cho người sinh con một bề là gái, đàn ông có thể bị chế giễu mà về đánh đập vợ, ép vợ sinh con, phụ nữ vì bị miệt thị, bị chồng dồn ép mà sinh ra chán đời, phẫn uất. Đồng thời, những lời nói càng khoét sâu sự kỳ thị giới.
Đã có rất nhiều tội ác xuất phát từ tư tưởng trọng nam khinh nữ, mà khởi đầu chỉ vì bị cười chê vì "xây nhà tình nghĩa". Đó chính là những "lời nói đọi máu", cần phải bị trừng phạt" - ông Tân cho biết.
Sinh được con trai mới là... đàn ông
Trung tâm Nghiên cứu môi trường, sức khỏe và dân số CREGPA và Viện Nghiên cứu phát triển xã hội ISDS đã thực hiện nghiên cứu về giới, nam tính và sự ưa thích con trai ở Việt Nam trên 1.400 nam giới tại 2 tỉnh Hưng Yên và Cần Thơ năm 2011 (2/3 sống ở nông thôn). Kết quả cho thấy, sự ưa thích con trai vẫn tồn tại "đậm đặc" trong xã hội Việt Nam.
4% nam giới được hỏi cho biết vợ không đẻ được con trai là lý do chính đáng để người chồng và gia đình chồng ép buộc ly hôn, 2,2% cho biết cần phá thai nếu mang thai là gái. Thậm chí có đến 2,5% cho biết: "Vợ chồng có lý do chính đáng khi cho con gái đi làm con nuôi".
74% người được hỏi cho biết việc có ít nhất 1 con trai là quan trọng. Lý do có con trai là để thờ cúng tổ tiên (69%) và chăm sóc cha mẹ già (49%). Đáng lưu ý có đến 41% đàn ông khẳng định "là cha của bé trai chứng tỏ là một người đàn ông thực thụ", khiến anh ta oai vệ hơn, có uy tín hơn trong cộng đồng... Ngược lại, nam giới và phụ nữ không có con trai thường phải chịu áp lực rất lớn từ gia đình và phải chịu đựng sự mỉa mai, trêu chọc và xúc phạm của cộng đồng.
"Khi cho rằng có ít nhất 1 con trai là rất quan trọng, đàn ông sẽ làm đủ mọi cách để ép vợ sinh con trai như đánh đập, mạt sát vợ vì "tội" sinh con gái, ép vợ sinh thêm con, ép vợ phá thai nếu thai nhi là gái, "gửi" con trai chỗ khác hoặc ép vợ ly hôn. Không chỉ chồng mà các thành viên gia đình nhà chồng cũng hùa vào để ép buộc, hành hạ người phụ nữ" - TS Khuất Thu Hồng - Viện trưởng ISDS cho biết.
Theo nghiên cứu, 13% nam giới đổ lỗi cho phụ nữ vì giới tính của con. Có đến 10% đàn ông thấy bất hạnh nếu không có con trai, 10,3% cho rằng không có con trai là do nghiệp chướng, do ăn ở không có luân lý đạo đức.
Theo 24h
Hất xăng thiêu cả nhà: Tình tiết bất ngờ Chiều 20/3, thượng tá Phạm Duy Diên, Chánh Văn phòng kiêm người phát ngôn CATP Hải Phòng cho biết, cơ quan công an sau khi điều tra, đã khẳng định kẻ tưới can xăng thiêu sống cả gia đình làm 6 người thương vong chính là Trần Đình Điệp. Sáng 20/3, ông Trần Đình Hậu đã tử vong vì bị bỏng quá nặng....